7 phi vụ rút tiền tổng cộng 12.057 tỷ đồng, Phạm Công Danh và đồng phạm gây thiệt hại cho ngân hàng 9.133 tỷ đồng. Trong số tiền làm thất thoát, có đến hơn 3.000 tỷ Danh không giải thích nổi đã làm gì.
Phiên tòa sáng 22/7: Cứ đưa chứng minh nhân dân là làm được giám đốc
- Cập nhật : 22/07/2016
Tòa hỏi Hoàng Đình Quyết - nguyên Phó Giám đốc phụ trách VNCB chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang
HĐXX: Bị cáo được chỉ đạo làm việc với nhóm Trần Ngọc Bích. Lãnh đạo chỉ đạo bị cáo là ai?
Là bị cáo Phạm Công Danh ạ.
HĐXX: Bị cáo làm việc với nhóm Trần Ngọc Bích những gì?
Mở các hợp đồng tiền gửi và theo dõi quản lý các hợp đồng đó tại chi nhánh bị cáo.
HĐXX: Phạm Công Danh chỉ đạo những ai nữa?
Bị cáo không biết. Chủ tịch chỉ chỉ đạo bị cáo làm tròn trách nhiệm tại chi nhánh bị cáo phụ trách. Lúc đó chỉ đạo miệng, không có ai.
HĐXX: Bị cáo Phạm Công Danh chỉ đạo bị cáo những gì?
Chỉ đạo bị cáo xử lý các hợp đồng tiền gửi của Nhóm Bích theo đúng quy định, sổ tiết kiệm, cho vay tiền bằng sổ tiết kiệm.
Khi làm thì có thể nhóm chưa kịp hoàn thiện hồ sơ liền thì có thể mang về bổ sung sau.
HĐXX: Bị cáo nghĩ sao khi nhóm Bích cũng là khách hàng thôi, sao phải chỉ đạo riêng thế? Bị cáo nghĩ gì?
Cho phép bị cáo trình bày thêm một chút. Thời điểm đó ngân hàng ít tiền, rất khó mỗi giao dịch được thực hiện ngay. Có giao dịch thực hiện phải mất cả tuần.
Bị cáo nhận thấy nhóm Bích là khách VIP lại là chỗ quen biết nên cùng với áp lực thanh khoản của ngân hàng thì bị cáo cho nợ chứng từ kế toán. Bị cáo biết rằng việc cho nợ chứng từ này là sai nhưng về mặt chủ trương của ngân hàng lúc đó là đúng vì áp lực giữ khách.
Lúc đó ngân hàng có khách nhưng không nhiều. Nhóm Bích là lớn nên ưu tiên. Giao dịch thực hiện hôm nay nhưng có thể nợ chứng từ.
HĐXX: Nếu không phải là nhóm Bích mà một nhóm khác cũng có tiền lớn như thế thì bị cáo có cơ chế ưu tiên như thế không?
Dạ thưa có.
HĐXX: Nhóm Bích có bao nhiêu người?
Bị cáo không biết rõ, khoảng 16 người. Nhóm Bích không trực tiếp đến ngân hàng. Tiền thông thường chuyển đến tài khoản mở tại ngân hàng VNCB.
Lượng tiền lớn, rất lớn từ hàng chục tỷ đến hàng trăm tỷ, cộng dồn nhiều lần thì cũng đến hàng nghìn tỷ.
HĐXX: Như thế có nghĩa là khoản tiền lớn, người ta không thể chở đến ngân hàng đâu đúng không? Họ phải chuyển khoản đến là hợp lý đúng không.
Vâng
HĐXX: Ngoài việc ưu tiên thủ tục hồ sơ thì còn ưu tiên gì nữa không?
Còn ưu tiên lãi suất. Có thể ưu tiên 2-4%/ năm so với trần ngân hàng nhà nước quy định.
HĐXX: Những người khác đến gửi có được lãi suất như thế không?
Dạ có.
HĐXX: Vì sao lại phải ưu tiên lãi suất như thế?
Vì thời điểm đó ngân hàng liên tục phải trả tiền đến hạn, thanh khoản thấp. Người gửi thường họ chuyển đến các ngân hàng lớn hơn, uy tín hơn. Nếu ngân hàng VNCB không ưu tiên lãi suất thì sẽ không thu hút được người gửi tiền. Mức ưu tiên đó thời điểm đó các ngân hàng đều thực hiện. Ngân hàng của bị cáo cũng đã nghiên cứu các ngân hàng nhỏ khác và thực hiện.
HĐXX: Bị cáo có tìm hiểu tính thanh khoản của các NH khác thế nào so với NH Xây dựng không?
Bị cáo có tìm hiểu. Họ cũng căng thẳng thanh khoản như ngân hàng bị cáo.
HĐXX: Theo bị cáo thì mức lãi suất bị cáo đưa ra cũng là quy định chung của NH Xây dựng và lãnh đạo như Phạm Công Danh, Mai Hữu Khương… biết đúng không? Theo bị cáo họ có biết không?
Theo bị cáo thì có biết ạ.
HĐXX: Ai là người chi vượt trần lãi suất?
Theo tính cấp bách của ngân hàng để chi trả vượt trần lãi suất thì có nhiều khoản tiền không được hạch toán vào ngân hàng. Nếu hạch toán vào thì không có tiền để chi vượt trần. Theo bị cáo biết thì Tập đoàn Thiên Thanh thực hiện việc này.
HĐXX: Như vậy theo bị cáo thì thời điểm đó thì ngân hàng bị cáo và các ngân hàng khác cùng chung tình trạng thì khoản chi lãi suất vượt trần không có chứng từ?
Bị cáo nghĩ như thế. Tất cả mọi hợp đồng gửi tiền, sổ tiết kiệm đều có chứng từ. Riêng tiền lãi suất chi ngoài thì bị cáo tổng hợp lại, gửi kế toán Tập đoàn Thiên Thanh chi trả.
HĐXX: Bị cáo có biết rằng trách nhiệm của bị cáo trong việc này thế nào không?
Thưa Hội đồng xét xử là một phần nhiệm vụ của bị cáo và các nhân viên bị cáo thì gặp những người có tiền gửi, thuyết phục họ gửi tiền, không có tờ rơi.
HĐXX: Nhóm Trần Ngọc Bích gửi tiền từ thời điểm nào?
Khoảng tháng 7, 8/2012 là nhóm Bích bắt đầu gửi tiền.
HĐXX: Lúc này Ngân hàng VNCB chưa thuộc Phạm Công Danh mà vẫn là nhóm bà Phấn đúng không? Nhưng thực tế là Phạm Công Danh đã đưa người vào điều hành đúng không?
Thưa Hội đồng xét xử là bị cáo làm việc cũng không rõ vấn đề đó. Bị cáo chỉ nhận chỉ đạo của lãnh đạo.
HĐXX: Thế thì lúc đó là ông Phạm Công Danh rồi. Nhóm Bích có bao nhiêu sổ tiết kiệm?
Vào tháng 8/2013 thì bị cáo bị điều động về chi nhánh Lam Giang. Trước lúc đó thì nhóm Bích gửi hơn 5 nghìn tỷ tại chi nhánh Sài Gòn VNCB.
HĐXX: Tới lúc nào thì nhóm Bích bắt đầu vay tiền?
Đến khoảng tháng 12/2103 thì bắt đầu vay tiền. Thường vay nhiều và ngắn ngày. Vay khoảng 70-80% so với lượng tiền họ gửi.
HĐXX: Bị cáo làm việc với ai?
Bà Bích chỉ đến Ngân hàng làm việc với bị cáo 1 lần, có cả anh Vũ Anh Tuấn. Sau đó bị cáo chỉ làm việc với anh Tuấn.
HĐXX: Họ vay tiền rồi chuyển tiền đi đâu?
Bị cáo chủ quan nhận định là do mối quan hệ giữa nhóm bà Bích và ông Danh. Những người vay tiền cũng là những người đứng tên sổ tiết kiệm. Tiền vay chuyển về người đứng tên chủ tiết kiệm. Sau đó thì chuyển về tài khoản bà Bích. Sau đó tiền lại chuyển sang tài khoản ông Phạm Công Danh.
Triệu tập ông Nguyễn Việt Hà
Hội đồng xét xử mời ông Nguyễn Việt Hà. Ông Hà không có mặt. Hội đồng xét xử yêu cầu thư ký tòa tiếp tục triệu tập ông Hà.
10:2922/07/2016
Tòa hỏi lại Lê Công Thảo
HĐXX: Bản công việc của bị cáo như thế nào?
-Tư vấn cho ban giám đốc
-Viết phần mềm phục vụ ngân hàng
-Một số việc liên quan mua sắm vật tư liên quan công nghệ thông tin là do bị cáo.
HĐXX: Bị cáo biết Ngân hàng đặt dưới sự kiểm soát của ngân hàng nhà nước có biết không?
Bị cáo biết ạ.
HĐXX: Bị cáo biết các giao dịch trên 5 tỷ phải thông qua ủy ban giám sát có biết không?
Bị cáo biết.
HĐXX: Đề án bị cáo viết chưa có thì ứng tiền theo cơ sở gì? Bị cáo có tư duy gì không?
Bị cáo nghĩ rằng nhóm cổ đông Tập đoàn Thiên Thanh sẽ thực hiện nên bị cáo ký. Thời điểm đó thực hiện đồng loạt các công việc. Những việc trọng yếu là do nhóm Tập đoàn Thiên Thanh thực hiện.
Bị cáo nghĩ khi giấy tờ chuyển đến phòng công nghệ thông tin thì tất cả bộ hồ sơ đã được hoàn thiện, đầy đủ điều kiện pháp lý.
HĐXX: Bị cáo nghĩ thế nào khi số tiền ứng quá xa so với mức 5 tỷ đồng, đề án thì chưa viết xong….thì sao lại ký?
Bị cáo làm theo yêu cầu của lãnh đạo và cho rằng hồ sơ đã đầy đủ tất cả mọi thứ hợp lệ.
HĐXX: Hợp đồng ký với An Phát đã đúng với đề án bị cáo đang soạn chưa?
Bị cáo nghĩ rằng đề án do trung tâm chỗ bị cáo soạn chỉ là sơ khởi, phải dùng thêm tư vấn bên ngoài. Đây là hợp đồng tư vấn trọn gói. Bị cáo nghĩ rằng đối tác sẽ cầu nối hỗ trợ tư vấn ngân hàng.
Bị cáo tư duy rằng quy trình sẽ là chữ ký của bị cáo không đủ. Chỉ là giai đoạn đầu. Ký xong thì phải đưa lên các phòng ban khác, rồi giám đốc phê duyệt…nên bị cáo không thể trình tổ giám sát được.
Anh Mai chỉ đạo và nói rằng sẽ chịu trách nhiệm nên bị cáo cũng nghĩ rằng việc ký là phù hợp với thời điểm đó. Bị cáo nghĩ rằng lãnh đạo làm việc với Tập đoàn Thiên Thanh và nhóm này sẽ làm nên ký.
HĐXX: Đáng lý bị cáo đã có một chút lăn tăn thì lãnh đạo chỉ đạo ký thì bị cáo không ký chứ.
Tòa hỏi Nguyễn Thị Kim Vân
Tuy nhiên, bị cáo Vân khóc nức nở. Tòa cho phép nghỉ giải lao 15’ để bị cáo Vân bình tĩnh.
Tòa tiếp tục sau mấy phút.
HĐXX: Bị cáo cho biết làm nhiệm vụ gì, chức danh ra sao?
Bị cáo làm giám đốc công ty Hương Việt. Từ tháng 12/2010 bị cáo làm ở Tập đoàn Thiên Thanh, đến 2012 thì bị cáo được nhờ đứng tên làm giám đốc
HĐXX: Ai nhờ bị cáo làm giám đốc?
Ông Phạm Công Trung- em của Phạm Công Danh nhờ bị cáo làm giám đốc. Bị cáo bảo không biết làm. Ông Trung bảo bị cáo đưa chứng minh nhân dân là ông làm hết.
HĐXX: Bị cáo có được nhận lương gì không?
Bị cáo được nhận lương bán xe 7 triệu/tháng.
HĐXX: Bị cáo ký hợp đồng thuê trụ sở không?
Chị Trang đưa cho bị cáo đưa các giấy tờ cho bị cáo ký. Bị cáo nhìn qua thì có ủy nhiệm chi rồi thì chị Trang bảo bị cáo ký hộ anh Danh hợp đồng thuê trụ sở.
HĐXX: Bị cáo học hết lớp mấy?
Bị cáo học hết lớp 12.
HĐXX: Lúc bị cáo ký thuê trụ sở thì bị cáo có biết ký thuê ở đâu không?
Lúc đó bị cáo ký thì bị cáo không biết. Sau các anh công an bảo thì bị cáo mới biết là ở Sư Vạn Hạnh.
HĐXX: Bị cáo đã học hết lớp 12 thì đáng lẽ bị cáo phải đọc và biết được là ký cái gì chứ. Bị cáo có nhớ là ký ủy nhiệm chi không?
Bị cáo ký nhưng chỉ ký phần chủ tài khoản thôi. Giấy trống trơn.
HĐXX: Bị cáo có biết nó là ủy nhiệm chi không?
Có biết là ủy nhiệm chi nhưng không có chữ gì.
HĐXX: Sao lại không có chữ gì. Nó là ủy nhiệm chi, là giấy chuyển tiền.
Là vì bị cáo quá tin ông (khóc lớn và nặng lời). Bảo bị cáo ký thì bị cáo ký.
HĐXX: Bị cáo là giám đốc, bị cáo ký hợp đồng cho thuê trụ sở, bị cáo ký đứng tên chủ tài khoản. Nếu bị cáo từ chối ngay từ đầu thì tiền đâu thể được chuyển đi.
Bị cáo nhận thấy sai phạm của bị cáo là chữ ký không đúng pháp luật.
09:4222/07/2016
Tòa hỏi Lê Công Thảo
Bị cáo Lê Công Thảo - Giám đốc trung tâm công nghệ thông tin VNCB, phụ trách các vấn đề, nhân sự liên quan đến công nghệ thông tin.
HĐXX: Trong việc nâng cấp hệ thống CoreBanking thì bị cáo đóng vai trò như thế nào?
-Đề án này theo định hướng ĐHCĐ và đề án tái cơ cấu ngân hàng thông qua. Tổng giám đốc có yêu cầu công nghệ thông tin soạn đề án
HĐXX: Bị cáo làm gì liên quan đến việc nâng cấp hệ thống CoreBanking?
Bị cáo soạn đề án và ký giấy tạm ứng tiền.
HĐXX: Thế còn đề án nâng cấp hệ thống CoreBanking mà ngân hàng ký với An Phát thì sao?
Bị cáo phải ký giấy đề nghị tạm ứng tiền vì bị cáo phụ trách công nghệ thông tin. Lúc bị cáo ký giấy đề nghị tạm ứng thì bị cáo được kế toán cho xem hợp đồng ký với công ty An Phát.
HĐXX: Bị cáo có biết gì đối tác?
Lúc ký bị cáo không biết vì cũng không được giao.
HĐXX: Việc này liên quan đến hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng. Vì sao bị cáo ký giấy tạm ứng tiền mà không biết về công ty?
Vì Tổng giám đốc không yêu cầu phòng công nghệ thông tin làm việc với An Phát. Việc này đáng lẽ phòng công nghệ thông tin phải làm việc đối tác nhưng nói ra cũng hơi tự ái nhưng phòng công nghệ thông tin không được làm việc với đối tác. Thời điểm đó cái gì cũng gấp, cái gì cũng triển khai nhanh nên bị cáo chỉ được giao ký đề nghị tạm ứng.
Bị cáo không được giao cụ thể công việc liên quan đề án này.
HĐXX: Lúc ký giấy tạm ứng tiền thì đề án đã có chưa?
Lúc đó đang soạn.
HĐXX: Đang soạn thì làm sao biết bao nhiêu tiền mà tạm ứng?
Chỗ này cho bị cáo được phép nói thêm. Lúc xây dựng đề án thì phòng công nghệ thông tin theo hiện trạng ngân hàng, thuần kỹ thuật, không liên quan đến hợp đồng mà ngân hàng đã ký và đã tạm ứng.
HĐXX: Bị cáo là người ký tạm ứng tiền thì không thể nói rằng là giám đốc không giao thì không
Do bị cáo là giám đốc công nghệ thông tin nhưng tổng giám đốc ký hợp đồng không thông qua phòng công nghệ thông tin nên bị cáo không được biết. Bị cáo nghĩ việc ký là không có rủi ro gì cho ngân hàng.
HĐXX: Nếu không có giấy đề nghị tạm ứng tiền của bị cáo thì tiền có được chuyển đi không?
Dạ không. Đúng là không nhưng bị cáo ký theo quy định của ngân hàng.
HĐXX: Đáng lẽ bị cáo là người có trách nhiệm liên quan và việc này liên quan trực tiếp đến mảng bị cáo phụ trách thì bị cáo phải yêu cầu được làm việc với đối tác để làm rõ năng lực.
09:3422/07/2016
9h30, tòa bắt đầu phiên xét xử thứ 4
Phiên xét xử hôm nay (22/7), các bị cáo đã được chở đến tòa từ trước 8h sáng như thường lệ. Ổn định chỗ ngồi gần xong thì tòa báo hoãn xét xử đến 9h30 vì lý do khách quan.
Đến đúng 9h30, các bị cáo trở lại phòng xét xử. Tòa bắt đầu phiên làm việc ngày thứ 4.
09:1922/07/2016
Diễn biến chính trong phiên xét xử thứ ba (21/7)
Ngày 21/7, Tòa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh xét xử ngày thứ ba đại án Phạm Công Danh và 35 bị cáo làm thất thoát hơn 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng.
Trong buổi sáng, phiên tòa tiếp tục với phần đọc cáo trạng liên quan đến hành vi phạm tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động tín dụng.
Trong đó, Phạm Công Danh là người chỉ đạo, tổ chức thực hiện tội phạm và những người tích cực, giúp sức đắc lực cho Phạm Công Danh là Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương, Nguyễn Quốc Viễn, Hoàng Đình Quyết và Phan Minh Tùng cần xử lý nghiêm.
Còn lại những người khác là người lao động làm thuê, thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên, không được hưởng lợi trực tiếp từ hành vi phạm tội của mình; nhiều bị can có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, gia đình có công với xã hội.., nên cần được phân hóa xem xét giảm nhẹ hình phạt khi xét xử.
Chiều 21/7, HĐXX đã có phần xét hỏi các bị cáo:
- Phan Thành Mai được Phạm Công Danh nhờ viết đề án tái cơ cấu Ngân hàng Đại Tín với chi phí 3,2 tỷ đồng thời gian viết hơn 1 năm.
- Vì không có tiền, VNCB muốn thu hút người gửi bằng việc trả riêng cho khách (ngoài lãi suất quy định) lên tới 10%.
- Mai Hữu Khương làm việc tại Tập đoàn Thiên Thanh và được trả 20 triệu. Khương không hề biết việc mình đứng tên gửi tiền OceanBank và không được hưởng lợi từ việc này.
- Nguyễn Quốc Viễn muốn làm phòng hành chính tổng hợp nhưng phải làm trưởng ban kiểm soát.
(Theo CafeF)