Thông tin này được ngân hàng ANZ nêu trong bản báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam năm 2015, công bố chiều nay (ngày 4/11) tại Hà Nội.
Hàng loạt “ông lớn” mắc kẹt thoái vốn đầu tư ngoài ngành
- Cập nhật : 03/11/2015
(Tai chinh)
Hàng nghìn tỷ đồng được doanh nghiệp Nhà nước đầu tư ra ngoài ngành được yêu cầu phải thoái vốn. Tuy nhiên, tiến độ thoái vốn đang rất chậm.
Đầu tư lớn, thu hồi nhỏ
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đầu tư vào Công ty cổ phần (CTCP) Đầu tư phát triển khu kinh tế Hải Hà 47,9 tỷ đồng, song công ty này từ lâu đã không còn hoạt động. Bởi thế, khó có thể thu hồi được số vốn này.
Còn nhiều trường hợp khác làm hao hụt vốn như Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam phải thoái 21,5 tỷ đồng đầu tư vào Vietcombank nhưng chỉ thu về 13,6 tỷ đồng; Tổng công ty Lắp máy Việt Nam Lilama đầu tư vào lĩnh vực tài chính ngân hàng 134,4 tỷ đồng theo giá trị sổ sách tại thời điểm đầu tư, nhưng nay đánh giá lại theo giá thị trường chỉ còn 60,6 tỷ đồng...
Còn nhiều “ông lớn” mắc kẹt
Cũng theo thống kê của Bộ Tài chính, còn nhiều DNNN lớn đang “kẹt” trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và bất động sản (BĐS).
Cụ thể, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) còn gần 1.271,7 tỷ đồng cần phải thoái (tại Ngân hàng TMCP An Bình gần 859,5 tỷ đồng, Công ty Tài chính cổ phần Điện Lực hơn 412,3 tỷ đồng). Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam VNPT còn 715,8 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải. Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) còn 85,8 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Nam Việt. Tổng công ty Bến Thành còn 283,5 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Phương Đông. Tổng công ty Thương mại Sài Gòn còn 313,5 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt. Tổng công ty Xi măng Việt Nam còn 258 tỷ đồng tại Công ty Tài chính CTCP Việt Nam...
Theo báo cáo, năm 2014 - 2015, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước phải thoái vốn khỏi 5 lĩnh vực nhạy cảm trên 25.200 tỷ đồng, song mới thực hiện được 4.447 tỷ đồng (34% kế hoạch). Số vốn cần phải thoái tiếp từ nay đến cuối năm 2015 là hơn 17.170 tỷ đồng, trong đó, lĩnh vực tài chính ngân hàng là 10.018 tỷ đồng, BĐS 6.114 tỷ đồng, bảo hiểm 553 tỷ đồng, chứng khoán gần 266 tỷ đồng...
Hiện, tiến độ thoái vốn nhiều đơn vị rất chậm với lý do thị trường chưa thuận lợi, song còn do nhiều Bộ, ngành, đơn vị chưa sẵn sàng. Chẳng hạn, Lilama đến nay vẫn chưa có kế hoạch cụ thể thoái 58,5 tỷ đồng đầu tư tại CTCP Lilama Land như kế hoạch đã được phê duyệt. Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam, đến nay vẫn chưa tìm được nhà đầu tư để thoái vốn tại CTCP Địa ốc Tân Cảng và CTCP Lilama Land...
Chưa nói tới tiến độ, nhiều e ngại đặt ra là số vốn này nếu thoái liệu có gây thất thoát như các trường hợp nêu trên hay không khi Ngân hàng Nhà nước đang ráo riết cấu trúc lại hệ thống ngân hàng và thị trường BĐS chưa thực sự khởi sắc?
Như trường hợp Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba) đầu tư vào CTCP Thương mại và Đầu tư Vinataba. Mặc dù công ty này đã niêm yết trên sàn chứng khoán Upcom nhưng số lượng mua - bán rất hạn chế, giá chuyển nhượng thấp, dao động từ 3 - 4 nghìn đồng/cổ phiếu. Do đó, tiến độ thoái vốn của Vinataba khó có thể hoàn thành trong năm 2015.
Có ý kiến đề xuất việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành trong lĩnh vực BĐS nên từ từ để tránh thua lỗ quá nhiều bởi thị trường này đã có dấu hiệu khởi sắc. Tuy nhiên, Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) đã đề xuất Bộ Tài chính trình Chính phủ coi kết quả thực hiện đề án tái cơ cấu DNNN 2015 là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch của Hội đồng thành viên và người đại diện vốn Nhà nước tại doanh nghiệp.