tin kinh te

Hậu Brexit - Nhận diện những tác động đầu tiên

ECB: Ảnh hưởng của Brexit đối với eurozone có thể không nhỏ

ECB: Ảnh hưởng của Brexit đối với eurozone có thể không nhỏ

Ngân hàng Trung ương châu Âu ECB cho biết trong biên bản cuộc họp 2/6, cuộc họp đã tổ chức trước cuộc trưng cầu dân ý của Anh, cuộc bầu cử rời khỏi EU của Anh có thể có tác động tiêu cực đáng kể đối với khu vực eurozone, làm giảm triển vọng tăng trưởng vốn đã đang đối mặt với những khó khăn. 

Các nhà hoạch định chính sách đã kết luận tăng trưởng đang bị thiệt hại bởi một môi trường bên ngoài yếu đặc biệt tại các thị mới nổi và tiếp tục quá trình giảm nợ bởi các công ty khu vực eurozone, và rằng các nguy cơ vẫn nghiêng theo chiều giảm, đòi hỏi sự chú ý cao.

Tuy nhiên, việc thực hiện giai đoạn thận trọng như Cục dự trữ liên bang Mỹ đưa ra một ngày trước, ECB cho biết thời gian sẽ là cần thiết để thấy hiệu ứng đầy đủ của các công bố nhưng vẫn chưa thực hiện chính sách nới lỏng, đặc biệt là mua trái phiếu các tập đoàn và vòng các khoản vay giá rẻ mới.

Trong biên bản của cuộc họp tháng 6, Fed cho biết họ sẽ chắc chắn giữ lãi suất cho đến khi họ đối phó được với hậu quả cuộc bầu cử rời khỏi EU của Anh.

Biên bản cuộc họp của ECB cho biết rằng nếu Anh bầu “rời đi”, có thể có tác động đáng kể mặc dù khó lường, ảnh hưởng lan tỏa tiêu cực tới khu vực đồng euro thông qua một số kênh, gồm cả các thị trường thương mại và tài chính.

Kết quả của cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 đã gây ra một số thị trường vào tình trạng suy sụp, làm tăng giá đồng euro – tác động tiêu cực cho ECB – nhưng cũng làm giảm lợi suất trái phiếu chính phủ, một trạng thái tích cực cho chính sách tiền tệ.

Chủ tịch ECB, ông Mario Draghi cho biết sự ra đi của Anh sẽ làm giảm tăng trưởng khu vực eurozone lên tới nửa phần trăm trong ba năm tới.

Việc nhắc lại một cam kết của ECB thực hiện hành động nếu cần thiết, các nhà hoạch định chính sách đã đồng ý ngân hàng này sẽ hành động với tất cả các công cụ sẵn có trong nhiệm vụ của mình nếu triển vọng lạm phát cần thiết.

Đối với ECB, một trong số các vấn đề cấp bách nhất có thể là nhà đầu tư bỏ chạy khỏi trái phiếu chính phủ coi là tốt nhất kể từ khi cuộc trưng cầu dân ý.

Gần 1/3 trái phiếu chính phủ khu vực eurozone không còn đủ điều kiện cho chương trình mua tài sản vì lợi suất thấp hơn lãi suất âm 0,4% của ngân hàng.

ECB cho biết một điểm đáng chú ý đã được thấy tại cuộc họp tháng 6 là các thị trường thấy thách thức trong tương lai trong việc tìm nguồn cung ứng đủ khối lượng trái phiếu để mua, khả năng dẫn tới tăng biến động giá.

Một số nhà phân tích dự đoán ngân hàng ECB sẽ không có đủ trái phiếu của Đức, Ireland và Bồ Đào Nha để mua do giới hạn tự áp đặt, điều này đang buộc ECB tinh chỉnh lại một số quy định của họ nếu muốn duy trì lượng mua hàng tháng 80 tỷ euro cho đến tháng 3, khi kế hoạch này kết thúc.

Bất kỳ việc mở rộng chương trình mua này, được dự kiến bởi nhiều nhà phân tích và đầu tư, sẽ gần như chắc chắn yêu cầu sự thay đổi hoặc trong giới hạn tự áp đặt hoặc các loại tài sản ngân hàng có thể mua.

Nguồn: VITIC/Reuters


Tổng Giám đốc IMF: Brexit không gây suy thoái kinh tế toàn cầu

Tổng Giám đốc IMF: Brexit không gây suy thoái kinh tế toàn cầu

Ngày 7/7, Tổng giám đốc Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhận định việc Anh lựa chọn rời Liên minh châu Âu (EU), còn gọi là Brexit, đã gây ra những bất ổn đáng kể đối với kinh tế thế giới, song không chắc dẫn tới suy thoái toàn cầu.
Phát biểu tại trụ sở của IMF ở Washington khi bắt đầu nhiệm kỳ 5 năm lần thứ hai của mình, bà Lagarde thừa nhận Brexit là một "rủi ro lớn" đối với thế giới, song sự kiện này sẽ chỉ tác động trực tiếp tới nước Anh và tạo ra hiệu ứng dây chuyền đối với khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Tuy nhiên, bà cảnh báo các tác động và rủi ro sẽ nghiêm trọng hơn nếu các nhà hoạch định chính sách của Anh và EU không sớm đưa ra một khuôn khổ và lộ trình rõ ràng cho Brexit.

Tổng giám đốc IMF nhấn mạnh "càng giải quyết sớm lộ trình thời gian cũng như các điều khoản cho sự ra đi thì càng tốt cho tất cả mọi người."

Mặt khác, Tổng giám đốc IMF cho rằng Brexit có thể là "chất xúc tác" thúc đẩy EU tăng cường hội nhập kinh tế nội khối.

Nguồn: Vietnamplus.vn


Đi nghỉ ở London rẻ hiếm thấy nhờ Brexit

Theo trang CNN Money, đồng Bảng Anh đã mất giá 14% so với đồng USD và 11% so với đồng Euro kể từ khi cử tri Anh chọn rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). 
Vào hôm 23/6, ngày diễn ra cuộc trưng cầu dân ý, 1 Bảng Anh đổi được 1,5 USD. Hiện nay, 1 Bảng Anh chỉ còn đổi được chưa đầy 1,29 USD, mức thấp nhất trong 31 năm.
Đồng Bảng lao dốc đã khiến giới đầu tư toàn cầu “đứng ngồi không yên”. Tuy nhiên, đây lại là tin vui đối với những ai có kế hoạch đi nghỉ ở Anh hè năm nay.
Giá phòng tại khách sạn 5 sao Langham ở London là 300 Bảng mỗi đêm. Trước Brexit, mức giá này tương đương 450 USD, hiện chỉ còn tương đương 378 USD - quả thực là đã rẻ đi rất nhiều.
Cung điện Buckingham, nơi nữ hoàng Anh Elizabeth đệ nhị sống trong hầu hết thời gian hàng năm, được mở cửa cho du khách vào thăm trong mùa hè. Hai vé thăm cung điện Buckingham, phòng khánh tiết của cung điện, xe ngựa hoàng gia và bộ sưu tập nghệ thuật của nữ hoàng có giá 74 Bảng. 
Với tỷ giá hiện nay, giá vé này tương đương 95,4 USD. Mới cách đây hai tuần, du khách phải trả 111 USD.
Dạo chơi trên đường phố London đem lại cảm giác dễ chịu, nhưng khi thời tiết có mưa, khách sẽ phải lên taxi. Giá chuyến đi một vòng khu trung tâm trên loại taxi màu đen cổ điển của London có giá khoảng 20 Bảng, tương đương khoảng 25,8 USD vào thời điểm hiện tại, so với mức 30 USD vào hôm 23/6.
Giá vé vào rạp hát thì sao? Hai chiếc vé xem chương trình “Kinky Boots”, một trong những show diễn hấp dẫn nhất ở London hiện nay, tiêu tốn 206 USD, rẻ hơn 34 USD so với trước Brexit.
Và giá ăn nhà hàng ở London đương nhiên cũng “mềm” đi rất nhiều. 
Một bữa tối có rượu vang dành cho hai người tại nhà hàng kiểu Anh cao cấp có tên Berners Tavern ở khu Fitzrovia có giá 150 USD trước Brexit. Giờ đây, nhờ Brexit, giá bữa ăn chỉ còn 129 USD.

Như vậy, sự sụt giá của đồng Bảng do Brexit đã giúp du khách tiết kiệm tổng cộng 138 USD trong 5 hạng mục chi tiêu nói trên. Số tiền này đủ để du khách dự tiệc trà chiều tại khách sạn hạng sang Ritz tại London.

Nguồn:Thăng Điệp/vneconomy.vn


Brexit khiến FED thận trọng về khả năng nâng lãi suất USD

Brexit khiến FED thận trọng về khả năng nâng lãi suất USD

Trong buổi họp chính sách vào tháng 6/2016, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tuyên bố mọi quyết định nâng lãi suất đồng USD sẽ được trì hoãn cho đến khi FED đánh giá được hết hậu quả của việc Anh rời Liên minh châu Âu (EU). Đó là nội dung của biên bản cuộc họp gần nhất của FED được Reuters trích đăng ngày thứ Tư.

Cụ thể, theo biên bản kết quả cuộc họp của FED ngày 14 và 15/6 (trước khi Brexit xảy ra), các quan chức thuộc FED thể hiện tâm lý rất lo lắng về hậu quả của Brexit. 
“Các thành viên thuộc FED thống nhất rằng trước khi nghĩ đến việc điều chỉnh lãi suất đồng USD hay thay đổi định hướng chính sách tiền tệ, cần có thêm số liệu về tác động của Brexit lên các nền kinh tế”, các quan chức FED nhấn mạnh.
Từ thời điểm cuộc họp diễn ra đến nay, nỗi lo của các quan chức FED lớn dần theo thời gian. Trong ngày thứ Tư, một quan chức cấp cao thuộc FED, ông Daniel Tarullo, khẳng định hãy không nên nghĩ đến việc nâng lãi suất cho đến khi lạm phát tại Mỹ đạt mức mục tiêu. 
Brexit đã khiến thị trường tài chính toàn cầu “choáng váng”, chỉ trong 1 ngày sau cuộc bỏ phiếu lịch sử tại Anh, thị trường chứng khoán toàn cầu mất 2 nghìn tỷ USD.
Cho đến hiện tại, những nỗi lo hậu Brexit vẫn tiếp diễn bởi nhà đầu tư dự báo sẽ phải mất nhiều năm Anh và EU mới có thể đi đến thống nhất về các quy định trong lĩnh vực tài chính, thương mại và nhập cư.
Phiên ngày thứ Tư, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ rớt xuống mức thấp kỷ lục, nhiều nhà đầu tư cho rằng ít nhất đến năm 2017, FED mới có thể nâng được lãi suất cơ bản đồng USD.
“Chúng ta sẽ cần đến vài tháng liên tiếp kinh tế Mỹ có những dấu hiệu tích cực, khi đó mới có thể nói đến việc lãi suất cơ bản đồng USD được điều chỉnh tăng”, trưởng bộ phận đầu tư tại quỹ Wells Fargo Funds Management, ông Brian Jacobsen, nhận định. 
Từ sau Brexit, đồng USD đã không ngừng tăng giá, mức tăng đạt hơn 2% so với các đồng tiền khác trong giỏ các loại tiền tệ chủ chốt của thế giới. Đồng USD tăng tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu của Mỹ. Sau khi biên bản cuộc họp tháng 6/2016 của FED được công bố, đồng USD giảm giá nhẹ.
Trước Brexit, FED từng nói đến khả năng sẽ nâng lãi suất cơ bản đồng USD 2 lần trong năm 2016 để ngăn kinh tế Mỹ tăng trưởng quá nóng. Từ sau Brexit, nhiều quan chức thuộc FED liên tục cảnh báo về việc phải cực kỳ thận trọng với quyết định này và hiện còn quá sớm để đánh giá được toàn bộ tác động của Brexit.
Dù lĩnh vực phi sản xuất Mỹ phát đi tín hiệu tích cực nhưng đầu tư doanh nghiệp và hoạt động tuyển dụng của doanh nghiệp không tăng trưởng cao tương ứng. 

Sau Brexit, đồng Bảng Anh đã sụt giá 13% so với đồng USD, riêng phiên ngày thứ Tư, đồng Bảng Anh giảm 1%.

Nguồn: vneconomy.vn

Xem tiếp bài thuộc chuyên đề

FED: Quá sớm để đánh giá ảnh hưởng của Brexit

Tăng phi mã sau Brexit, nhiều cổ phiếu đã vào vùng tiềm ẩn rủi ro?

Quan điểm của Tổng thống Mỹ Barack Obama về việc Brexit

Đồng bảng chạm đáy 30 năm và câu chuyện nước Anh ngày ấy bây giờ

Tác động của Brexit với Hồng Công

Mới cập nhật

Đầu tư an toàn và hiệu quả từ sản phẩm Lộc Vàng của TIKLUY

Cách chọn định dạng CV phù hợp với nhu cầu của bạn

Cách viết thư xin việc ấn tượng cho người chưa có kinh nghiệm

NEU CAREER WEEK 2024: Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa

7 điều hết sức đơn giản nhưng giúp CV chuyên nghiệp và nổi bật

Scribbles’ Tour 2024: Vọng Dấu Ẩn Tích

“Săn” việc mùa tuyển dụng: các lưu ý để không bỏ lỡ