tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 14-09-2018

  • Cập nhật : 14/09/2018

Vì sao nhà đầu tư ngoại “chịu chi” vào bất động sản Việt?

Ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc Asian Holding đưa ra 5 lợi ích đến từ việc dòng vốn ngoại vào thị trường bất động sản Việt Nam với xu hướng ngày càng tăng.

nguyen van hau, tong giam doc asian holding.

Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc Asian Holding.

 

BizLIVE có phần trao đổi với ông Nguyễn Văn Hậu, Tổng giám đốc Asian Holding về những vấn đề này.

Theo ông, vì sao nhà đầu tư ngoại liên tiếp "rót" tiền vào bất động sản Việt Nam thời gian qua?

Một trong những lý do để gia tăng nguồn vốn đầu tư là chính sách, pháp luật về đầu tư, kinh doanh BĐS theo hướng cởi mở hơn với các nhà đầu tư nước ngoài.

Hơn nữa, thị trường BĐS trong nước đang có lợi thế về chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng vững chắc và tầng lớp trung lưu đang gia tăng mạnh. Đây là thời điểm  đỉnh cao của chu kỳ bất động sản, giai đoạn chín muồi cho các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường này.

Ông có nhận định gì về xu hướng M&A trên thị trường bất động sản Việt với sự tham gia của nhà đầu tư ngoại thời gian tới? 

Xu hướng M&A trên thị trường bất động sản Việt Nam ngày càng hấp dẫn và sẽ bùng nổ trong thời gian sắp tới. Hiện tại, lĩnh vực Bất động sản đang đứng thứ 2 trong các nhóm chiếm tỷ trọng lớn M&A thời gian qua, thời gian tới bất động sản hứa hẹn sẽ còn gia tăng mạnh. Với các cơ hội đầu tư vào bất động sản của nhiều tập đoàn lớn nước ngoài với quy mô ngày càng lớn hơn từ vài đến vài trăm ha. Điều này góp phần thúc đẩy bất động sản phát triển bền vững hơn trong tương lai. Hiện nay, chúng ta có lượng dân số vàng khá cao, nhu cầu nhà ở tăng mỗi năm, tốc độ đô thị hóa cũng tăng cao, bất động sản phát triển ngày càng chuyên nghiệp, hiệu quả hơn thì doanh nghiệp đầu tư nước ngoài sẽ góp phần tham gia vào thị trường tiềm năng này. Điều này giúp thay đổi diện mạo đô thị lớn ở Việt Nam.

Việc dòng vốn ngoại vào thị trường bất động sản Việt Nam với xu hướng ngày càng tăng sẽ đem lại rất nhiều lợi ích.

Thứ nhất, khi sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ đem lại một nguồn lực phát triển bổ sung, giúp đẩy nhanh hơn nữa quá trình tăng trưởng của Việt Nam.

Thứ hai, sự hiện diện của các nhà đầu tư ngoại sẽ đem tới thị trường những chuyên môn, kinh nghiệm phát triển ở tất cả các lĩnh vực và phân khúc, giúp đưa thị trường bất động sản Việt Nam đến gần hơn với các nước phát triển trong khu vực.

Thứ ba, việc thị trường trở nên đa dạng về thành phần tham dự sẽ hỗ trợ cho sự phát triển để trở thành một thị trường bền vững.

Thứ tư, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài cũng sẽ làm tăng tính cạnh tranh, cả lĩnh vực phân phối và phát triển, sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho người sử dụng, người mua nhà khi các công ty phải luôn trong một áp lực phát triển từ một thị trường lớn, từ đó phải tích cực tìm kiếm cho mình các giải pháp mới, không ngừng cải tiến hoạt động kinh doanh và sản phẩm.

Thứ năm, việc hợp tác, liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài sẽ giảm áp lực lệ thuộc ngân hàng của doanh nghiệp bất động sản. Hệ thống tài chính - ngân hàng sẽ có thể sử dụng nguồn vốn cho các lĩnh vực khác như nông nghiệp, sản xuất, dịch vụ, thay vì tập trung vào khu vực phát triển bất động sản.

Ông có đánh giá gì về “khẩu vị” đầu tư của nhà đầu tư nội lẫn ngoại trên thị trường bất động sản?

 Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng nâng cao và lượt khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng, các nhà đầu tư cũng đang tìm kiếm các địa điểm phát triển và sở hữu trong lĩnh vực khách sạn. Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng sẽ là một trong những chiến lược phát triển then chốt của các nhà đầu tư nội lẫn ngoại.

Đầu tư vào bất động sản nghỉ dưỡng vốn đã là câu chuyện quen thuộc. Nhưng trong muôn hình vạn trạng các dự án trên thị trường, khó lòng nhận định được đâu là khu vực và dự án “đẻ trứng vàng” có thể yên tâm rót tiền và khai thác thu lợi nhuận. Vì vậy, trong cuộc đua đã có quá nhiều sản phẩm đại trà, doanh nghiệp muốn thắng sẽ phải làm sản phẩm mới hội tụ đủ yếu tố “lạ - chất lượng cao.”

Theo ông làm thế nào để bất động sản Việt Nam có chất lượng ngang tầm quốc tế?

Để bất động sản Việt Nam có chất lượng ngang tầm quốc tế nên xây dựng trên 3 tiêu chí là: Tăng trưởng đều và liên tục, phân bổ hợp lý các lợi ích từ sự tăng trưởng đó và việc sử dụng hiệu quả tài nguyên đất gắn liền với bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Đặc biệt, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực bất động sản.Việc đầu tư vào bất động sản thông minh chắc chắn không phải sân chơi cho nhà đầu tư "lướt sóng" mà là dài hạn. Theo đó, hướng đến đô thị thông minh, kiến trúc xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển đa dạng loại hình nhà ở gắn với chương trình chỉnh trang, phát triển đô thị; trong đó, phân khúc nhà ở xã hội, căn hộ chung cư cao tầng phải phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Việc tiếp cận nền kinh tế số, đô thị thông minh giúp chúng ta không bị bỏ loại ra khỏi sân chơi, bắt kịp xu thế thế giới. (Bizlive)
--------------------------

Doanh nghiệp thực phẩm - đồ uống Việt đang dần mất chỗ đứng trên sân nhà

Theo ước tính của Bộ Công thương, ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam hàng năm luôn chiếm khoảng 15% GDP và có xu hướng tăng trong thời gian tới. Tuy nhiên, trước sức ép hội nhập và cạnh tranh, ngành thực phẩm – đồ uống thương hiệu Việt đang dần mất thị phần trên sân nhà.

Tiềm năng tăng trưởng

Theo báo cáo của Tập đoàn nghiên cứu thị trường Euromonitor, Việt Nam đang là thị trường hấp dẫn các doanh nghiệp (DN) nước ngoài đến đầu tư vào ngành thực phẩm và đồ uống. Nguyên nhân Việt Nam có tỷ lệ dân số cao, trong đó hơn 50 triệu dân số dưới 30 tuổi, được xem là điều kiện thuận lợi giúp Việt Nam trở thành một trong những thị trường tiêu thụ thực phẩm - đồ uống tiềm năng nhất khu vực tiểu vùng sông Mê kông.

Đặc biệt, Việt Nam còn là nước có truyền thống về nông nghiệp, đủ điều kiện để cung ứng các nguồn nguyên liệu thô cho hoạt động sản xuất, chế biến thực phẩm - đồ uống. Chính vì vậy, trong các cuộc triển lãm quốc tế về thực phẩm – đồ uống thường niên tại Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài đến tham gia, tìm hiểu cũng như tìm đối tác phân phối.

Thực tế cho thấy, nhiều thương hiệu đến từ nước ngoài trong lĩnh vực thực phẩm – đồ uống xuất hiện ngày càng nhiều, góp phần cho thị trường thực phẩm – đồ uống tại Việt Nam thêm sôi động. Chỉ tính riêng tại TP Hồ Chí Minh, có đến hơn 2.040 doanh nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống và số lượng doanh nghiệp gia nhập ngành hàng này hàng năm khoảng 300 doanh nghiệp.

Thống kê 7 tháng năm 2018, doanh thu bán lẻ nhóm hàng lương thực, thực phẩm tại TP Hồ Chí Minh ước đạt 66.744 tỷ đồng, tăng 13,7% so cùng kỳ và chiếm 17,46% doanh thu bán lẻ hàng hóa.

Đáng chú ý, có nhiều thương hiệu nước ngoài chiếm lĩnh thị trường trong nước, được người tiêu dùng ưa chuộng và biết đến, chủ yếu đến từ Thái, Nhật, Hàn Quốc… Chỉ tính sản phẩm thực phẩm mà các doanh nghiệp Nhật Bản xuất khẩu vào thị trường Việt Nam đã đạt kim ngạch trung bình 7,5 tỷ USD/năm. Hiện Tổ chức xúc tiến mậu dịch Nhật Bản (JETRO) đang tiếp tục hỗ trợ các hệ thống Ministop, Aeon, Family Mart đầu tư mở rộng hệ thống phân phối tại thị trường Việt Nam để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tại Việt Nam cũng như xuất khẩu sản phẩm sang thị trường này.

Rào cản gia nhập thị trường

cac thuong hieu thuc pham - do uong ngoai dang ngay cang mo rong thi phan tai viet nam.

Các thương hiệu thực phẩm - đồ uống ngoại đang ngày càng mở rộng thị phần tại Việt Nam.

 

Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế TS.LS Bùi Quang Tín, CEO Trường Doanh nhân Bizlight, thành viên Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh, mặc dù ngành chế biến thực phẩm tại Việt Nam rất tiềm năng nhưng các thương hiệu Việt trên sân nhà lại rất yếu.

Đáng lo ngại, những doanh nghiệp chế biến thực phẩm có thương hiệu lớn, vốn đang được xem là trụ cột thị trường, đang dần mất vào tay những doanh nghiệp ngoại. Cụ thể như các thương hiệu Việt nổi tiếng như Vissan, Công ty CP chế biến hàng xuất khẩu Cầu tre, Kinh Đô, Bibica, ABC…

Ngoài ra, còn có nhiều sự đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài thông qua hình thức M&A hay tự thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Cụ thể như Tập đoàn CJ Chelijedang (Hàn Quốc) đã chính thức mua lại cổ phần của Công ty Cầu Tre với tỷ lệ sở hữu lên tới 71,6%. Tập đoàn này cũng đang nắm giữ 64,9% vốn của Công ty TNHH thực phẩm Minh Đạt và 3,8% cổ phần tại Công ty Vissan.

Hay các doanh nghiệp của Thái Lan hợp tác chiến lược cùng Masan, đầu tư cổ phiếu Vinamilk; vụ Daesang Corp (Hàn Quốc) đầu tư trọn 100% cổ phần của CTCP thực phẩm Đức Việt; CTCP Á Mỹ Gia trao gửi toàn bộ 100% cổ phần của mình cho Earth Chemical (Nhật Bản); Fraser & Neave Ltd. (Singapore) mua 5,4% cổ phần của Vinamilk…

Có thể thấy trong 5 năm qua, mức độ cạnh tranh trong ngành thực phẩm - đồ uống tại Việt Nam chưa bao giờ lại khốc liệt như vậy. Sự cạnh tranh đến mức nhiều doanh nghiệp nội bị thôn tính và sáp nhập. Theo chuyên gia kinh tế TS.LS Bùi Quang Tín, nguyên nhân chính là do thói quen văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam không thay đổi kịp so với sự hội nhập.

“Ngoài ra, các doanh nghiệp nhỏ lại chưa có khả năng chuyển đổi đủ để có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, cũng như chi phối và trụ vững tại thị trường nội địa. Mặt khác, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm – đồ uống Việt phần lớn vừa có quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu vốn và kinh nghiệm quản trị; tư duy ngắn hạn, thiếu liên kết; nặng về mối quan hệ, dựa dẫm; xem nhẹ chữ tín; chậm thích ứng với tập quán kinh doanh quốc tế và các FTA; chưa tạo được thương hiệu về F&B mạnh; chưa phát triển được mô hình kinh doanh F&B theo chuỗi… Do đó, đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp ngoại lấn sân vào thị trường Việt Nam cạnh tranh thị phần”, TS.LS Tín nhận định.

Có thể thấy, những doanh nghiệp như Vinamilk, Masan, Sabeco hay Vinacafe hiện nay dù được coi là lớn ở thị trường trong nước nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa so với những tập đoàn đồ uống nổi tiếng trên thế giới như Heneiken, Nestle hay Coca - Cola... Nguyên nhân chỉ vì việc chậm thay đổi mẫu mã hàng hóa đã gây bất lợi, khiến các doanh nghiệp Việt giảm sức cạnh tranh.

Để biến cơ hội thành lợi thế cho tăng trưởng của doanh nghiệp, ông Nguyễn Trung Anh, Giám đốc Nghiên cứu và phát triển Tập đoàn PAN, cho rằng cùng với việc đa dạng hóa sản phẩm nhằm đáp ứng xu hướng thị hiếu tiêu dùng, điều quan trọng hơn với các doanh nghiệp thực phẩm – đồ uống là phải gia tăng chất lượng sản phẩm ngay từ các khâu trong chuỗi sản xuất.

“Mỗi thành viên tham gia vào chuỗi cung ứng thực phẩm từ nông dân, các nhà sản xuất, chế biến và phân phối cần cố gắng tạo ra những sản phẩm có chất lượng ổn định, an toàn, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Đặc biệt, cần có sự hợp tác tốt giữa các thành viên trong chuỗi. Đây là hướng đi bền vững để nâng cao vị thế của thực phẩm Việt Nam”, ông Nguyễn Trung Anh chia sẻ.(Baotintuc)
---------------------------

ASEAN, khối kinh tế lớn thứ 6 toàn cầu sẽ đối mặt với thách thức gì?

“10 năm tới ASEAN sẽ gặp nhiều thách thức như tác động của các cú sốc bên ngoài cũng như nội khối ASEAN vì 75% tỷ trọng thương mại của khối phụ thuộc vào các nước bên ngoài”, ông David Wijeratne, Lãnh đạo Trung tâm Thị trường Mới nổi của PwC toàn cầu cho biết tại cuộc họp báo “ASEAN Từ một góc nhìn”. 

Tại cuộc họp báo nội dung "ASEAN từ một góc nhìn", trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN diễn ra chiều 12/9, ông David Wijeratne, Lãnh đạo Trung tâm Thị trường Mới nổi của PwC toàn cầu cho biết, cách đây mười mấy năm, ASEAN còn là khu vực được biết đến với tỷ lệ nghèo đói cao, xung đột và mâu thuẫn nhưng khối ASEAN đã trở thành khối kinh tế thứ 6 toàn cầu.

Và khi ASEAN tăng trưởng vấn đề trọng tâm là con người và lực lượng lao động, khi so sánh với các thị trường mới nổi khác. Theo thống kê, dự trữ ngoại hối ASEAN đứng thứ 4 trên thế giới theo ý thu hút đầu tư nước ngoài.

Theo ông David Wijeratne, 5-10 năm tới ASEAN sẽ gặp nhiều thách thức như tác động của các cú sốc bên ngoài cũng như nội khối ASEAN vì 75% tỷ trọng thương mại của khối phụ thuộc vào các nước bên ngoài. Dẫn chứng về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, ông David Wijeratne nói:”Rõ ràng ASEAN nhạy cảm với các cú sốc bên ngoài”.

Lãnh đạo Trung tâm thị trường mới nổi của PwC toàn cầu cũng cho biết, bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ có một số tác động chẳng hạn vấn đề thất nghiệp, sản xuất cũng như cung cấp dịch vụ có đáp ứng nhu cầu đặt ra.

Theo ông David Wijeratne vấn đề năng suất lao động thách thức số 1, đòi hỏi phải có cải cách thể chế, cơ sở hạ tầng.

Đặt ra giả thiết nếu tiếp tục với đà tăng trưởng như vậy, ông David Wijeratne đặt câu hỏi đâu là giải pháp? “Chúng tôi đưa ra khuyến nghị Ban thư ký ASEAN cần tập trung vào khó khăn, thách thức đặt trong bối cảnh thương mại bên ngoài và nội khối, xem xét các rào cản thương mại. Trước đây chúng ta đã nghe đến Mỹ và EU trao đổi về rào cản thương mại, điều này có ý nghĩa đối với ASEAN”, ông  David Wijeratne nói.

Theo ông David Wijeratne, mỗi quốc gia trong ASEAN cần nhìn nhận sự chuyển dịch dân số, dân số đã có sự già hóa, có sự giảm đi của lực lượng lao động, khó khăn nguồn tài chính chi trả quỹ lương hưu, tới đây nền kinh tế ASEAN sẽ phải làm nhiều hơn trong phát triển kinh tế khi có lực lượng lao động ít hơn.

Một số quốc gia trở thành quốc gia thu nhập trung bình như Malaysia, Thái Lan, các quốc gia này đã có đòn bẩy, bây giờ họ đã hướng tới sản xuất hàng hóa cung cấp dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cao hơn. Chính chuỗi giá trị tạo môi trường, người lao động có năng lực để có mức lương cao hơn.

Đối với Việt Nam, theo ông David Wijeratne, Việt Nam trở thành nước thu nhập trung bình ở mức độ thấp rồi, cần đảm bảo làm sao để lao động nữ tham gia nhiều hơn và để lao động già hơn tiếp tục đứng trong hàng ngũ lao động.

Trường hợp quốc gia có thu nhập trung bình, dân số trẻ như Indonesia cần tạo công ăn việc làm có chất lượng, đòi hỏi phải có sự hợp tác, quan hệ đối tác khu vực công tư, lao động trẻ cần được trang bị kỹ năng để có thể trở thành doanh nhân, có doanh nghiệp.

Myanmar, Campuchia, Lào đang ở cơ cấu dân số trẻ, các quốc gia này có chặng đường dài hơn để đi, họ cũng cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài và điều này Trung Quốc hay Singapore đã làm.

Cần tạo ra các mô hình số, sức mạnh kỷ nguyên số tiếp cận khách hàng thông qua mô hình ngân hàng điện tử, thương mại điện tử, qua điện thoại thông minh kết nối với cơ sở nền tảng của khách hàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và người dùng doanh nghiệp làm thế nào để thay đổi và chuyển mình, ví dụ thông qua sử dụng siêu dữ liệu, blockchain...

Tiếp theo, trong khối ASEAN cần thấy được tầm quan trọng của hợp tác và đối tác, các doanh nghiệp thấy được sự hội tụ của họ.(Bizlive)

Trở về

Bài cùng chuyên mục