Báo cáo của Cơ quan xúc tiến thương mại Hàn Quốc (KOTRA) cho biết Hàn Quốc tiếp tục là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư lũy kế đến hết năm 2015 đạt 44,9 tỷ USD.
Cứ 1 USD giá dầu giảm, ngân sách hụt thu 2.100 tỉ đồng
- Cập nhật : 01/03/2016
(Kinh te)
Trường hợp xấu nhất, ngân sách có thể sụt giảm tới gần 85.000 tỉ đồng.
Giá dầu làm thất thu ngân sách qua 6 loại thuế: Thuế xuất - nhập khẩu, Thuế tài nguyên, Thuế tiêu thụ đặc biệt, Thuế thu nhập doanh nghiêp và Thuế giá trị gia tăng.
Theo tính toán, cứ 1 USD giá dầu giảm, ngân sách sẽ hụt thu khoảng 2.100 tỉ đồng.
Nghiên cứu “Tác động của diễn biến giá dầu tới ngân sách” của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, tác động của việc giá dầu thô thế giới lao dốc ảnh hưởng tương đối nặng nề tới nguồn thu ngân sách.
So với mức giá dự toán 60 USD/thùng cho năm 2016, nếu giá dầu thô ở mức trung bình 40 USD/thùng như kịch bản dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), ngân sách sẽ bị suy giảm hơn 40.000 tỉ đồng.
Cụ thể, giá dầu thô giảm sẽ tác động tới giá cơ sở tính một số loại thuế, và lợi nhuận của các doanh nghiệp khai thác dầu thô.
Giá dầu có thể tác động đến ngân sách qua 3 kênh truyền dẫn chính:
- Thu từ xuất khẩu dầu thô bao gồm: Thuế xuất khẩu (10%); Thuế tài nguyên (mức trung bình đối với dầu thô là 18%); và Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với doanh nghiệp khai thác dầu thô (mức trung bình là 32%).
- Thu từ nhập khẩu xăng dầu: tác động đến nguồn thu từ Thuế nhập khẩu (mức thuế suất áp dụng từ 21/5/2015 là 20% đối với xăng động cơ) và Thuế tiêu thụ đặc biệt (mức thuế 10% đối với xăng dầu).
Do lợi nhuận và Thuế bảo vệ môi trường của các đơn vị kinh doanh xăng dầu được tính theo khối lượng nhập khẩu, biến động giá dầu sẽ không làm thay đổi các nguồn thu thuế liên quan tới các khoản này.
- Thu từ thuế giá trị gia tăng (VAT): giá dầu giảm tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp tăng thu ngân sách từ thuế VAT.
Trong phạm vi biến động từ 20-60 USD/thùng của giá dầu thô trung bình trong năm 2016, kết quả tính toán cho thấy: Trung bình nếu giá dầu thô giảm xuống 1 USD, thu ngân sách từ dầu sẽ giảm tương ứng gần 1.400 tỉ đồng. Tương tự, ngân sách cũng bị ảnh hưởng từ giá xăng nhập khẩu đi xuống., giảm xấp xỉ 760 tỉ đồng.
Với thuế VAT, doanh thu thuế VAT đạt cực đại ở mức giá 32 USD/thùng và có chiều hướng sụt giảm nếu giá dầu tiếp tục giảm sâu.
Lưu ý rằng, mức sụt giảm ngân sách cận biện có khuynh hướng tăng lên khi giá dầu ở vùng thấp. Theo đó, Mức suy giảm tăng lên gần 60.000 tỉ đồng nếu giá dầu tiếp tục đứng quanh mức hiện tại 32 USD/thùng trong năm 2016.
Trong trường hợp xấu nhất, giá dầu xuống mức 20 USD/thùng, ngân sách có thể sụt giảm tới gần 85.000 tỉ đồng.
Ở kịch bản tồi tệ nhất, ngân sách có thể sụt giảm gần 85.000 tỉ đồng. Nguồn: VEPR.
Trước đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cũng tiết lộ: Cứ mỗi USD giá dầu giảm, ngân sách trung ương sẽ hụt thu 1.600 – 2.000 tỉ đồng.