tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 03-04-2017

  • Cập nhật : 03/04/2017

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo làm rõ một số sai phạm về đất đai

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa ký văn bản báo cáo Thủ tướng về một số sai phạm đất đai trên địa bàn theo kết luận mới đây của Thanh tra Chính phủ.

lanh dao thanh pho yeu cau xem xet, ra soat xu ly doi voi 11 dia diem dat da duoc ubnd thanh pho ha noi giao thu tien su dung dat hang nam va 9 manh dat khong co giay to dat tai cong ty co phan duoc pham va thiet bi y te ha noi (hapharco) - anh minh hoa.

Lãnh đạo thành phố yêu cầu xem xét, rà soát xử lý đối với 11 địa điểm đất đã được UBND thành phố Hà Nội giao thu tiền sử dụng đất hàng năm và 9 mảnh đất không có giấy tờ đất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm và Thiết bị y tế Hà Nội (Hapharco) - Ảnh minh họa.

Theo báo cáo của UBND thành phố, thực hiện lãnh đạo UBND thành phố đang giao các Sở, ngành và doanh nghiệp triển khai thực hiện các kiến nghị của Thanh tra Chính phủ đối với một số nội dung. Trong đó yêu cầu xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có sai phạm nêu trong kết luận của thanh tra.

Cụ thể, xem xét, rà soát xử lý đối với 11 địa điểm đất đã được UBND thành phố Hà Nội giao thu tiền sử dụng đất hàng năm và 9 mảnh đất không có giấy tờ đất tại Công ty Cổ phần Dược phẩm và Thiết bị y tế Hà Nội (Hapharco).

Đồng thời, chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền xem xét việc sử dụng nhà đất tại 15 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội của Tổng công ty Cổ phần Điện tử tin học. Rà soát, xử lý việc thuê đất và cho thuê đất sai quy định của Công ty Cổ phần Ôtô khách Hà Tây do vi phạm mục đích sử dụng đất và sai phạm trong việc đứng tên nộp tiền thuê đất.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội đã có những vi phạm trong quản lý đất đai, xây dựng dẫn đến nhiều chủ đầu tư sử dụng đất của nhà nước từ lâu nhưng chưa nộp tiền sử dụng đất. ttính đến ngày 31/12/2014 là 7,166 tỷ đồng.

Đặc biệt là dự án xây dựng công trình có chức năng hỗn hợp Đại Thanh đến thời điểm thanh tra dự án chưa có quyết định giao đất, chưa được cấp thẩm quyền phê duyệt dự án, mục đích sử dụng đất là sản xuất gạch ngói, các bên tham gia thực hiện dự án đã chuyển nhượng bất hợp pháp, chủ đầu tư chưa thực hiện nộp tiền sử dụng đất cho nhà nước nhưng chủ đầu tư đã khởi công xây dựng từ tháng 3/2012, trong quá trình xây dựng có nhiều sai phạm.

Tại kết luận này, Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị chuyển cơ quan công an điều tra hai vụ việc.

Gồm: vụ việc 21 doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp (20 doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh và Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển năng lượng Apa Green) có tổng giá trị gần 823 tỷ đồng để kê khai thuế, khấu trừ thuế, hoàn thuế có dấu hiệu của hành vi trốn thuế được quy định tại Điều 161 Bộ luật Hình sự.

Tiếp đến là vụ việc của dự án xây dựng công trình có chức năng hỗn hợp Đại Thanh (xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội) có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng của cơ quan quản lý nhà nước thuộc UBND TP Hà Nội; đối với các bên tham gia dự án đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của nhà nước trong quá trình thực hiện dự án. (VNECO)

----------------------------------------------------------

Việt Nam bị nhắm đến trong sắc lệnh 'trả đũa thương mại' của Trump

Ngày 31/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố 2 sắc lệnh hành pháp mới của ông sẽ tạo ra một cuộc lật ngược lịch sử đối với việc Mỹ bị thâm hụt thương mại với các nước.

"Họ là những kẻ lừa đảo. Kể từ nay, những người phá vỡ luật lệ sẽ đối mặt với hậu quả và đó sẽ là những hậu quả rất nghiêm trọng", USA Today dẫn phát biểu của Tổng thống Trump.

trump phat bieu sau khi ky 2 sac lenh hanh phap moi. anh: ap.

Trump phát biểu sau khi ký 2 sắc lệnh hành pháp mới. Ảnh: AP.

Theo USA Today, trong 2 sắc lệnh hành pháp mới, một sắc lệnh yêu cầu báo cáo về nguyên nhân thâm hụt thương mại trong vòng 90 ngày. Báo cáo này cần tập trung vào 16 nền kinh tế xuất siêu đến Mỹ trong năm qua, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Mexico, Ireland, Việt Nam, Italy, Hàn Quốc, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Pháp, Thụy Sĩ, Đài Loan, Indonesia và Canada.

Chính quyền Tổng thống Trump dự kiến sẽ gặp gỡ để nghe ý kiến từ các nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ, công nhân, nông dân, người tiêu dùng...

Trong sắc lệnh hành pháp thứ hai, ông Trump yêu cầu chính phủ áp đặt thuế thương mại chặt chẽ hơn đối với các mặt hàng được các chính phủ nước ngoài trợ cấp hay bán phá giá tại thị trường Mỹ.

Các cộng sự của Tổng thống Trump ca ngợi dự thảo sắc lệnh là toàn diện và mang tính lịch sử. Trong khi đó, theo AFP, sắc lệnh thứ nhất chủ yếu mang tính biểu tượng. (Zing)
-----------------------------------------

Đưa hành vi kinh doanh vàng, ngoại hối trái phép vào Bộ luật Hình sự sửa đổi

Khai mạc sáng 3/4, hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách sẽ dành trọn ngày đầu tiên để cho ý kiến về những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015.

Trước khi trình bày báo cáo giải trình, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp - cơ quan thẩm tra dự án luật - Lê Thị Nga cho biết đầu tháng 3/2016, Tổng thư ký Quốc hội đã có công văn đề nghị các cơ quan của Quốc hội, các đoàn đại biểu Quốc hội góp ý hoàn thiện dự án bộ luật và gửi lại chậm nhất ngày 25/3.

Nhưng, đến nay vẫn còn 4 uỷ ban và 33 đoàn đại biểu Quốc hội chưa có hồi âm. Đáng chú ý là trong 68 thành viên của tổ công tác liên ngành có 43 người chưa gửi lại góp ý.

Trong đó có một số người tại các cuộc họp, hội nghị về sửa bộ luật này thì góp ý rất gay gắt, nhưng khi được đề nghị góp ý bằng văn bản, có ký vào từng trang của dự thảo thì lại không có.

Một trong 10 vấn đề lớn mà bà Nga báo cáo liên quan đến tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng (điều 206).

Bà Nga cho biết, có ý kiến đề nghị sửa tên điều luật này thành “tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng” để bảo đảm bao quát hết phạm vi quy định trong điều luật này.

Có ý kiến đề nghị bổ sung các hành vi kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại hối trái phép vào điều 206, vì các hành vi này ảnh hưởng lớn đến hoạt động bình thường của các tổ chức tín dụng cũng như ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.

Ý kiến khác đề nghị không bổ sung hành vi kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại hối trái phép vì đây cũng là hành vi kinh doanh trái phép (quy định tại điều 159 của Bộ luật Hình sự năm 1999, nay đã được thay thế bằng các tội danh khác trong Bộ luật Hình sự năm 2015).

Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thì trong nội dung điều 206 có những quy định không phải là hoạt động ngân hàng mà là hoạt động khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng. Như điểm e khoản 1 quy định “vi phạm quy định của pháp luật về điều kiện góp vốn, giới hạn góp vốn, mua cổ phần”.

Hoặc điểm g khoản 1 “phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp, làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả; tiến hành các hoạt động ngân hàng khi chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép”.

Do đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành với việc sửa đổi tên điều luật thành “tội vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác có liên quan đến hoạt động ngân hàng” để bảo đảm bao quát hết phạm vi quy định trong điều luật này.

Về bổ sung hành vi kinh doanh vàng trái phép, kinh doanh ngoại hối trái phép, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng đây là các lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, có thể ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tổ chức, cá nhân kinh doanh vàng, ngoại tệ hợp pháp (được Nhà nước cho phép), đến nền kinh tế và chức năng điều hành thị trường tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước…

Thực tiễn thời gian qua đã xảy ra một số trường hợp lợi dụng kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại tệ để chiếm đoạt tài sản, huy động vốn dẫn đến hậu quả không thể khắc phục, thì cần thiết phải quy định hành vi này để bảo đảm có căn cứ xử lý hình sự khi tội phạm xảy ra.

Trong quá trình sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2015, một số hành vi kinh doanh trái phép xét thấy tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đáng kể, cần thiết phải xử lý hình sự thì bộ luật này đã quy định tại các điều luật cụ thể như: điều 188 (tội buôn lậu); điều 203 (tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước); điều 234 (tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã)…

Mặt khác, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã quy định đây là một trong các lĩnh vực cần phải có sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước mới được phép thực hiện (khoản 17 điều 4 của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định Ngân hàng Nhà nước có nhiệm vụ “quản lý Nhà nước về ngoại hối, hoạt động ngoại hối và hoạt động kinh doanh vàng”).

Do đó, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tán thành với việc bổ sung hành vi kinh doanh vàng trái phép, kinh doanh ngoại hối trái phép vào điều 206, nhằm bảo đảm công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình phạm tội.

Theo đó, dự thảo luật đã bổ sung hành vi kinh doanh vàng, kinh doanh ngoại hối trái phép nếu gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên, hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên, thì phải chịu trách nhiệm hình sự. (VNeco)
----------------------------------------

Tập đoàn bia lớn nhất Philippines tính mua cổ phần Sabeco

Chủ tịch tập đoàn San Miguel nhận định trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ bia tại Việt Nam tăng trưởng ít nhất là 10%/năm - gấp 5 lần Philippines, Việt Nam có thể cần một điểm tựa vững chắc để tăng trưởng ngành bia trong nước.

Sắp tới, San Miguel - tập đoàn lớn nhất của Philippines dự kiến sẽ đầu tư 34 tỷ USD vào một loạt dự án trong đó có 1 nhà máy lọc dầu, 1 tổ hợp luyện thép và 1 nhà máy khi thác năng lượng sóng biển. Theo chủ tịch San Miguel - Ramon Ang, tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ tại Philippines là động lực để công ty mở rộng các thương vụ đầu tư.

Đặc biệt, tập đoàn này đang tiến hành "định giá và có thể sẽ đề nghị mua lại" công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO), ông Ramon Ang trả lời phóng viên Bloomberg hôm 31/3 cho biết. Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ bia tại Việt Nam tăng trưởng ít nhất là 10%/năm - gấp 5 lần Philippines, Việt Nam có thể cần một điểm tựa vững chắc để tăng trưởng ngành bia trong nước.

"Công ty chúng tôi đang hoạt động rất ổn định", chủ tịch San Miguel chia sẻ. Tại Philippines, cứ mỗi 10 chai bia được bán ra thì có 9 chai là thuộc tập đoàn này. Chủ tịch Ang chỉ ra tốc độ tăng trưởng lợi nhuận thường xuyên của công ty mỗi năm lũy kế 20%. Ông cũng cho biết kể từ năm 2008 khi công ty mở rộng đầu tư theo chiều ngang vào các ngành như thu phí đường bộ và khoáng sản, tổng tài sản của công ty đã tăng gấp gần 4 lần. Ông dự đoán trong năm nay lợi nhuận công ty sẽ tăng ít nhất 20% lên khoảng 1,2 tỷ USD.

Với 40% thị phần trong nước, SABECO là hãng bia lớn nhất Việt Nam. Chính phủ đã chấp thuận cho SABECO thuê một bên thứ 3 làm nhiệm vụ cố vấn bán lại cổ phần cho công ty trong năm nay. Trước San Miguel, Heineken, Anheuser-Busch InBev và Asahi Group Holdings là 3 trong số 7 công ty nước ngoài đã đề nghị mua lại cổ phần của SABECO.

Chủ tịch Ang cho biết đợt chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng của SMC Global Power Holdings Corp (một công ty thuộc tập đoàn San Miguel) có thể bị đẩy đến quý III. Tháng 1/2014, tập đoàn đã từng tuyên bố sẽ bán 49% cổ phần của công ty này.

Tuy nhiên, chiến lược mở rộng ra ngoài ngành thực phẩm và đồ uống của ông Ang đã không gây được hiệu ứng tức thời lên cổ phiếu San Miguel. Mặc dù kể từ đầu năm đến nay cổ phiếu này đã tăng 13% (sau khi tăng 85% vào năm 2016 một phần nhờ vào khoản lợi nhuận từ việc bán tài sản mảng viễn thông), cổ phiếu San Miguel đã ở dưới mức trung bình của thị trường chứng khoán Philippines trong suốt 6/10 năm qua kể từ năm 2007 - thời điểm ông Ang nhận được sự chấp thuận mở rộng hoạt động từ cổ đông.(CafeF)

Trở về

Bài cùng chuyên mục