tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-06-2018

  • Cập nhật : 28/06/2018

IEA: Trung Quốc trở thành nhà nhập khẩu khí đốt hàng đầu thế giới trong năm 2019

Cơ quan Năng lượng Quốc tế IEA cho biết Trung Quốc sẽ trở thành nhà nhập khẩu khí tự nhiên hàng đầu thế giới trong năm tới, thúc đẩy bởi lượng nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG), khi nền kinh tế siêu cường quốc này phát triển và tự loại bỏ năng lượng từ than tạo ra.

Trong báo cáo hàng năm về Khí đốt năm 2018, IEA cho biết nhu cầu khí tự nhiên của Trung Quốc sẽ tăng gần 60% từ năm 2017 tới năm 2023, đạt 376 tỷ m3 (bcm), gồm sự gia tăng nhập khẩu LNG lên 93 bcm vào năm 2023 từ 51 bcm trong năm 2017.

Nhập khẩu của LNG, khí tự nhiên siêu lạnh thành dạng chất lỏng vì thế có thể vận chuyển bằng tàu trên khắp thế giới, sẽ tăng lên 505 bcm vào năm 2023 từ 391 bcm trong năm ngoái, tăng 114 bcm.

Trong khi xuất khẩu LNG toàn cầu sẽ tăng 30% vào năm 2023, Mỹ trở thành nguồn cung cấp lớn thứ hai trên thế giới, so với xuất khẩu không đáng kể năm ngoái, nhờ cánh mạng dầu đá phiến đã chuyển dịch các thị trường năng lượng.

Trung Quốc đã đe dọa áp thuế quan với dầu mỏ và khí đốt của Mỹ trong việc trả đũa thuế quan Washington áp đặt với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 50 tỷ USD, mặc dù LNG của Mỹ không có trong mối đe dọa đó.

Sự gia tăng của Trung Quốc lên vị trí hàng đầu vào năm tới như một nhà nhập khẩu khí đốt và LNG sẽ đẩy Nhật Bản xuống vị trí thứ hai, nhưng họ cùng với Hàn Quốc tiếp tục thống trị các thị trường này.

Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã nhập khẩu 55% trong tổng số 391 bcm LNG đã bán năm ngoái và sẽ mua 48% trong tổng số 505 bcm LNG bán trong năm 2023.

Khi tất cả châu Á được tính toán, doanh số bán LNG sẽ tăng lên 75% tổng doanh số LNG toàn cầu từ 72% năm ngoái.

Nhu cầu LNG tại ba khách hàng châu Á hàng đầu được thúc đẩy bởi chính sách họ chuyển sang năng lượng sạch hơn từ các nhà máy điện đốt than. Tại Nhật Bản, thảm họa hạt nhân Fukushima làm tăng nhu cầu sau khi các nhà máy hạt nhân dừng hoạt động.

Tại các nước châu Á khác như Indonesia, nơi gồm hàng trăm đảo, khí đốt vận chuyển bằng thuyền là một thuận lợi, cách thức nhận năng lượng sạch hơn và rẻ hơn so với các đường ống xây dựng cho khí đốt hay sử dụng các sản phẩm dầu mỏ như diesel.

Về mặt sản xuất, sản lượng khí tự nhiên toàn cầu sẽ tăng 10% vào năm 2023 đạt 4,12 nghìn tỷ mét khối (tcm), Mỹ đóng góp phần lớn khối lượng tăng trưởng trong giai đoạn này.

Phần lớn sự dư thừa đó sẽ được hóa lỏng thành LNG để xuất khẩu, khiến Mỹ trở thành nước bán LNG lớn thứ hai trên thế giới vào năm 2023 với 101 bcm, đẩy Australia xuống vị trí thứ 3 với 98 bcm và Qatar là nhà xuất khẩu hàng đầu với 105 bcm. LNG từ ba nước này chiếm 60% doanh số toàn cầu 505 bcm.(VITIC)
----------------------

Mỹ thúc đẩy các đồng minh ngừng nhập khẩu dầu thô từ Iran, khả năng không miễn trừ

Một quan chức Bộ Ngoại giao cho biết Mỹ đã yêu cầu các nước cắt giảm nhập khẩu dầu thô Iran từ tháng 11 và có khả năng không đưa ra bất kỳ sự miễn trừ nào, do chính quyền của Tổng thống Trump tăng cường áp lực lên các đồng minh.

Trong tháng 5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết chính quyền của ông rút khỏi thỏa thuận hạt nhân “khiếm khuyết” giữa Iran và 6 cường quốc thế giới trong tháng 7/2015, nhằm hạn chế khả năng hạt nhân của Tehran đổi lấy việc dỡ bỏ một số lệnh trừng phạt và ra lệnh áp đặt lại một số lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Tehran đã bị đình chỉ theo hiệp ước này. Quan chức này cho biết “đúng, chúng tôi đang yêu cầu họ giảm về 0” khi được hỏi liệu Mỹ đang đẩy các đồng minh, gồm Trung Quốc và Ấn Độ dừng hẳn nhập khẩu vào tháng 11 không. “Chúng tôi sẽ cô lập dòng vốn của Iran và tìm cách làm nổi bật hành vi độc ác của Iran trong khu vực này”.

Quan chức này cho biết một phái đoàn của Mỹ đến Trung Đông vào tuần tới để kêu gọi các nhà sản xuất vùng Vịnh đảm bảo nguồn cung dầu mỏ toàn cầu do Iran bị cắt giảm sản lượng ra thị trường bắt đầu từ ngày 4/11, khi Mỹ tái áp đặt các lệnh trừng phạt.

Các quan chức vẫn chưa tổ chức đàm phán với Trung Quốc và Ấn Độ, các nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất từ Iran, cũng như Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq.

Giá dầu thô của Mỹ đã tăng hơn 2 USD trong ngày 26/6, vượt 70 USD/thùng lần đầu tiên kể từ ngày 25/5 do mối đe dọa Mỹ sẽ thúc đẩy các khách hàng hạn chế nhập khẩu dầu thô từ Iran cộng với những lo ngại về nguồn cung thắt chặt.

Được hỏi liệu có sự miễn trừ nào được cấp phép không, quan chức này cho biết vị trí của chính quyền là không miễn trừ nào được cho phép.

Các quan chức Bộ Ngoại giao và Tài chính đang thúc ép các đồng minh tại châu Âu, châu Á và Trung Đông tuân thủ các lệnh trừng phạt, nhằm gây sức ép cho Iran đàm phán một thỏa thuận tiếp theo để dừng chương trình hạt nhân của họ.

Iran đã gặp các khách hàng Trung Quốc và yêu cầu họ duy trì nhập khẩu dầu của mình, mặc dù họ đã không đạt được sự đảm bảo từ Trung Quốc, theo nguồn tin thân cận đã trả lời Reuters trong tháng 5.

Trung Quốc, khác khàng mua dầu thô hàng đầu thế giới, đã nhập khẩu khoảng 655.000 thùng dầu mỗi ngày từ Iran trong quý 1/2018, theo số liệu chính thức của hải quan Trung Quốc, tương đương hơn 1/4 tổng lượng xuất khẩu của Iran.

Các nhà phân tích dầu mỏ cho biết có những lo ngại rằng các nhà sản xuất OPEC sẽ không thể cung cấp đầy đủ ra thị trường sau khi dầu của Iran cắt dần.

Các cường quốc châu Âu đã thề duy trì thỏa thuận năm 2015 mà không có Mỹ bằng cách cố gắng giữ dầu của Iran và dòng đầu tư, nhưng đã thừa nhận rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ sẽ khiến họ khó khăn để đưa ra sự đảm bảo cho Tehran.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 26/6 đã hứa chính quyền của Iran sẽ có thể xử lý áp lực kinh tế với các lệnh trừng phạt mới của Mỹ trong bối cảnh ngày thứ hai của các cuộc biểu tình chống lại những khó khăn kinh tế và đồng rial suy yếu.(Vinanet)
-----------------------

Saudi Arabia dự định bơm tới 11 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 7

Một nguồn tin thân cận cho biết Saudi Arabia dự định bơm tới 11 triệu thùng dầu mỗi ngày trong tháng 7, cao nhất trong lịch sử, tăng từ khoảng 10,8 triệu thùng/ngày trong tháng 6.

OPEC đã đồng ý với Nga và các đồng minh sản xuất dầu mỏ khác vào ngày 22/6 để nâng sản lượng từ tháng 7 khoảng 1 triệu thùng/ngày, với Saudi Arabia cam kết tăng nguồn cung cấp nhưng không đưa ra số lượng cụ thể. Không rõ liệu hầu như tất cả sản lượng sẽ được xuất khẩu hay để dự trữ tại Saudi Arabia. Một nguồn tin thứ hai cho biết sự gia tăng sản lượng sẽ đi vào thị trường mà không đưa ra chi tiết.

Động thái của Saudi Arabia, nhà xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới, là một dấu hiệu rõ ràng họ nghiêm túc đưa giá dầu giảm, sau khi các nước tiêu dùng chủ chốt như Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ nâng lo ngại về giá tăng quá cao và quá nhanh.

Giá dầu tiêu chuẩn tăng vọt hơn 2% trong ngày 26/6 và dầu thô Mỹ đã vượt 70 USD/thùng lần đầu tiên trong hai tháng, do Washington thúc đẩy các đồng minh dừng nhập khẩu đầu thô của Iran.

Mỹ đang thúc đẩy các nước dừng nhập khẩu dầu thô từ Iran, nhà sản xuất lớn thứ 3 của OPEC, từ tháng 11, một quan chức Ngoại giao cho biết và họ sẽ không cấp bất cứ sự miễn trừ nào.

Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia Khalid al-Falih cho biết vương quốc này sẽ tăng sản lượng hàng trăm nghìn thùng với số liệu chính xác được quyết định sau đó.

Ông Falih cho biết “chúng tôi đã huy động máy móc của Aramco trước khi tới Vienna”, bổ sung rằng giới truyền thông và các nhà phân tích đã đánh giá thấp hành động mà OPEC và các đồng minh thực hiện.

Các nhà sản xuất trong và ngoài OPEC cho biết trong tuyên bố của họ rằng họ sẽ nâng sản lượng bằng cách trở lại tuân thủ 100% theo thỏa thuận cắt giảm nguồn cung trước đó, sau nhiều tháng sản xuất dưới mức này. Điều đó nghĩa là khoảng 1 triệu thùng dầu mỗi ngày được sản xuất thêm.

Các nguồn tin của OPEC cho biết riêng OPEC sẽ sản xuất khoảng 770.000 thùng trong số 1 triệu thùng tăng thêm, các nhà sản xuất ngoài OPEC tăng thêm khoảng 185.000 thùng/ngày.

Saudi Arabia có khả năng sản xuất 300.000 thùng/ngày đến 400.000 thùng/ngày trong tổng phần sản xuất thêm của OPEC, cao hơn mục tiêu sản lượng hiện tại 10,58 triệu thùng/ngày. Saudi Arabia đã bơm trên 10 triệu thùng/ngày trong tháng 5, nhưng vẫn dưới mục tiêu. (VITIC)

Trở về

Bài cùng chuyên mục