Thư xin việc là văn bản quan trọng đi kèm với CV khi nộp hồ sơ ứng tuyển. Nhà tuyển dụng sẽ đọc thư xin việc để quyết định xem bạn là người thế nào, có tiềm năng nào nổi bật hay không. Điều quan trọng là bạn có biết cách viết một bức thư xin việc tạo được thiện cảm và có sức hút. Vậy làm sao để có được điều này? Hãy tham khảo ngay một số gợi ý dưới đây từ CareerLink bạn nhé.
“Săn” việc mùa tuyển dụng: các lưu ý để không bỏ lỡ
- Cập nhật : 11/03/2024
Sau Tết là lúc các nhà tuyển dụng có xu hướng tìm kiếm một lượng lớn nhân sự. Có nhiều lí do để xác định đây là mùa tuyển dụng của năm, trong đó sự thiếu hụt nhân sự sau kì nghỉ lễ Tết kéo dài là yếu tố chính. Hơn nữa, vì tâm lí nghỉ Tết-nghỉ việc xong ra Tết kiếm việc mới cũng chính là nguyên nhân làm cho thời điểm này được xem là khởi đầu của mùa tuyển dụng trong năm. Vậy để tìm kiếm được những công việc mong muốn thuận lợi hơn, ứng viên nên lưu ý những gì?
Luôn cập nhật hồ sơ xin việc mới
Mỗi thời điểm tuyển dụng tìm việc làm ở Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM… sẽ có những đặc điểm khác nhau. Nếu bạn không làm mới hồ sơ liên tục thì chắc chắn bạn sẽ bị lỗi thời.
Việc cập nhật hồ sơ mới bao gồm cả hình thức và nội dung như viết lại CV, thư xin việc và cả những tài liệu đính kèm (ví dụ như những dự án, sản phẩm đã thực hiện, thành tích hay chứng chỉ liên quan đến công việc…), thậm chí cả thiết kế lại CV. Khi bạn cập nhật mới liên tục, bạn sẽ dễ dàng hơn để tạo ấn tượng với các nhà tuyển dụng nhờ sự mới mẻ đúng xu hướng trong cả nội dung và hình thức trình bày. Ngoài ra hồ sơ của bạn cũng sẽ có thông tin mới phù hợp với các tiêu chí tuyển dụng của vị trí bạn ứng tuyển.
Tóm lại, một bộ hồ sơ “mới toanh” sẽ ghi điểm cộng để bạn có thể săn việc được hiệu quả.
Chủ động tìm kiếm thông tin nhà tuyển dụng
Điều quan trọng khi “săn” việc đó là cần chủ động tìm kiếm và kết nối các nhà tuyển dụng chứ không thụ động ngồi chờ hồ sơ của mình “vào tầm ngắm” của họ.
Hiện nay có nhiều phương thức “săn” việc hiệu quả mùa tuyển dụng. Sự phát triển của công nghệ giúp cho nhà tuyển dụng và ứng viên dễ dàng tìm thấy nhau. Chẳng hạn như qua các website tuyển dụng, tìm kiếm việc làm hoặc ứng viên đăng CV lên mạng xã hội, các hội nhóm ngành nghề…
Bên cạnh các hình thức trên, bạn nên tìm kiếm thông tin của các nhà tuyển dụng qua kênh riêng của doanh nghiệp đó để chủ động nộp thẳng CV trực tuyến đến đơn vị mà mình mong muốn. Việc tìm kiếm này có thể thông qua thương hiệu công ty sẵn có trên thị trường, bạn bè, đồng nghiệp cũ hay các mối quan hệ xã hội. Khi làm như vậy bạn có thể tự lọc thông tin và xác định xem nơi nào phù hợp với mình hơn để tập trung ứng tuyển hiệu quả.
Xây dựng thương hiệu cá nhân
Việc xây dựng thương hiệu cá nhân thực sự cần thiết với tất cả ứng viên trong hành trình tìm kiếm việc làm. Nó giúp bạn khẳng định với nhà tuyển dụng bạn là ai, bạn có gì và làm được gì, bạn đang ở vị trí như thế nào trong lĩnh vực này.
Xây dựng thương hiệu cá nhân không phải là việc dễ dàng, ngoại trừ bạn có năng lực thật sự xuất sắc và có thành tích nổi bật nhất định. Tuy nhiên nếu bạn là ứng viên bình thường, bạn cũng nên lưu ý là cố gắng hết sức để xây dựng hình ảnh mình theo hướng tích cực nhất. Chẳng hạn bạn là người có chuyên môn, có kinh nghiệm, bạn đam mê công việc này hoặc luôn lan tỏa năng lượng tốt đến mọi người xung quanh.
Chấp nhận thất bại và chờ đợi
Một trong những tâm thế mà bạn cần chuẩn bị khi tìm việc đó là thái độ lạc quan. Lạc quan ở đây không đơn thuần chỉ là vui vẻ, đầy hy vọng về kết quả tốt đẹp. Nó còn bao gồm cả việc bạn phải chấp nhận trải qua những ngày tháng chờ đợi và thất bại vì không được chọn. Sau những lần không được như ý, bạn không nản chí mà nỗ lực hơn nữa để tìm ra điểm yếu của bản thân cũng như nâng cấp bản thân để được các nhà tuyển dụng đánh giá tốt hơn.
Sự kiên nhẫn giúp bạn kiềm chế được tính nóng vội để tìm kiếm cơ hội mới phù hợp hơn, tốt hơn.
Săn việc mùa tuyển dụng là cơ hội cho các ứng viên tìm việc trong năm. Khi thị trường việc làm có nhiều biến động, bạn cần phải là người linh hoạt và chủ động tìm kiếm thay vì ngồi chờ đợi. Việc chủ động còn giúp bạn tìm được các đơn vị phù hợp mà mình mong đợi. Ngoài ra, luôn luôn chú ý cập nhật hồ sơ liên tục để kết nối được với các nhà tuyển dụng. Chúc bạn “săn” việc thành công.
Đặng Hảo