tin kinh te

Brexit “đốt” 165 tỷ USD của các ngân hàng

Nếu có ai đó hỏi về hậu quả của việc Anh rời Liên minh Châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, hãy cho họ một con số: Các ngân hàng lớn nhất tại Anh và Mỹ đã bị Brexit “cuốn đi” khoảng 165 tỷ USD.

Để ra con số này, các nhà kinh tế học tại trường New York University sử dụng phương pháp tính toán thông qua một loại bài kiểm tra áp lực đối với các tổ chức tài chính lớn nhất thế giới. Họ nghiên cứu thị trường chứng khoán để xem những nhà đầu tư nghĩ gì về giá trị và độ rủi ro của các tài sản ngân hàng. Sau đó, dựa trên những thông tin thu thập được, các nhà kinh tế dự báo những điều một cuộc khủng hoảng trầm trọng có thể gây ra với các ngân hàng và số vốn chủ sở hữu các ngân hàng cần bổ sung để tránh những tác động tiêu cực.

Ngay cả trước khi 51,8% số phiếu tại Anh ủng hộ Brexit, mô hình trên đã cho thấy sự mong manh của các ngân hàng. Theo tính toán, tại Anh, Mỹ, Đức, Pháp và Italy, các ngân hàng lớn nhất tại các quốc gia này đang thiếu hụt 998 tỷ USD vốn chủ sở hữu.

Ngày 28/6, tức 5 ngày sau khi cuộc trưng cầu dân ý tại Anh diễn ra, con số này tăng lên 1.163 tỷ USD, tăng 165 tỷ USD so với số liệu ngày 31/5. Cụ thể như sau:

so von chu so huu cac ngan hang can bo sung de tranh khung hoang truoc brexit (mau ghi) va sau brexit (mau xanh)

Số vốn chủ sở hữu các ngân hàng cần bổ sung để tránh khủng hoảng trước Brexit (màu ghi) và sau Brexit (màu xanh)

Để có cái nhìn đầy đủ hơn về những gánh nặng tiềm tàng mà những người nộp thuế có thể gánh chịu khi các chỉnh phủ đưa ra các gói cứu trợ, bảng dưới đây sẽ cho thấy số tiền 165 tỷ USD tương ứng với bao nhiêu % GDP bị “bay hơi” tại các quốc gia.

so von chu so huu tinh theo gdp cac ngan hang can bo sung de tranh khung hoang truoc brexit (mau ghi) va sau brexit (mau xanh)

Số vốn chủ sở hữu tính theo GDP các ngân hàng cần bổ sung để tránh khủng hoảng trước Brexit (màu ghi) và sau Brexit (màu xanh)

Tại sao phải bi quan như vậy? Vì đối với các ngân hàng của Anh, khi các nhà dự báo cho rằng tăng trưởng kinh tế nước này sẽ suy giảm bởi những bất ổn sẽ gia tăng và những khó khăn khác liên quan đến Brexit thì điều đó đồng nghĩa với việc các cơ hội kiếm lời sẽ ít đi và các khoản nợ sẽ khó được thanh toán.

Còn đối với những ngân hàng của Pháp và Italy, sự bi quan phản ánh những lo ngại về tốc độ tăng trưởng của khu vực châu Âu và rủi ro EU tan rã khi các quốc gia khác cũng có thể theo bước Anh.

Với Mỹ thì hậu quả kinh tế của Brexit đối với các ngân hàng sẽ phức tạp hơn bởi điều này chỉ khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định cắt giảm lãi suất thì lợi nhuận của các ngân hàng tại đây mới bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng FED sẽ phản ứng với Brexit bằng cách không tăng lãi suất cho tới tháng cuộc họp tháng 12 chứ không cắt giảm lãi suất trong mọi trường hợp.

Sau cuộc trưng cầu dân ý tại Anh, các thị trường đã sụt giảm khủng khiếp trong 2 ngày giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên, các thị trường toàn cầu đã phục hồi trở lại từ ngày 28/6 và kết quả là các ngân hàng tại Mỹ đã vượt qua cuộc kiểm tra sức ép gần nhất do các nhà kinh tế tại Đại học New York tổ chức. Nhờ đó, có thể con số thâm hụt vốn cần thiết của các ngân hàng sẽ giảm đi.

Có một điều rõ ràng rằng: Brexit không tốt chút nào cho các ngân hàng.

Theo Thạch Thảo
(Theo Người Đồng Hành)

Xem tiếp bài thuộc chuyên đề

Đồng bảng chạm đáy 30 năm và câu chuyện nước Anh ngày ấy bây giờ

Tác động của Brexit với Hồng Công

Mới cập nhật

Đầu tư an toàn và hiệu quả từ sản phẩm Lộc Vàng của TIKLUY

Cách chọn định dạng CV phù hợp với nhu cầu của bạn

Cách viết thư xin việc ấn tượng cho người chưa có kinh nghiệm

NEU CAREER WEEK 2024: Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa

7 điều hết sức đơn giản nhưng giúp CV chuyên nghiệp và nổi bật

Scribbles’ Tour 2024: Vọng Dấu Ẩn Tích

“Săn” việc mùa tuyển dụng: các lưu ý để không bỏ lỡ