Báo cáo tình tình kinh tế tháng 7 và 7 tháng đầu năm của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) đánh giá, tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế vẫn còn không ít khó khăn.
Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư: Vay Trung Quốc 300 triệu USD làm cao tốc phải đàm phán lại
- Cập nhật : 30/07/2016
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết cơ quan chức năng Việt Nam sẽ đàm phán lại với đối tác Trung Quốc về việc vay vốn làm cao tốc Vân Đồn - Móng Cái theo hướng bỏ một số điều kiện, giảm lãi suất vay...
Bộ Giao thông Vận tải vừa đề xuất vay vốn thực hiện dự án xây dựng đường cao tốc Vân Đồn – Móng Cái (96 km) từ ngân hàng Trung Quốc - China Eximbank với tổng vốn vay khoảng 7.000 tỷ đồng (300 triệu USD).
Trả lời VnExpress bên hành lang Quốc hội chiều 29/7, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư - Nguyễn Chí Dũng cho hay việc quyết định có vay của đối tác Trung Quốc trong dự án này hay không đang được cân nhắc và đàm phán lại theo hướng có lợi hơn.
- Dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đang được đề xuất vay vốn từ Trung Quốc với số tiền khoảng 7.000 tỷ đồng. Quan điểm của Bộ Kế hoạch & Đầu tư đối với việc lựa chọn đối tác vay như thế nào thưa ông?- Bộ Kế hoạch & Đầu tư đang đề nghị Bộ Tài chính đàm phán lại để thay đổi điều kiện vay thuận lợi hơn, như mức lãi suất vay thấp hơn và bỏ chỉ định thầu cho nhà thầu Trung Quốc...
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết việc vay vốn Trung Quốc cho dự án cao tốc Vân Đồn - Móng Cái đang tiếp tục được đàm phán.Ảnh: H.T
- Chúng ta đã có những bài học nhãn tiền từ vay vốn ưu đãi Trung Quốc, như dự án đường sắt cao tốc Cát Linh - Hà Đông hay buýt nhanh Hà Nội... Điều đó có ý nghĩa thế nào với dự án này?
- Trung Quốc họ thoả thuận cho Việt Nam vay. Chúng ta có quyền tìm kiếm đối tác để vay và đương nhiên là các điều kiện có lợi thì mới vay. Chính phủ đang đa dạng hoá tất cả các nguồn vay. Điều kiện vay thế nào, vay ai... cũng phải xem xét cẩn trọng. Còn quyết định cuối cùng phụ thuộc vào từng dự án cụ thể, vay thế nào, sử dụng vốn ra sao...
- Với dự án này thì ngoài Trung Quốc, Việt Nam còn đối tác cho vay nào khác?
- Không. Dự án chỉ có đối tác Trung Quốc thôi.
- Cơ cấu vay vốn ưu đãi đang chuyển dịch sang vay trong nước hơn là vay vốn nước ngoài. Tại sao Chính phủ không tìm kiếm nguồn tiền nội địa với dự án này, thưa ông?
- Vay vốn trong nước thì sẽ phải chịu chi phí vay cao, nên phải tính toán hài hoà giữa các dự án. Chi phí cao thì hiệu quả dự án sẽ thấp.
- Nhưng vay vốn nước ngoài, nhất là vay vốn ưu đãi Trung Quốc thường đi kèm rất nhiều điều kiện. Nếu tính cộng những điều kiện này thì có khi giá đi vay không hề rẻ. Ông nghĩ sao?
- Đúng, đó là vấn đề. Điều kiện đi kèm vốn vay ưu đãi thì tuỳ từng nhà đầu tư. Có nhà đầu tư đa phương thì họ không quan tâm việc buộc nhà thầu phải là của họ, phải mua hàng hoá vật tư của họ... Nhưng nhà thầu song phương họ lại quan tâm điều này.
Cái chính là chúng ta phải hài hoà lợi ích người đi vay và cho vay. Qua đó giảm thiểu những rủi ro đi kèm (nếu có) và minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, giảm chi phí không hợp lý. Ví dụ như trong dự án này, chúng ta đang cố gắng đàm phán không chỉ định thầu là nhà thầu Trung Quốc, tất cả phải đấu thầu công khai. Đạt được điều kiện này thì sẽ tăng hiệu quả của dự án.
- Ông nghĩ sao trước những ý kiến cho rằng, ở địa vị người đóng thuế, người dân không muốn Chính phủ vay vốn Trung Quốc đối với dự án này?
- Đó đúng là quan điểm để Chính phủ cân nhắc, tính toán chuyện có vay hay không. Còn hiện giờ chúng ta chưa quyết định, đang đàm phán tiếp điều kiện vay có thuận lợi hay không. Sau đó căn cứ trên các điều kiện cần - đủ mới quyết định có đầu tư vào dự án này bằng nguồn vay ưu đãi từ Trung Quốc hay không.
Giảm ít nhất 20% phí BOT đường bộ
Báo cáo giải trình thêm trước Quốc hội trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội chiều 29/7, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận, một số bộ, ngành địa phương có nợ đọng xây dựng lớn nhưng chưa có giải pháp khắc phục hiệu quả.
“Tình trạng ỷ lại vào nguồn vốn Nhà nước nhất là ngân sách trung ương chưa được khắc phục, chưa có các giải pháp chính sách hiệu quả để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác tham gia vào phát triển hạ tầng kinh tế xã hội của ngành và địa phương”, Bộ trưởng Dũng nói.
Ông cũng cho biết, số lượng dự án theo hình thức hợp tác công tư có nhiều nhưng chất lượng chuẩn bị dự án còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Việc xác định chi phí dự án còn bất cập, đặc biệt với các dự án BOT và BT. Tới đây, Chính phủ sẽ xem xét giảm 20% phí giao thông đường bộ BOT, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Nguyễn Hoài
Theo Vnexpress