Nhiều chuyên gia cho rằng Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp để doanh nghiệp Việt Nam phát huy thế mạnh, tăng khả năng cạnh tranh.

Việt Nam có năng suất lao động tăng nhanh hơn và quá trình "đuổi bắt" đang thực sự diễn ra so với hầu hết các nước Đông Nam Á.
Trong thời gian qua, báo chí và một số nhà khoa học đều trích dẫn so sánh về năng suất lao động của Việt Nam với một số nước Đông Nam Á như sau: Năng suất lao động của Việt Nam năm 2017 chỉ bằng 7,2% so với Singapore, 18,4% so với Malaysia, 37,4% so với Thái Lan, 43,1% so với Indonesia, 57,2% so với Philippines và thậm chí chỉ bằng 89,1% so với Lào.
Vậy những con số này liệu có chính xác?
Tỷ số giữa năng suất lao động Việt Nam với một số nước trong khu vực năm 2017, %
Nguồn: Số liệu của Ngân hàng Thế giới
Trong gần 30 năm qua, khoảng cách trong năng suất lao động của Việt Nam đang cách xa so với các nước. Nếu đưa con số về xa hơn vào năm 1960 khi mà những nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, hay Việt Nam có xuất phát điểm như nhau thì cho đến nay Hàn Quốc và Trung Quốc vượt lên hẳn, trong khi năng suất lao động của Việt Nam là một đường nằm ngang dưới đáy của đồ thị.
Nhận định này cũng hoàn toàn chính xác. Nếu mà so số tuyệt đối thì năng suất lao động của Việt Nam nằm ở mức rất thấp trong đồ thị so sánh.
Tỷ số giữa GDP và lao động giai đoạn 1991 - 2016
Nguồn: số liệu của Ngân hàng Thế giới.
Bức tranh về năng suất lao động Việt Nam trung thực hơn và chính xác hơn sẽ như thế nào?
Thứ nhất, Việt Nam có năng suất lao động tăng nhanh hơn và quá trình "đuổi bắt" đang thực sự diễn ra so với hầu hết các nước Đông Nam Á so sánh bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Năng suất lao động của Việt Nam so với các nước tăng theo mẫu hình như đồ thị dưới đây - chỉ vẽ đồ thị so sánh của Việt Nam với Malaysia làm ví dụ. Nhưng nếu so với Singapore và các nước khác nêu trên thì diễn biến đồ thị có xu hướng tương tự.
Nguồn: Số liệu của Ngân hàng Thế giới
Thứ hai, nhóm những nước mà năng suất Việt Nam giảm tương đối chỉ có hai nước là Myanmar và Trung Quốc. Myanmar thì sẽ phải tìm hiểu thêm. Nhưng với Trung Quốc, năng suất lao động của Việt Nam thấp hơn (cả hiện tại năm 2017 và xu hướng) là điều dễ hiểu. Trung Quốc không chỉ làm tốt mà còn làm rất tốt. Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc còn phải ngước mắt nhìn vào Trung Quốc. Trung Quốc là trường hợp ngoại lệ. Tăng trưởng trong nhiều năm liền ở 2 con số và tốt hơn so với cả Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (TQ) trong giai đoạn phát triển thần kỳ của các nước này. Nếu làm tốt như Trung Quốc, Việt Nam cũng sẽ là ngoại lệ của thế giới.
Tỷ số giữa năng suất lao động của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 1991 - 2016, %.
Nguồn: Số liệu Ngân hàng Thế giới
Thứ ba, tỷ số giữa năng suất của Việt Nam với hai nước còn lại là Lào và Campuchia thì xu hướng là không rõ ràng, trong khi năng suất lao động của Việt Nam so với Lào thường thấp hơn và biến động mạnh thì năng suất lao động của Việt Nam so với Campuchia cao hơn và ổn định hơn.
Tỷ số giữa năng suất lao động của Việt Nam với Lào và Campuchia giai đoạn 1991 - 2016, %.
Nguồn: Số liệu Ngân hàng Thế giới
Như vậy, không đến mức bi quan về tăng năng suất lao động của Việt Nam. Trong khi năng suất lao động của Việt Nam đang tăng nhanh hơn so với năng suất lao động của hầu hết các nước trong nhóm so sánh thì chỉ có 2 nước Việt Nam có năng suất lao động giảm tương đối là Myanmar và Trung Quốc. Còn xu hướng năng suất lao động của Việt Nam với Lào hay Campuchia là rất không rõ ràng.
Hay nói cách khác, Việt Nam đang làm tương đối tốt những gì cần làm. Để có thể thu hẹp khoảng cách “với tốc độ nhanh hơn hay thời gian ngắn hơn”, Việt Nam cần làm tốt hơn những gì đang làm. Và nếu muốn có năng suất lao động tăng nhanh hơn so với Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải trở thành một ngoại lệ một con hổ hay một con rồng của châu Á.
Theo Diễm Quỳnh/nhipcaudautu.vn
Nhiều chuyên gia cho rằng Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách phù hợp để doanh nghiệp Việt Nam phát huy thế mạnh, tăng khả năng cạnh tranh.
Tăng liền 14 bậc trong bảng xếp hạng Chỉ số thuận lợi kinh doanh là một kết quả rất đáng ghi nhận của nền kinh tế.
Nhà nước liên tục đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa hầu hết các doanh nghiệp nhà nước trước năm 2018
Nằm trong top 30 quốc gia có thị trường bán lẻ sôi động nhất thế giới, Việt Nam đang tiếp tục chứng minh sự hấp dẫn qua việc chào đón hai nhà đầu tư ngoại ngay trong những tháng đầu tiên của năm 2018.
Đã có một sự biến chuyển trong cơ cấu nền kinh tế khi khối doanh nghiệp ngoài nhà nước chiếm lượng đông đảo,
Ông Vương Đình Huệ, Phó Thủ tướng là Tổ trưởng Tổ công tác; ông Nguyễn Hoàng Anh (cựu Bí thư Cao Bằng), Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại DN, Tổ phó thường trực.
Suốt thời gian qua, những bất ổn trong chiến lược, quy hoạch phát triển cũng như cơ chế khai thác, sử dụng đã khiến ngành năng lượng Việt Nam phải trả không ít giá đắt. Để tránh đi vào “vết xe đổ”, dựng xây một chiến lược phát triển năng lượng mới với cái nhìn toàn diện hơn đang là điều cấp bách đặt ra.
Triển khai nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2018, ngành Tài chính đã đề ra 9 nhóm giải pháp trọng tâm để thực hiện nhiệm vụ.
Tốc độ tăng trưởng GDP lạc quan, đi kèm với sự tăng trưởng của dòng vốn đầu tư nước ngoài, thu nhập hộ gia đình và tỷ lệ thất nghiệp giảm cũng là những tín hiệu tích cực để giúp người Việt trở nên lạc quan và tự tin hơn.
Năm 2018, Việt Nam phải đối mặt với ba thách thức lớn, đó là: tình hình quốc tế, yếu vốn và nhân lực, rủi ro chính quyền, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia tài chính ngân hàng dự báo.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự