tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 06-07-2018

  • Cập nhật : 06/07/2018

Nga giúp Trung Quốc làm nhà máy điện hạt nhân

Moscow có thể xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân cho Bắc Kinh.

RT hôm 4/7 thông tin, Nga và Trung Quốc có thể ký một thỏa thuận liên chính phủ về xây dựng thêm 2 đơn vị điện hạt nhân ở Trung Quốc.

Giám đốc điều hành Rosatom Alexey Likhachevd tuyên bố trong cuộc họp với Thủ tướng Dmitry Medvedev: "Chúng tôi đã ký thỏa thuận liên chính phủ mới với các đối tác Trung Quốc để xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới".

nga va trung quoc ky ket nhieu chuong trinh hop tac, dac biet la hat nhan

Nga và Trung Quốc ký kết nhiều chương trình hợp tác, đặc biệt là hạt nhân

Rosatom và Cơ quan Năng lượng Quốc gia Trung Quốc dự kiến ​​sẽ khởi động các tổ máy 1.200 megawatt thứ bảy và thứ tám của nhà máy điện hạt nhân Tianwan vào năm 2026 và 2027.

Rosatom chiếm hai phần ba tổng số các nhà máy điện hạt nhân liên chính phủ kết hợp trên thế giới.

Ông Likhachev nói thêm: “Tính đến hôm nay, chúng tôi có 35 dự án điện hạt nhân được ký kết. Đây là một phần của các hiệp định liên chính phủ và chiếm 67% tổng công trình xây dựng nước ngoài kết hợp của thế giới” .

Nga và Trung Quốc đã tăng cường quan hệ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân. Trong khi gặp Tổng thống Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng trước, Tổng thống Vladimir Putin nói năng lượng là lĩnh vực hợp tác then chốt.

“Nga vẫn là nhà cung cấp nhiên liệu lớn nhất cho thị trường Trung Quốc. Năm ngoái, chúng tôi cung cấp hơn 50 triệu tấn dầu. Vào tháng Tư, con số này tăng thêm 26%” - Tổng thống Nga nhấn mạnh.

Trong chuyến thăm Trung Quốc ngày 8/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chứng kiến lễ ký kết một số văn kiện hợp tác, bao gồm các dự án hợp tác hạt nhân với tổng giá trị lên tới 20 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 3,13 tỷ USD) và quỹ đầu tư công nghiệp trị giá 1 tỷ USD.

Theo Tổng công ty Hạt nhân quốc gia Trung Quốc (CNNC), những dự án hạt nhân này là thỏa thuận hợp tác lớn nhất giữa hai nước từ trước tới nay, đạt được sau hơn hai năm đàm phán.

“Hợp tác với một công ty hạt nhân của Nga như Rosatom có ​​ý nghĩa rất lớn với Trung Quốc. Bên cạnh việc học hỏi những công nghệ hạt nhân tiên tiến nhất, Trung Quốc có thể đa dạng hóa các hợp đồng điện hạt nhân của mình ngoài các nhà cung cấp phương Tây” - Chuyên gia chính trị học quốc tế Artyom Lukin tại Đại học Liên bang Viễn Đông ở Vladivostok bình luận.(Baodatviet)
--------------------------

Việt Nam chính thức áp thuế chống bán phá giá thép nhập khẩu

Các sản phẩm thép không gỉ cán nguội bị điều tra từ Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Đài Loan... sẽ bị áp thuế chống bán phá giá khi vào Việt Nam.

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 2398/QĐ-BCT về kết quả rà soát lần thứ hai việc áp dụng biện pháp chống bán phá đối với một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội nhập khẩu vào Việt Nam từ thị trường Trung Quốc, Malaysia, Indonesia và Đài Loan…

Theo đó, mức thuế chống bán phá giá mới được áp dụng từ ngày 20.7.2018 đến 20.6.2019 gần như không có gì thay đổi so với mức thuế được áp dụng trước đó từ 14.5.2016 đến 19.7.2018.

Cụ thể, sản phẩm thép không gỉ cán nguội của Trung Quốc tiếp tục chịu mức thuế chống bán phá giá là 25,35% (riêng Công ty Shanxi Taigang Stainless Steel được hưởng mức thuế 17,47%). Sản phẩm thép của các doanh nghiệp Malaysia chịu mức thuế 9,31%; của Indonesia chịu mức thuế 13,03%; của Đài Loan là 13,79%.

Duy có sản phẩm của Công ty PT Jindal Stainless thuộc Indonesia được hưởng mức thuế chống bán phá giá thấp hơn so với trước, từ 13,03% xuống còn 6,64%. Công ty Yuan Long Stainless Steel Corp của Đài Loan chịu mức thuế cao hơn các nhà sản xuất khác là 37,29%.

Bên cạnh đó, căn cứ kết luận rà soát và ý kiến của các Bộ ngành liên quan, Bộ Công Thương xác định có một số sản phẩm thép không gỉ mà hiện tại ngành sản xuất trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất được nhưng không đáp ứng được yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật. Do vậy, Bộ Công Thương thực hiện miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với một số sản phẩm.

Thép không gỉ dạng tấm đã gia công quá mức cán nguội được tạo hoa văn chìm trên bề mặt và có keo phủ bảo vệ; thép không gỉ dạng tấm đã gia công quá mức cán nguội được tạo hoa văn nổi trên bề mặt và có keo phủ bảo vệ; và thép không gỉ dạng tấm đã gia công quá mức cán nguội được tạo hoa văn trên bề mặt bằng phương pháp in lazer và có keo phủ bảo vệ.

dien bien luong va gia thep xuat khau cua viet nam

Diễn biến lượng và giá thép xuất khẩu của Việt Nam

Cụ thể, có 5 sản phẩm được miễn trừ biện pháp chống bán phá giá, bao gồm, thép không gỉ dạng tấm đã gia công quá mức cán nguội được đánh bóng gương (độ bóng No.8 hoặc Super Mirror) và có keo phủ bảo vệ; thép không gỉ dạng tấm đã gia công quá mức cán nguội được tạo màu sắc khác nhau trên bề mặt bằng công nghệ phủ màu chân không PVD, hóa chất, điện phân hoặc công nghệ tương tương và có keo phủ bảo vệ.

Bộ Công Thương cho biết, sẽ có quyết định miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá căn cứ trên Hồ sơ đề nghị miễn trừ áp dụng biện pháp chống bán phá giá của các công ty trực tiếp sử dụng các mặt hàng thép không gỉ nêu trên.

Đây là một động thái được Bộ Công thương đưa ra sau khi nhiều sản phẩm thép của Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường và bị các nước áp thuế chống bán phá giá do nghi ngờ thép Trung Quốc đội lốt. Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, chia sẻ: “Trong số 78 vụ điều tra chống bán phá giá của các nước lên Việt Nam thì có 37 vụ là liên quan đến sắt thép, chiếm gần 1/2 các loại hàng hóa. Điều tra chống trợ cấp còn hơn thế, gần 3/4 các vụ kiện là liên quan đến mặt hàng sắt thép”.

Trong số 17 vụ kiện chống lẩn tránh thuế có 16 vụ các nguyên đơn nghi ngờ là hàng hóa từ Trung Quốc (đang bị áp thuế chống bán phá giá cao) được hợp thức hóa qua các cơ sở tại Việt Nam để lẩn tránh thuế trước khi xuất đi. Nguyên đơn cho rằng hàng hóa sản xuất tại Việt Nam thực ra là sản xuất từ nước khác, đang bị đánh thuế cao hơn, hợp thức hóa qua Việt Nam để đi đến nước thứ ba nhằm lợi dụng nguồn gốc xuất xứ từ Việt Nam tránh thuế cao.

Ngược lại, Việt Nam mới chỉ là nguyên đơn 3 vụ kiện chống bán phá giá cũng là kiện các sản phẩm thép có xuất xứ từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia, Indonesia, Đài Loan. Đã có 3 biện pháp áp thuế cao cho các vụ kiện này.(NCĐT)
-----------------------

Hà Nội: Thị trường nhà ở gắn liền với đất xu hướng giảm

CBRE dự báo thị trường sẽ sôi động với hàng loạt dự án gồm mở bán lần đầu và giai đoạn sau của các dự án khu đô thị quy mô lớn

Bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu, tư vấn định giá và quản lý tài sản của Công ty CBRE Việt Nam, tại họp báo ngày 4.7.2018, cho biết, phân khúc nhà ở gắn liền với đất có xu hướng giảm so với cùng kì năm trước.

Theo quan sát của CBRE, Quý 2 năm 2018 ghi nhận nguồn cung mở bán mới là 182 căn, đến từ bốn dự án, bao gồm Rose Town, Liền kề Lavender, Liền kề Itasco và Ecopark Grand the Island. Các dự án này đều nằm tại các khu vực đang phát triển, trong đó một lượng lớn là nhà liền kề nằm gần các mặt phố đông đúc với tiềm năng kinh doanh lớn.

Liên quan đến doanh số bán hàng, bà An cho biết, có 223 căn từ các dự án được ghi nhận đã bán trong Quý 2, giảm 62% so với quý trước và 85% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh số giảm phần lớn do nguồn cung hạn chế và chưa có nhiều sản phẩm mới ra mắt.

Giám đốc nghiên cứu của CBRE cũng nói rằng, giá thứ cấp trong Quý II năm 2018 của biệt thự ghi nhận mức tăng 4% so với quý trước, đạt mức 3.644 USD/m2. Chủ yếu các dự án tăng giá đến từ khu vực phía Tây tại một số khu vực như Hà Đông, Nam Từ Liêm.  

Trong các quý sắp tới, CBRE dự báo thị trường sẽ sôi động với hàng loạt các dự án bao gồm cả mở bán lần đầu và giai đoạn sau của các dự án khu đô thị quy mô lớn như Ecopark, The Manor Central Park hay dự án Khu đô thị thành phố thông minh Nội Bài - Nhật Tân.

Trước đó, hồi quý I năm 2018, thị trường nhà ở gắn liền với đất tại Hà Nội có mức mở bánthấp nhất của quý I trong hai năm trở lại đây, chỉ 450 căn, đến từ 3 dự án, bao gồm: Thống Nhất Complex, Minori Village và Gamuda Dahlia. 

Về doanh số bán hàng, hơn 580 căn từ các dự án được CBRE ghi nhận đã bán trong quý I, cũng là mức thấp nhất theo quý trong vòng 9 năm qua, giảm 54% so với quý trước và 64% so với cùng kỳ năm ngoái. (NCĐT)

Trở về

Bài cùng chuyên mục