tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Những điểm nổi bật của Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

  • Cập nhật : 02/11/2015

(Luat thue)

Ngày 14/9/2015, Chính phủ ban hành Nghị định 78/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp 2014 về đăng ký doanh nghiệp. Nghị định 78/2013/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ ngày 01/11/2015, thay thế Nghị định 43/2010/NĐ-CP ngày 14/4/2010 (được sửa đổi sung, sửa đổi bởi Nghị định 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013).

anh minh hoa. nguon: plf.vn

Ảnh minh họa. Nguồn: plf.vn

Nghị định 78/2013/NĐ-CP có nhiều điểm mới khá quan trọng với doanh nghiệp, PLF tóm lược một số nội dung chính như sau:

Đăng ký, hủy mẫu con dấu

Việc đăng ký, hủy mẫu con dấu đã được làm rõ tại Điều 34 Nghị định 78/2013/NĐ-CP. Theo đó, doanh nghiệp trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu phải thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Khi nhận thông báo mẫu con dấu của doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận cho doanh nghiệp và thực hiện đăng tải mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp doanh nghiệp đã có nhiều lần đăng tải thông báo về mẫu dấu thì thông báo được đăng tải gần nhất sẽ là thông báo có hiệu lực.

PLF khuyến nghị Doanh nghiệp nên bổ sung quy định rõ ràng về quản lý, bảo quản, sử dụng con dấu trong Điều lệ doanh nghiệp.

Mã số của doanh nghiệp hiện nay

Trước đây, doanh nghiệp trong nước sẽ hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký thuế, mã số đầu tư và mã số thuế là hai mã số khác nhau.

Tuy nhiên, theo quy định mới tại Khoản 2, Điều 6, Nghị định 78/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thành lập mới tại Việt Nam không còn được cấp Giấy đăng ký thuế, thay vào đó là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mã số doanh nghiệp cũng chính là mã số thuế.

Thời gian thay đổi thông tin cổ đông nước ngoài, người quản lý doanh nghiệp

Điều 52Nghị định 78/2013/NĐ-CP đã cụ thể hóa quy định của Luật Doanh nghiệp về việc thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài trong công ty cổ phần chưa niêm yết.

Theo đó, khi có sự thay đổi cổ đông do chuyển nhượng cổ phần, Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thông tin hoặc có thay đổi.

Riêng đối với việc thay đổi thông tin về họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú, số cổ phần và loại cổ phần của cổ đông là cá nhân nước ngoài; tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, số cổ phần và loại cổ phần và họ, tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ thường trú người đại diện theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức nước ngoài, Doanh nghiệp có trách nhiệm gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh doanh trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày có thông tin hoặc có thay đổi.

Trường hợp doanh nghiệp thay đổi có thông tin về họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người quản lý doanh nghiệp, thành viên Ban kiểm soát hoặc Kiểm soát viên, Doanh nghiệp gửi thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi thông tin.

Khi nào doanh nghiệp phải đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mẫu mới?

Nghị định 78/2013/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể về các trường hợp doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư,… trước ngàyNghị định 78/2013/NĐ-CP có hiệu lực.

Theo đó, các doanh nghiệp này được tiếp tục hoạt động theo nội dung các giấy chứng nhận đã được cấp và không bắt buộc phải thực hiện thủ tục đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo mẫu mới khi đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

Trên thực tế hiện nay, PLF nhận thấy doanh nghiệp đang hoạt động theo Giấy chứng nhận đầu tư khi có nhu cầu thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đầu tư, sẽ buộc phải thực hiện thủ tục tách nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấy chứng nhận đầu tư thành Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Điều này có nghĩa là sau khi hoàn tất thủ tục này doanh nghiệp sẽ hoạt động song song theo 2 loại giấy gồm: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

(Theo Tạp chí Tài Chính)

 

Trở về

Bài cùng chuyên mục