tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-08-2017

  • Cập nhật : 15/08/2017

Hãng thực phẩm Hàn Quốc xem xét mở nhà máy thứ 2 tại Việt Nam

nguoi dung dau ottogi viet nam la ong shin chung-geun cho biet cong ty muon tang kha nang canh tranh tai viet nam.nguon anh: pulse news

Người đứng đầu Ottogi Việt Nam là ông Shin Chung-geun cho biết công ty muốn tăng khả năng cạnh tranh tại Việt Nam.Nguồn ảnh: Pulse News

Nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu Hàn Quốc là Ottogi đang xem xét kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất mới tại Việt Nam nhằm tăng sức cạnh tranh, thông qua việc gia tăng quy mô kinh doanh và tăng cường sự hiện diện tại Việt Nam, vốn là thị trường nước ngoài lớn nhất của công ty.

Được dự kiến sẽ đặt tại TPHCM, nhà máy thứ hai của Ottogi sẽ được trang bị để sản xuất nhiều sản phẩm thực phẩm, bao gồm thực phẩm đông lạnh.

"Chúng tôi đã hoạt động rất tích cực trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, các mặt hàng chủ lực của chúng tôi vẫn phải nhập từ Hàn Quốc, bây giờ chúng tôi đang lên kế hoạch sản xuất trực tiếp tại đây. Hầu hết các sản phẩm của chúng tôi sẽ được bản địa hóa tại đây", ông Shin Chung-geun, người đứng đầu Ottogi Việt Nam, trả lời trong một cuộc phỏng vấn gần đây với báo Maeil của Hàn Quốc.

Ottogi Vietnam bắt đầu hoạt động từ năm 2008, và hiện là chi nhánh có doanh thu lớn nhất bên ngoài Hàn Quốc của công ty, với doanh thu hàng năm 28,5 tỷ won (25 triệu USD).

Ông Shin cho rằng kết quả kinh doanh xuất sắc của Ottogi Việt Nam là do mạng lưới phân phối rộng khắp. Kể từ khi gia nhập thị trường cách đây 10 năm, công ty đã mở rộng phạm vi bán hàng ra toàn quốc, thăm và tìm hiểu ít nhất 5 nhà phân phối/ngày, trong đó có các nhà phân phối nhỏ ở nông thôn. Công ty hiện tự hào là một trong những chuỗi phân phối rộng rãi nhất tại Việt Nam trong số các nhà bán lẻ thực phẩm Hàn Quốc.

Sản phẩm bán chạy nhất của Ottogi tại Việt Nam là mì ăn liền, chiếm 45% tổng doanh số bán hàng tại đây. Trong ba năm trở lại đây, doanh số của Ottogi cũng được thúc đẩy bởi sự phổ biến của nhạc pop và phim truyền hình Hàn Quốc.(NCĐT)
-----------------------

Đánh thuế người giàu sở hữu nhiều bất động sản: Thu được thì rất khó!

Theo chuyên gia, làm thế nào để đánh thuế được ngôi nhà từ thứ hai trở lên thì quan trọng nhất là phải kiểm soát được. Hơn nữa, sẽ vô cùng thách thức khi các thành viên trong gia đình có thể thay nhau sở hữu bất động sản nhằm tránh thuế...

Bộ Tài chính vừa có một báo cáo chuyên đề cho thấy việc cần thiết phải xây dựng một Luật Thuế tài sản riêng, bởi lẽ chính sách thuế liên quan đến tài sản hiện nay chưa đáp ứng được vai trò là một trong những nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước.

Do đó, theo Bộ Tài chính, xây dựng Luật Thuế tài sản nhằm thể chế hóa chủ trương về chính sách thuế đối với tài sản, xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, phù hợp thông lệ quốc tế, góp phần bình ổn thị trường bất động sản, hạn chế đầu cơ và sử dụng bất động sản lãng phí.

Trước quan điểm này của Bộ Tài chính đã đặt ra nhiều ý kiến khác nhau trước câu chuyện đánh thuế bất động sản.

danh thue bat dong san se vo cung thach thuc khi cac thanh vien trong gia dinh co the thay phien so huu bat dong san nham tranh thue. anh: minh thu

Đánh thuế bất động sản sẽ vô cùng thách thức khi các thành viên trong gia đình có thể thay phiên sở hữu bất động sản nhằm tránh thuế. Ảnh: Minh Thư

Trao đổi với PV Infonet, chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ cho rằng, Bộ Tài chính muốn đánh thuế bất động sản để tăng thêm nguồn thu cũng là điều tốt. Nhưng, theo ông “để thu được thì rất khó”.

“Đầu cơ bất động sản không phải ở chuyện hai hay 3 cái nhà, đầu cơ nghĩa là không phải kinh doanh bình thường nên không phải cứ ai có tiền mua nhà đều là đầu cơ. Vì thế, quan điểm của tôi không nên đặt vấn đề đánh thuế bất động sản để chống đầu cơ”, ông Hồ nói.

Theo vị chuyên gia kinh tế này, làm thế nào để đánh thuế được ngôi nhà từ thứ hai trở lên thì quan trọng nhất là phải kiểm soát được, còn nếu không kiểm soát được thì cũng vô nghĩa.

“Nếu đánh thuế cao quá hay thấp quá đều không được. Làm sao để có mức thuế hợp lý, phải cân nhắc chứ không phải muốn đánh bao nhiêu thì đánh. Hơn nữa, việc đánh thuế hay không đánh thuế không ảnh hưởng gì lớn đến việc chuyển hướng đầu tư, nếu không có thuế thì người ta sẽ đầu tư nhưng  khi có thuế thì người ta sẽ cân nhắc tính toán nhưng khi người ta đã đầu tư thì không phải người ta sợ thuế”, ông Hồ cho hay.

Khá ủng hộ việc đánh thuế bất động sản, GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, đánh thuế cao đối với bất động sản và đánh thuế luỹ tiến với những ngôi nhà thứ hai, thứ ba sẽ có khả năng chống đầu cơ tích trữ trong bất động sản. Theo ông, nguồn tiền trong xã hội phải đầu tư sản xuất mới tạo động lực cho phát triển chứ việc vốn của người dân dồn vào bất động sản là không nên.

“Nếu làm tốt, tôi tin rằng việc đánh thuế này sẽ giúp vừa đảm bảo an sinh xã hội vừa giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững hơn”, ông Võ nói.

Đại diện công ty nước ngoài chuyên quản lý đầu tư và dịch vụ bất động sản ở Việt Nam, ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc JLL tại Việt Nam cho biết, việc đánh thuế lên ngôi nhà thứ 2 trở đi khá phổ biến ở các nước trên thế giới. Tuy nhiên, việc áp dụng luật này tại Việt Nam sẽ khá là phức tạp và cần phải xem xét nhiều khía cạnh.

Dẫn chứng thêm về nhiều trường hợp điển hình trên thế giới đã đánh thuế người mua bất động sản thứ hai trở lên, vị Tổng giám đốc lựa chọn Singapore là nước có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Khi mua bất động sản ở nước này, người mua sẽ phải trả 3%. Tuy nhiên khi mua từ bất động sản thứ 2 trở đi, thì có một chút khác biệt là người Singapore sẽ phải trả thuế thêm 7%. Do đó, người mua có quốc tịch Singapore sẽ phải trả tổng cộng là 10% cho ngôi nhà thứ 2 này. Nếu người mua là người nước ngoài thì họ phải trả thêm là 15% cho ngôi nhà thứ 2. Vì vậy, nguồn thu từ thuế sẽ tăng lên đáng kể và phụ thuộc vào từng nhóm người mua.

Ông Stephen Wyatt cũng cho rằng, để thực hiện việc này hiệu quả trong toàn bộ hệ thống, Việt Nam cần phải thiết lập một hệ thống thông tin để lưu trữ tất cả các hồ sơ về các giao dịch bất động sản, các chủ sở hữu bất động sản. Tuy nhiên, sẽ vẫn còn thách thức khi các thành viên trong gia đình có thể thay phiên sở hữu bất động sản nhằm tránh thuế.

"Ở các nước khác, điều luật này đã góp phần đáng kể vào nguồn thu ngân sách của chính phủ, nhưng cũng sẽ tác động đến số lượng giao dịch các bất động sản trên thị trường. Nhìn chung, việc đánh thuế vào người mua bất động sản ở các nước trên thế giới và cả Việt Nam sẽ có tác động tích cực lên thị trường khi có một hệ thống thuế thích hợp được áp dụng. Tuy nhiên để hiện thực hóa điều này sẽ còn cần nhiều bước", ông Stephen Wyatt đánh giá.(Infonet)
------------------------

Trước giờ phán quyết của ông Trump, ​truyền thông Trung Quốc lại cảnh báo

Báo China Daily của Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa đăng bài cảnh báo hành động điều tra thương mại của tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ “đầu độc” mối quan hệ hai nước.

mot nha may det cua trung quoc o tinh son dong - anh: afp

Một nhà máy dệt của Trung Quốc ở tỉnh Sơn Đông - Ảnh: AFP

Theo hãng tin Reuters, tổng thống Trump theo kế hoạch sẽ ban hành sắc lệnh cân nhắc điều tra Trung Quốc vì các hoạt động vi phạm tài sản trí tuệ của các doanh nghiệp Mỹ trong hôm nay (14-8).

Động thái này, nếu quả thật diễn ra, có thể dẫn đến việc Mỹ áp thuế nặng lên các mặt hàng Trung Quốc.

Tuy nhiên, trong bối cảnh ông Trump đang cố gây sức ép lên Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên thì giới quan sát cho rằng đây là cách để Washington ngã giá với Bắc Kinh.

Bản thân tổng thống Mỹ đã ám chỉ ông sẽ “đối xử tốt hơn” với Trung Quốc nếu nước này chịu nghiêm túc trong nhiệm vụ kiềm chế Triều Tiên.

Tuy nhiên, một quan chức Nhà Trắng chữa lại rằng chính sách ngoại giao của Mỹ trong vấn đề Triều Tiên và khả năng điều tra thương mại Trung Quốc là hai chuyện “hoàn toàn không dính dáng”. Ông này nói Mỹ không chơi chiến lược gây sức ép với Bắc Kinh.

Quay lại với bài xã luận của China Daily, tờ báo này “khẩn thiết” kêu gọi chính quyền ông Trump không nên hành động “khinh suất” để rồi phải hối tiếc.

“Với cách tiếp cận mang tính giao dịch của ông Trump trong vấn đề đối ngoại, không thể nhìn vấn đề mà không tính đến sự thất vọng của nhà lãnh đạo Mỹ đối với Trung Quốc trong vấn đề Triều Tiên. Nhưng thay vì thúc đẩy lợi ích của Mỹ, chính trị hóa thương mại chỉ khiến kinh tế Mỹ thêm khó khăn và đầu độc quan hệ Trung - Mỹ nói chung” - tờ báo đảng Trung Quốc cảnh báo.

Ngoài ra, báo China Daily còn cho rằng việc ông Trump đặt gánh nặng thuyết phục Bình Nhưỡng lên vai Trung Quốc là không công bằng.

“Bằng cách cố buộc tội Bắc Kinh giúp đỡ chương trình hạt nhân của Triều Tiên và đổ hết sự thất bại cho Trung Quốc, ông Trump có nguy cơ phạm sai lầm chia rẽ liên minh quốc tế, vốn không phải là cách để giải quyết vấn đề trong hòa bình” - tờ báo viết.

“Hi vọng rằng ông Trump sẽ tìm kiếm con đường khác. Mọi thứ sẽ phức tạp hơn nếu Bắc Kinh và Washington phải đấu nhau” - báo China Daily kết luận.

Hàn Quốc sợ bị vạ lây

Trước đó, Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc (KITA) cũng đã nêu cảnh báo nước này có thể sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu Mỹ gia tăng áp lực với Trung Quốc về các vấn đề thương mại, trong bối cảnh Seoul đang phải cạnh tranh mạnh mẽ với Bắc Kinh để giành thị phần lớn hơn tại Mỹ. 

Trong một báo cáo cách đây vài ngày, KITA nêu rõ việc Washington siết chặt nhập khẩu đối với Trung Quốc có thể kéo theo những rủi ro về việc Mỹ điều chỉnh chính sách nhập khẩu đối với các sản phẩm từ Hàn Quốc.

Báo cáo dựa trên những đánh giá của KITA cho rằng chính quyền Mỹ "có quá nhiều" cuộc điều tra chống phá giá đối với các sản phẩm của Hàn Quốc nếu so về thị phần của Seoul trong thị trường nhập khẩu Mỹ.

KITA cho rằng: "Washington mới đây đã tiến hành một loạt cuộc điều tra chống phá giá nhằm vào 16 mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, và cả 12 sản phẩm của Hàn Quốc, mặc dù Bắc Kinh chiếm thị phần tại Mỹ gấp 6 lần so với Seoul". 

Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế quốc tế Peterson cũng cho biết Hàn Quốc có thể sẽ bị ảnh hưởng lớn bởi các chính sách siết chặt nhập khẩu từ Mỹ, hiện đang được điều tra.

Theo đó, hồi năm 2016, Mỹ đã hạn chế nhập khẩu gần 8% các sản phẩm từ Hàn Quốc và giới chuyên gia ước tính con số có thể lên đến 12% nếu các cuộc điều tra về chống phá giá được tiến hành. 

Do đó, KITA cho rằng Hàn Quốc đang đối mặt với rủi ro từ việc Mỹ gia tăng điều chỉnh chính sách nhập khẩu đối các mặt hàng từ nước này, trong khi Seoul tiếp tục cạnh tranh giành thị phần tại thị trường Mỹ với Trung Quốc.(Tuoitre)
---------------------------

Gạo bà Yingluck mua bị đem làm phân bón, thức ăn gia súc?

Chính quyền quân sự Thái Lan phủ nhận cáo buộc của đảng Pheu Thai nói rằng gạo đủ tiêu chuẩn cho người sử dụng bị đem làm phân bón, thức ăn gia súc.

Người đứng đầu Văn phòng kiểm toán nhà nước, ông Pisit Leelevachiro-pas cho biết không cần thiết tiến hành đánh giá chất lượng gạo trong kho dự trữ quốc gia như yêu cầu của đảng Pheu Thai.

“Việc đánh giá chất lượng gạo được thực hiện đúng qui trình và đáng tin cậy vì có sự tham gia của nhiều chuyên gia trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp sản xuất gạo”, ông Pisit phát biểu nhằm phản bác ý kiến của giới lãnh đạo Pheu Thai.

Hồi tuần trước, đảng Pheu Thai đưa ra thông cáo phản đối chính quyền quân sự cho phép bán gạo dự trữ trong kho để các công ty làm phân bón và thức ăn gia súc, khiến thiệt hại cho ngân sách quốc gia từ chính sách trợ giá gạo trở nên nghiêm trọng hơn. Điều này cũng đồng nghĩa trách nhiệm của cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra đối với ngân sách quốc gia nặng nề hơn.

Chính phủ của cựu Thủ tướng Yingluck được cho là từng mua 18 triệu tấn gạo của nông dân với giá cao hơn 50% so với thị trường trong năm 2011 và 2012. Chính quyền quân sự Thái Lan đánh giá có khoảng 2,1 triệu tấn không đủ tiêu chuẩn cho người sử dụng. Số gạo này được bán với giá của nguyên liệu làm thức ăn gia súc.

Tuy nhiên, hồi cuối tháng 7.2017, một loạt các chủ cho thuê kho gạo kêu gọi chính quyền quân sự tiến hành kiểm tra chất lượng gạo đang lưu trữ trong kho của họ. Những doanh nghiệp này nói rằng gạo được lưu trữ cẩn thận nên chất lượng còn tốt, đủ tiêu chuẩn để làm thức ăn cho người thay vì đem đổ làm thức ăn cho gia súc, gia cầm.

Trước đó, Hội đồng quản lý gạo Thái Lan, cơ quan được chính quyền quân sự thành lập để giải quyết hậu quả của chương trình trợ giá gạo do chính phủ Yingluck gây ra, tuyên bố rằng đã tiến hành nhiều đợt kiểm tra trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Theo đó, vì lưu kho trong thời gian dài nên gạo không còn đạt chuẩn và không an toàn cho người sử dụng. Từ đó, cơ quan này quyết định hàng chục ngàn tấn gạo trong các kho của nhóm các doanh nghiệp tư nhân nói trên chỉ được sử dụng làm nguyên liệu chế biến thức ăn cho động vật.

Gạo bà Yingluck mua bị đem làm phân bón, thức ăn gia súc? - ảnh 1

Những người ủng hộ bà Yingluck ShinawatraMINH QUANG

Ông Yuttapong Jarassathien, người phát ngôn của đảng Pheu Thai, cho biết đảng này có những bằng chứng cho thấy hàng chục tấn gạo được chở đến xưởng sản xuất phân bón của các công ty tư nhân ở tỉnh Kamphaeng Phet và Nakhon Sawan. Ông Yattapong, cựu Bộ trưởng nông nghiệp và hợp tác xã thuộc nội các của bà Yingluck, nói rằng lượng gạo nói trên là loại gạo trắng 5% tấm, vẫn còn đủ tiêu chuẩn để làm thực phẩm cho người.

Theo cựu quan chức này, lượng gạo trên được bán với giá chỉ 5,1 baht/kg (hơn 3.000 đồng) trong khi giá thị trường là 12 baht/kg (hơn 7.000 đồng), làm thiệt hại hàng trăm triệu baht cho ngân sách.

Ông Yuttapong cho biết thêm ngoài chuyện đem gạo đạt tiêu chuẩn làm thức ăn cho người làm nguyên liệu phân bón, các công ty nói trên còn dối trá, qua mặt chính quyền khi đem chúng bán ra thị trường như loại thực phẩm đạt chuẩn sử dụng cho người.(thanhnien)

Trở về

Bài cùng chuyên mục