Đồng bảng chạm đáy 30 năm và câu chuyện nước Anh ngày ấy bây giờ
(Tai chinh)
Sự kiện Brexit xảy ra khiến đồng bảng giảm hơn 10% sau đó đã có sự hồi phục nhẹ. Tuy nhiên, chưa được bao lâu, sáng 6/7 tỷ giá đồng bảng so với USD lại rớt sâu hơn xuống mức đáy chưa từng thấy kể từ năm 1985. Điều đó cho thấy, mối lo của nước Anh sau khi rời EU vẫn chưa hề thuyên giảm.
Quay ngược trở lại 31 năm về trước, lần cuối cùng đồng bảng giảm xuống dưới mức đáy như phiên 6/7 là năm 1984. Sau hơn 3 thập kỷ, tỷ giá đồng bảng so với đồng USD lại quay về dưới mốc 1,31 USD, nhưng có sự thay đổi nào trong nền kinh tế Anh hay không: tốt hơn hay tệ hại hơn trước?
Thứ nhất là đồng bảng. Ngoài một vài cú giảm mạnh gần đây sau vụ Brexit thì đồng bảng trong nửa thập kỷ trở lại đây ổn định hơn so với giai đoạn trước từ 1979 đến 1984 - sau khi đồng bảng được giao dịch với giá trên 2,44 USD/bảng.
Tỷ lệ thất nghiệp của Anh trong 5 năm trở lại đây giảm, trong khi tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 1980-1984 tăng. Ở thời điểm đồng bảng chạm mốc đáy dưới 1,31 USD như hiện nay, tỷ lệ thất nghiệp của nước Anh đạt 11,9% - gấp hơn 2 lần tỷ lệ thất nghiệp năm 2016 chỉ có 5,7%.
Lạm phát trong giai đoạn 1979-1984 giảm mạnh, có thời gian lao dốc thẳng đứng. Chỉ số giá bán lẻ tại Anh năm 1984 đạt 4,96% - gấp hơn 2 lần chỉ số bán lẻ năm 2016 chỉ có 1,4%. Đầu những năm 1980, chỉ số này còn đạt đỉnh 18,1%. 5 năm gần đây, nước Anh duy trì mức độ lạm phát ổn định hơn trong khoảng 2%.
Mặc dù vậy, giới chức nước Anh không phải đã có thể quẳng bớt gánh nặng so với trước đây. Một số yếu tố vẫn cần được chú ý, ví dụ như nợ công. Tổng nợ công của Anh tại IMF trong 5 năm gần đây luôn ở mức cao gấp 2 lần giai đoạn 1980-1985. Tổng nợ công của Anh tại IMF năm 1985 chỉ chiếm 45,98% GDP trong khi năm 2016 chiếm 89,3% GDP.
Tài khoản vãng lai của Anh trong giai đoạn 1979-1984 cũng duy trì tốt ở mức thặng dư trong khi trong suốt 5 năm gần đây chưa lúc nào nước Anh đạt trạng thái này.