tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Thương mại Việt–Mỹ: Chất lượng và giá trị gia tăng

  • Cập nhật : 21/05/2018

Chỉ tính trong năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ 41,6 tỉ USD, chiếm hơn 20% tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài

Gần 300 chuyên gia, doanh nghiệp và các đoàn thể có liên quan đến tham dự Diễn đàn thương mại Việt- Mỹ do Bộ Công Thương tổ chức sáng 18/05 tại khách sạn New World, TP.HCM.

cac dien gia trong phien thao luan thu 1 tai dien dan thuong mai viet – my sang ngay 18/05.

Các diễn giả trong phiên thảo luận thứ 1 tại Diễn đàn thương mại Việt – Mỹ sáng ngày 18/05.

Nội dung chung mà diễn đàn này nhắm đến là cung cấp thông tin, cập nhật chính sách mới, từ đó đưa ra các phân tích, đánh giá khó khăn, thuận lợi, những “mẹo” hay từ các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tiêu biểu.

ong do thang hai phat bieu mo man cho dien dan voi nhung con so het suc kha quan.

Ông Đỗ Thắng Hải phát biểu mở màn cho Diễn đàn với những con số hết sức khả quan.

Mở đầu diễn đàn, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định kể từ khi Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) có hiệu lực, thương mại hai chiều Việt Nam – Mỹ liên tục tăng trưởng, mức tăng tới 47 lần từ 220 triệu USD năm 1994 (năm Hoa Kỳ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam) lên 1,4 tỉ USD năm 2001 (năm trước khi BTA có hiệu lực) và đạt 50,8 tỉ USD vào cuối năm 2017.

Thuong mai Viet–My: Chat luong va gia tri gia tang

 

Chỉ tính trong năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu sang Mỹ 41,6 tỉ USD, chiếm hơn 20% tỉ trọng xuất khẩu của Việt Nam ra nước ngoài. Các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ ngoài những mặt hàng quen thuộc như dệt may, giày dép, điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử, gỗ và sản phẩm gỗ, máy móc thiết bị phụ tùng, thủy sản thì nay có thêm túi xách-ví-vali-mũ-ô dù, hạt điều, phương tiện vận tải và phụ tùng,…

 

Trong khi đó, ông Tim Liston, Phó tổng lãnh sự, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam lại rất hào hứng khi chia sẻ dữ liệu nghiên cứu cho thấy Việt Nam là 1 trong nhóm 5 nước lạc quan nhất, người tiêu dùng Việt Nam là người tiêu dùng lạc quan nhất. Tốc độ phát triển và tiềm năng của Việt Nam rất lớn cho các nhà đầu tư Mỹ. Đơn cử như chuyện sản lượng tiêu thụ bia của Việt Nam là rất cao, dù chưa biết điều này có ý nghĩa thế nào với Mỹ, nhưng rõ ràng các nhà sản xuất bia và men bia Mỹ có thể đưa Việt Nam vào kế hoạch đầu tư dựa vào thông tin này.

Thuong mai Viet–My: Chat luong va gia tri gia tang

 

Tuy nhiên, ông Liston cũng khá băn khoăn làm sao để giảm thâm hụt thương mại xuất khẩu giữa hai nước. Theo ông Liston, cứ 1% Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ thì Mỹ phải xuất khẩu sang Việt Nam 6% để đảm bảo duy trì thâm hụt thương mại xuất khẩu của Mỹ sang Việt Nam như hiện nay là 38 tỉ USD.

 

Về phần mình, ông Chu Thắng Trung, Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương cho biết những năm gần đây, Mỹ đang gia tăng các biện pháp bảo hộ thương mại trong nước, hạn chế nhập khẩu. Chỉ trong thời gian ngắn số lượng vụ kiện liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với nhiều mặt hàng của nhiều quốc gia khác nhau do Mỹ khởi xướng đã hơn 100 vụ. Tính riêng Việt Nam là 25 vụ, từ các ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn như thủy sản đến ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu rất ít như túi dệt, đinh thép hay móc áo. 

Thuong mai Viet–My: Chat luong va gia tri gia tang

 

Mặc dù vậy, ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Thủy sản Việt Nam (VASEP) lại nghĩ theo hướng tích cực rằng bảo hộ sản xuất trong nước thì nước nào cũng có đâu chỉ riêng gì Mỹ. Xét về khía cạnh nào đó, bảo hộ hay hạn chế tự do thương mại góp phần tạo ra các tiêu chuẩn cao về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm có lợi cho người tiêu dùng trong nước. Do đó, đừng vì các biện pháp bảo hộ mà sợ “ra biển lớn”, cần tăng cường các biện pháp an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm để dễ dàng vượt qua các hàng rào chất lượng, kỹ thuật. 

 

Đồng ý với ý kiến trên, ông Lê Nguyên Hòa, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty NutiFood, doanh nghiệp vừa có hợp đồng xuất khẩu sữa đặc trị vào thị trường Mỹ, chia sẻ, doanh nghiệp muốn vào thị trường Mỹ phải nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu của thị trường vì khó khăn lớn nhất chính là sự đón nhận của người tiêu dùng. Hơn nữa, để tránh tốn kém quá nhiều chi phí đầu tư vào hệ thống, kỹ thuật, doanh nghiệp nên xác định ngay từ đầu mục tiêu xuất khẩu. 


Bài và ảnh: Khánh Nguyên
Theo Baodatviet.vn

Trở về

Bài cùng chuyên mục