tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Cả cung lẫn cầu đều khó

  • Cập nhật : 02/08/2016

Báo cáo tình tình kinh tế tháng 7 và 7 tháng đầu năm của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC) đánh giá, tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế vẫn còn không ít khó khăn.

su suy giam nganh khai khoang noi chung va linh vuc khai thac dau tho noi rieng la nguyen nhan chu yeu khien toc do tang iip 7 thang dau nam dat muc thap hon cung ky

Sự suy giảm ngành khai khoáng nói chung và lĩnh vực khai thác dầu thô nói riêng là nguyên nhân chủ yếu khiến tốc độ tăng IIP 7 tháng đầu năm đạt mức thấp hơn cùng kỳ

Theo NFSC, điều đó được biểu hiện qua chỉ số sản xuất công nghiệp IIP không giữ được tốc độ tăng đều như 3 tháng qua do khó khăn của lĩnh vực khai khoáng.

Cụ thể, trong khi hầu hết các ngành thuộc lĩnh vực công nghiệp đều đạt mức tăng khá, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (chiếm khoảng 60% tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp) vẫn đạt mức tăng trưởng tương đương so với cùng kỳ năm trước (7 tháng đầu năm 2016 tăng 9,9%; cùng kỳ 2015 tăng 10,1%), tăng trưởng của ngành khai khoáng có mức giảm khá mạnh so với cùng kỳ (7 tháng 2016 giảm 2,7%; cùng kỳ 2015 tăng 9,2%).

“Sự suy giảm ngành khai khoáng nói chung và lĩnh vực khai thác dầu thô nói riêng (giảm 4,3%; cùng kỳ 2015 tăng 9,8%) là nguyên nhân chủ yếu khiến tốc độ tăng IIP 7 tháng đầu năm đạt mức thấp hơn so với cùng kỳ (tăng 7,2%; cùng kỳ 2015 tăng 9,9%)”, NFSC cho biết.

Trong khi đó, tổng cầu tăng với tốc độ chậm so với cùng kỳ. Điều đó thể hiện trên hai khía cạnh. Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ (loại trừ yếu tố giá) 7 tháng đầu năm tăng  7,4% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 8,3% của cùng kỳ năm 2015.

Tính toán chỉ số dẫn báo (LEI) của NFSC cho thấy, chỉ số LEI tháng 7/2016 (99,4 điểm) vẫn tiếp tục duy trì đà tăng tháng tăng thứ 4 liên tiếp, nhưng vẫn nằm dưới ngưỡng 100 điểm. Điều này chỉ ra rằng tổng cầu của nền kinh tế vẫn chưa đạt tới xu hướng dài hạn.

Mặc dù vậy, NFSC dự báo, chỉ số LEI chỉ có thể đạt ngưỡng trên 100 điểm vào cuối năm 2016.

Thứ hai, xuất khẩu hàng hóa chưa nhiều cải thiện khi 7 tháng đầu năm chỉ tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước (7 tháng 2015 tăng 9,5%), trong khi kim ngạch nhập khẩu giảm 0,9% so với cùng kỳ (7 tháng/2015 tăng 16,4%).

Theo nhận định của NFSC, giá trị nhập khẩu hàng hóa giảm chủ yếu do tác động bởi sự sụt giảm giá hàng hóa thế giới. Tính toán đối với những nhóm hàng có thống kê đầy đủ về giá và lượng cho thấy lượng vẫn tăng 21,3% nhưng tổng giá trị giảm 4,12% so với cùng kỳ năm trước.

Tính toán chỉ số dẫn báo (LEI) của NFSC và các chỉ số thành phần cho thấy: sau nhiều tháng phục hồi, chỉ số nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt, may, giày dép đang có dấu hiệu chững lại; chỉ số nhập khẩu máy móc thiết bị gần như không thay đổi trong những tháng qua báo hiệu lĩnh vực sản xuất sẽ chưa có nhiều cải thiện trong quý 3 năm 2016.


P.L
(Thời báo Ngân hàng)

Trở về

Bài cùng chuyên mục