tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 10-11-2017

  • Cập nhật : 10/11/2017

Công ty thanh toán Malaysia đầu tư 3,3 triệu USD vào MPOS Việt Nam

Nhà cung cấp giải pháp thanh toán Malaysia GHL Systems Berhad đã ký thỏa thuận đầu tư hơn 3,3 triệu USD vào công ty cổ phần công nghệ MPOS Global tại Việt Nam để đổi lấy 31,16% cổ phần.

Theo Deal Street Asia, GHL sẽ sở hữu 29,8% cổ phần của MPOS Technology JSC, đơn vị tại Việt Nam của MPOS Global. Sau giao dịch, tập đoàn thương mại điện tử NextTech sẽ giảm tỷ lệ nắm giữ trực tiếp trong MPOS Global xuống 39,4%, trong khi nhà đầu tư ban đầu Life.SREDA sẽ nắm giữ 4,2% cổ phần. Ngoài ra, CEO Nguyễn Hữu Tuất của MPOS sẽ nắm giữ 25,2% cổ phần.

mpos technology la cong ty dau tien va duy nhat tai dong nam a cung cap dich vu thanh toan the tren nen tang di dong mobile pos

MPOS Technology là công ty đầu tiên và duy nhất tại Đông Nam Á cung cấp dịch vụ thanh toán thẻ trên nền tảng di động Mobile POS

MPOS Technology được thành lập vào năm 2013 dưới sự bảo trợ của NextTech (trước đây là PeaceSoft), một trong những nhà cung cấp thương mại điện tử lớn nhất tại Việt Nam. Công ty mẹ, MPOS Global, chuyển sang mô hình tập đoàn tại Seychelles vào tháng 3/2017. MPOS Technology làm việc với khoảng 3.000 tiểu thương, hoạt động trên 7.000 điểm thanh toán di động trên toàn quốc.

"Chiến lược của GHL là mở rộng phạm vi hoạt động tại các thị trường ASEAN khác. Thương vụ này sẽ giúp GHL thâm nhập vào thị trường Việt Nam, phù hợp với chiến lược của GHL", công ty cho biết.

Quan hệ đối tác cũng sẽ tăng cường sự hiện diện của 2 bên trong các giải pháp thanh toán thế hệ tiếp theo như mã QR và giao tiếp trường gần (NFC).(NDH)
------------------------

Nhiều doanh nghiệp thép Hàn Quốc muốn hợp tác với Tập đoàn Hòa Phát

Sáng 8/11/2017, đoàn doanh nghiệp Hàn Quốc gồm đại diện 12 công ty sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực thép xây dựng, ống thép, phụ kiện ống, thép mạ màu, mạ kẽm… đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn Hòa Phát nhằm trao đổi và tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư.

Tổng giám đốc Trần Tuấn Dương đã giới thiệu về tình hình hoạt động của Tập đoàn. Hòa Phát hiện nay đang nằm trong top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, vốn chủ sở hữu 1,5 tỷ USD và vốn hóa trên thị trường chứng khoán là 2,5 tỷ USD.

Hòa Phát đang dẫn đầu thị phần thép xây dựng và ống thép tại Việt Nam, trong đó công suất thép xây dựng hiện đạt 2 triệu tấn/năm, chiếm 24% thị phần; ống thép có sản lượng trên 600.000 tấn/năm, chiếm khoảng 27% thị phần. Nhà máy tôn mạ kẽm, mạ màu của Tập đoàn với công suất 400.000 tấn/năm sẽ cung cấp sản phẩm cho thị trường vào đầu năm 2018. Đặc biệt, Hòa Phát đang xây dựng Khu liên hợp Gang thép Dung Quất tại miền Trung với công suất 4 triệu tấn thép/năm. Hiện nay, sản phẩm thép của Hòa Phát đã xuất khẩu sang một số thị trường như: Mỹ, Canada, Australia, các nước Đông Nam Á…

Sau khi nghe giới thiệu về quy mô, tầm vóc của Tập đoàn Hòa Phát, các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn xúc tiến các quan hệ hợp tác kinh doanh. Cụ thể, ông Sang Hybu Lee, đại diện Công ty Jung Min Steel rất quan tâm đến sản phẩm thép cuộn mạ kẽm của Hòa Phát. Đại diện G.S ACE Industry Co., ltd, HanJin Pipe bày tỏ nhu cầu nhập ống thép và nguyên liệu thép của Hòa Phát để sản xuất.

Kết thúc buổi làm việc, Tổng giám đốc Trần Tuấn Dương hy vọng thông qua buổi khởi đầu tốt đẹp này, Tập đoàn Hòa Phát và các doanh nghiệp của Hàn Quốc sẽ có thêm nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai.

Được biết, trước đó, các doanh nghiệp sắt thép Hàn Quốc đã thông qua Tham tán Thương mại Việt Nam tại Hàn Quốc để liên hệ làm việc với Tập đoàn Hòa Phát trong chuyến công tác tại Việt Nam với mong muốn trao đổi, tìm kiếm cơ hội hợp tác.(NDH)
-----------------------------

Khung thuận lợi hóa Thương mại điện tử được thông qua tại APEC 2017

Hội nghị liên Bộ trưởng Ngoại giao – Kinh tế APEC 2017 ngày 8/11, thông qua hàng loạt văn kiện quan trọng. Một trong số đó bắt nguồn từ sáng kiến của Bộ Công Thương Việt Nam, đó là Khung thuận lợi hóa thương mại điện tử xuyên biên giới trong APEC.

Nhằm phát huy hơn nữa động lực tăng trưởng của thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới, đóng góp tích cực cho liên kết thương mại và kinh tế khu vực, Việt Nam đã đề xuất, chủ trì xây dựng sáng kiến về Khung thuận lợi hóa Thương mại điện tử xuyên biên giới trong APEC và coi đây là một nội dung quan trọng của chương trình nghị sự APEC 2017.

Theo đó, Khung Thuận lợi hóa này tập trung vào 5 trụ cột làm việc bao gồm hoàn thiện và hài hòa hóa khung pháp lý TMĐT của các nền kinh tế APEC nhằm tạo thuận lợi cho TMĐT xuyên biên giới trong khu vực. Đồng thời tăng cường xây dựng năng lực để các nền kinh tế APEC có thể hỗ trợ các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ tham gia vào thị trường TMĐT xuyên biên giới; thuận lợi hóa thương mại phi giấy tờ trong khu vực, giải quyết những vấn đề mới và liên quan đến nhiều bên trong thương mại điện tử xuyên biên giới.

TMĐT xuyên biên giới hiện được coi là lĩnh vực phát triển nhanh nhất của thương mại thế giới. Từ xuất phát điểm gần như bằng 0 ở thời điểm hai thập kỷ trước, đến cuối năm 2016, TMĐT xuyên biên giới (bao gồm giao dịch doanh nghiệp – doanh nghiệp B2B và bán lẻ B2C) ước tính đạt 1.920 tỷ USD trên toàn cầu. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có khối lượng giao dịch lớn nhất thế giới, theo sau là khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ.

Tính riêng về TMĐT B2C, doanh thu TMĐT B2C xuyên biên giới của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2016 đạt 144 tỷ USD, chiếm khoảng 35,9% doanh thu TMĐT xuyên biên giới B2C toàn cầu. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 467 tỷ USD và 47,9% vào năm 2020.

TMĐT xuyên biên giới là công cụ hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ trong APEC tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, không cần sự hiện diện vật lý hay thương mại ở thị trường vẫn có thể bán sản phẩm ra toàn thế giới..

Doanh nghiệp cần làm gì để đón sóng TMĐT thời gian tới?

Năm 2016, doanh số TMĐT B2C của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương ước tính đạt 1.000 tỷ USD, chiếm hơn 50% thị trường TMĐT B2C toàn cầu - 1.900 tỷ USD.Tỷ trọng của TMĐT trên tổng doanh thu bán lẻ ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương cũng cao hơn các khu vực khác trên thế giới, đạt mức 12,1%. Việt Nam đang đứng trước cả những thuận lợi và thách thức mà vị trí địa lý này mang lại.

Bên cạnh nhiều yếu tố, thì xu hướng hội nhập và toàn cầu hóa cũng đang tác động rất mạnh đến TMĐT Việt Nam, thể hiện ở dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian qua, và cùng với vốn đầu tư là công nghệ và giải pháp.


Dưới tác động đó, các xu hướng phát triển của TMĐT Việt Nam thời gian tới sẽ không nằm ngoài những xu hướng chung của thế giới. Cụ thể, các công nghệ đặc trưng của Cách mạng công nghiệp 4.0 (dữ liệu lớn, Internet của vạn vật, trí tuệ nhân tạo, sinh trắc học...) sẽ khởi nguồn những hình thái ứng dụng TMĐT mới trong thời gian tới. Các mô hình kinh tế chia sẻ (Sharing Economy) phát triển mạnh. Phương thức bán hàng đa kênh (Omni Channel) được ứng dụng rộng rãi trong doanh nghiệp. TMĐT xuyên biên giới, cả theo phương thức B2B và B2C, phát triển nhanh. TMĐT trên di động và thanh toán di động trở nên phổ biến.

Nhìn rộng hơn ra bối cảnh nền kinh tế số và những chuyển động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, TMĐT là phương tiện hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp gia nhập chuỗi cung ứng quốc gia và khu vực, nâng cao tính cạnh tranh và thực hiện thành công quá trình chuyển đổi số.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số doanh nghiệp cả nước (hơn 90%). TMĐT và công nghệ số đang mở ra cơ hội cho doanh nghiệp vừa và nhỏ rút ngắn khoảng cách với các doanh nghiệp lớn, nhờ vào tính cạnh tranh bình đẳng và linh hoạt của môi trường kinh doanh số. Yếu tố có vai trò quyết định đối với thành công của doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay là trình độ khai thác và tiếp cận công nghệ, cũng như phương thức tổ chức hoạt động kinh doanh và mạng lưới kết nối đối tác.

Để cạnh tranh trong môi trường năng động và có hàm lượng công nghệ cao này của nền kinh tế số, doanh nghiệp cần đổi mới cách tư duy, xây dựng những mô hình kinh doanh mang tính sáng tạo, tránh lối mòn của các doanh nghiệp đi trước. Các nghiệp vừa và nhỏ có lợi thế về tính linh hoạt trong mô hình tổ chức hoạt động và khả năng sáng tạo, học tập cái mới, nhưng có thể còn hạn chế về vốn và năng lực nghiên cứu.

Do vậy, việc chủ động trang bị kiến thức, đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu chuyển đổi số, mạnh dạn áp dụng các mô hình TMĐT mới và chú trọng xây dựng uy tín, thương hiệu trên môi trường trực tuyến là những mục tiêu thiết yếu doanh nghiệp vừa và nhỏ cần hướng tới để phát huy hơn nữa các lợi ích của TMĐT nói riêng cũng như hòa nhập vào dòng chảy của nền kinh tế số nói chung.(NDH)
-----------------------------------

Công ty Nhật muốn mua hãng thời trang NEM

Stripe International Inc, một công ty bán lẻ quần áo thời trang của Nhật Bản, công bố sẽ mua lại Công ty thời trang NEM của Việt Nam.

Trao đổi với VnExpress ngày 9/11, ông Trương Việt Bình, Tổng giám đốc NEM cho hay thương vụ đang trong quá trình đàm phán.

TheoStripe International, để thực hiện giao dịch, từ tháng 10, đơn vị này đã thành lậpCông ty cổ phần Stripe Việt Nam,có trụ sở tại Hà Nội, cũng là địa điểm trụ sở của NEM. Stripe Việt Nam có vốn điều lệ 175 tỷ đồng, nhưnggiá trị thương vụ chưa được tiết lộ.

Stripe Intetnational cho biết, đang có chiến lược mở rộng kinh doanh sang các thị trường ASEAN và Việt Nam - những khu vực có tốc độ tăng trưởng dân số cao và kinh tế phát triển nhanh.

Thương hiệu thời trang NEM ra đời từ năm 2002, hiện có 44 cửa hàng trên toàn quốc và gần một nửa số này tập trung ở Hà Nội và TP HCM. Sản phẩm của hãng hướng đến đối tượng khách hàng nữ công sở từ 20 đến 40 tuổi.

Theo Stripe International Inc, mức tăng trưởng doanh thu của NEM trung bình 20% mỗi năm vàdự kiến năm 2017 có thể đạt 26 triệu USD. (VNexpress)

Trở về

Bài cùng chuyên mục