tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Có cần thiết?

  • Cập nhật : 20/08/2015

(Tin kinh te)

Vận hành Quỹ Bình ổn giá xăng dầu trong thực tế đang gây bức xúc cho người tiêu dùng bởi chính nó làm nhiễu loạn thị trường

Trước nhiều góp ý của giới chuyên gia, Bộ Công Thương khi xây dựng và phê duyệt Nghị định số 83/2014 vẫn quyết định kế thừa công cụ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu (BOG) trong điều hành giá xăng dầu từ nghị định trước.

Tuy nhiên, một điểm khác là nghị định mới không cho phép doanh nghiệp (DN) đầu mối tự giữ Quỹ BOG nhằm tránh tình trạng lợi dụng quỹ làm lợi riêng.

 
nguoi dan khong can giu ho tien!

Người dân không cần giữ hộ tiền!

Nghị định 83/2014 quy định rõ DN không được phép giữ Quỹ BOG như trước mà phải hạch toán và theo dõi riêng bằng tài khoản tiền gửi ở một ngân hàng thương mại, nơi DN có giao dịch. DN là chủ tài khoản và thực hiện các thủ tục giao dịch, đồng thời phải công khai toàn bộ thông tin về số dư quỹ này.

Theo ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, phần lãi phát sinh trên số dư Quỹ BOG được gửi ở ngân hàng sẽ cộng trực tiếp vào quỹ, giúp tăng nguồn quỹ. Trong trường hợp quỹ âm, phần âm sẽ bị ngân hàng tính lãi và sau này phải hoàn lại ngân hàng cả gốc lẫn lãi.

quy binh on gia xang dau thuc chat khong tang them loi ich cho nguoi tieu dung hoa do: fuong anhquy binh on gia xang dau thuc chat khong tang them loi ich cho nguoi tieu dung hoa do: fuong anh

Quỹ bình ổn giá xăng dầu thực chất không tăng thêm lợi ích cho người tiêu dùng Họa đồ: FƯƠNG ANHQuỹ bình ổn giá xăng dầu thực chất không tăng thêm lợi ích cho người tiêu dùng Họa đồ: FƯƠNG ANH

Như vậy, nếu điều hành xăng dầu làm cho Quỹ BOG dương thông qua duy trì trích lập quỹ, quỹ được tăng thêm phần lãi suất thì bản thân người tiêu dùng cũng phải mua xăng đắt thêm so với thực tế (hiện nay là 300 đồng/lít). Còn nếu Quỹ BOG bị âm thì việc chi sử dụng quỹ sẽ phải gánh thêm phần lãi suất. Xét cho cùng, phần này sẽ bị tính vào giá xăng.

Theo các chuyên gia, Nghị định 83/2014 với cách điều hành linh hoạt hơn sẽ hiếm có trường hợp quỹ xăng dầu rơi vào trạng thái âm. Do đó, lo lắng về việc phải gánh thêm lãi phần âm quỹ là không lớn.

Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn phản đối việc sử dụng Quỹ BOG, bởi lẽ, nếu chưa kể đến khả năng bị lạm dụng để hưởng lợi hoặc đầu tư cho các hoạt động ngoài ngành thì về bản chất, Quỹ BOG không tăng thêm bất cứ lợi ích nào cho người tiêu dùng. “Nếu hỏi người dân thì chắc chắn họ không đồng tình với việc mỗi ngày đi chợ, nếu mua được hàng giá rẻ thì mang tiền dư của mình đưa cho “ông hàng xóm” nào đó giữ hộ, đến hôm giá đắt thì sang nhà “ông hàng xóm” xin lại tiền bù vào. Quỹ BOG về bản chất cũng giống như vậy nên nó hoàn toàn không cần thiết” - một chuyên gia từng hoạt động trong Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam ví von.

Thực tế, với định hướng đưa mặt hàng xăng dầu về hoạt động đúng cơ chế và diễn biến thị trường thì người tiêu dùng hoàn toàn chấp nhận nhịp điệu giá biến động theo thế giới mà không cần bất cứ công cụ nào mang danh nghĩa “giúp” họ cả.

Trích lập quá cứng nhắc

Thậm chí, ngay trong trường hợp để Quỹ BOG được tồn tại đúng với ý nghĩa của nó thì việc vận hành trong thực tế vẫn để lộ nhiều điểm bất ổn.

Có thể diễn giải nguyên lý trích lập và sử dụng Quỹ BOG như sau: khi giá xăng dầu thế giới giảm thấp thì nhà nước tranh thủ trích lập quỹ vào giá xăng với mục đích “để dành” nhằm ứng phó với chu kỳ giá cao. Đến khi giá xăng dầu thế giới tăng cao, giá trong nước buộc phải điều chỉnh tăng theo thì sẽ có nguồn quỹ dự trữ giúp giá không bị tăng sốc.

Lý thuyết là thế nhưng quá trình vận dụng không linh hoạt đã dẫn đến nhiều kỳ điều hành giá rất phi lý. Thực tế này đã tồn tại nhiều năm qua và được Kiểm toán Nhà nước chỉ ra trong báo cáo kiểm toán năm 2014, công bố đầu tháng 7-2015. Theo đó, báo cáo nêu đầu năm 2011, chính sách điều hành giá bán xăng dầu và các quyết định trích, sử dụng Quỹ BOG chưa phù hợp, không bảo đảm mục tiêu BOG, làm chỉ số giá tiêu dùng tăng cao, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống an sinh xã hội. Cụ thể, chính sách điều hành đã ghìm giữ giá xăng dầu quá thấp so với giá xăng dầu thế giới trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, Quỹ BOG đã bị sử dụng quá đà, không còn nguồn bù đắp phải điều chỉnh tăng giá xăng dầu cao…

Ngay thời điểm hiện tại, số dư quỹ đến hết quý II/2015 còn khoảng 1.800 tỉ đồng và đã dừng xả quỹ trong một số kỳ điều hành gần đây. Mặt khác, giá xăng dầu thế giới tiếp tục đà xuống dốc khi giá xăng dầu tại thị trường Singapore phiên ngày 14-8 đã giảm đến 1,16 USD/thùng chỉ sau 1 ngày, xuống mức 65,10 USD/thùng. “Như vậy, áp lực tích lũy quỹ để ứng phó giá tăng sốc là không hề nặng nề trước diễn biến thị trường như hiện nay. Với số dư đã có, hoàn toàn có thể dừng trích quỹ hoặc trích ở mức thấp hơn để người tiêu dùng mua được xăng giá rẻ hơn chứ không nên máy móc khi giá thế giới giảm thì trong nước phải trích quỹ” - một chuyên gia xăng dầu nêu quan điểm.

PGS-TS Đặng Đình Đào, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và Phát triển - Trường ĐH Kinh tế Quốc dân (Hà Nội), cho rằng vận hành Quỹ BOG hiện nay dẫn đến tình trạng điều hành giá xăng chưa “thỏa đáng” với người tiêu dùng. Bởi lẽ, không một ai muốn mua hàng giá cao dưới hình thức “bỏ tiền ra cho người khác giữ” trong khi rất khó kiểm soát được đồng tiền của mình được sử dụng ra sao.

Phi lý! Với quy định lợi nhuận định mức 300 đồng/lít được tính vào cơ cấu giá xăng, PGS-TS Đặng Đình Đào cho rằng chưa có ngành nào ngoại trừ xăng dầu được hưởng “ưu ái” phi lý đến thế. “Theo nguyên tắc, DN phải đối mặt với cả lãi lẫn lỗ. Làm ăn khéo thì được lãi, không biết cách kinh doanh thì phải chịu lỗ, thậm chí phá sản. Rồi phải nhìn theo diễn biến thị trường, có lúc được lãi cao, có lúc phải chịu lãi thấp hoặc hòa vốn. DN không phải nỗ lực gì mà được ấn định lãi 300 đồng/lít xăng là bất hợp lý. Người tiêu dùng quá thua thiệt” - ông Đào bức xúc.

(Theo Dân Trí)

Trở về

Bài cùng chuyên mục