Sau nhiều nỗ lực níu giữ, cuối cùng trần giải ngân vốn ODA 300.000 tỉ đồng của kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020 cũng đã chính thức bị phá thủng.
Năng suất lao động ngành chế biến, chế tạo Việt Nam thua cả Campuchia
- Cập nhật : 08/05/2018
Tới năm 2025 năng suất lao động ngành của Việt Nam hầu hết ở mức gần hoặc thấp nhất trong tương quan với các nước so sánh.
Thông tin được Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đưa ra tại Hội thảo Công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2018 được tổ chức hôm nay tại Hà Nội.
Số liệu tính toán từ VEPR, năng suất lao động bình quân của Việt Nam năm 2006 là 38,64 triệu đồng. Năm 2017, năng suất lên mức 60,73 triệu đồng mỗi lao động. Giai đoạn 2006 - 2012, năng suất lao động bình quân tăng trưởng 3,29%/năm, đến giai đoạn 2012 - 2017, con số này lên mức 5,3%/năm.
Tuy nhiên, đến năm 2015, năng suất lao động ngành của Việt Nam hầu hết ở mức gần hoặc thấp hơn trong tương quan với các nước so sánh. Đặc biệt, VEPR lưu ý, năng suất lao động của Việt Nam xếp sau cả Campuhia ở ba ngành công nghiệp chế biến chế tạo, xây dựng và vận tải, kho bãi, truyền thông.
Trong khi đó, chế biến chế tạo hiện đang được cho là ngành mũi nhọn, điểm sáng của tăng trưởng. Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê trong quý I nhận định ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là điểm sáng với sự tăng trưởng mạnh mẽ. Ngành này tăng trưởng 13,56% trong quý I, là mức tăng cao nhất trong 7 năm gần đây. Chế biến, chế tạo đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng chung với 2,46 điểm phần trăm.
Nghịch lý trong ngành chế biến chế tạo cũng phản ánh tình trạng năng suất lao động còn thấp so với quy mô và vai trò của ngành hiện nay.
Ông PGS.TS Vũ Minh Khương, Đại học Quốc gia Singapore cũng cho rằng yếu tố năng suất nội ngành rất quan trọng trong khi đó, theo cách tính toán hiện nay mới chỉ có sản lượng được đề cập. Vị chuyên gia phân tích từ ví dụ của một số ngành nông nghiệp như nuôi lợn, trồng cây lương thực… sản lượng tăng rất cao. Tuy nhiên giá trị của hàng hóa sản xuất ra đang thấp hơn so với số lượng. Trong khi đó, các nước khác chỉ số lượng và giá trị tương đương với nhau.
Nghiên cứu của VEPR chỉ ra rằng sự chuyển dịch cơ cấu ngành đang đóng góp lớn hơn vào sự tăng trưởng của năng suất lao động so với hiệu ứng phát triển từ nội tại ngành đó.
Theo đó, ông Nguyễn Đức Thành đưa ra khuyến cáo cần kiện toàn thị trường lao động để thúc đấy quá trình tái phân bố nguồn lực, tạo động lực cho người lao động tích lũy kỹ năng, cải thiện năng suất. Doanh nghiệp mở rộng kinh doanh và chính thức hóa các mối quan hệ với lao động cũng sẽ là động lực để thúc đẩy năng suất lao động tăng lên.
Góp ý về năng suất lao động, bà Phạm Chi Lan cho rằng cần thiết nhất hiện nay là cải cách khu vực công. Theo vị chuyên gia đây là khu vực kéo thấp năng suất lao động bình quân của Việt Nam. Khu vực hiện đang sở hữu lực lượng lao động đông đảo, có chất lượng nhưng hiệu suất làm việc thấp đang là một sự lãng phí lớn.
Bên cạnh đó, VEPR cũng cảnh báo tình trạng tính theo quy mô doanh nghiệp, lương trung bình tăng nhanh hơn năng suất lao động trên tất cả các nhóm quy mô doanh nghiệp. "Điều này đáng lo ngại vì sẽ ăn mòn lợi nhuận doanh nghiệp, chậmtích luỹ tư bản lại và không mở rộng được sản xuất để thu hút lao động", viện trưởng VEPR nhận định.
Nam ANh
Theo NDH.vn