tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 21-07-2018

  • Cập nhật : 21/07/2018

Đài Loan dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam

Nhằm tránh phụ thuộc vào Trung Quốc và dòng đầu tư này tập trung chủ yếu vào những ngành năng lượng sạch và môi trường…

Đầu tư Đài Loan: Chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Đài Loan có ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mĩ- Trung. Đây là chia sẻ của ông ông Felix H. L. Chui, Giám đốc Hiệp hội Phát triển Ngoại thương Đài Loan. Theo ông, Mĩ có thể sẽ không đặt hàng tại Trung Quốc nhưng có thể sẽ đặt hàng tại Đài Loan và các nước lân cận. Điều này, tạo lợi thế cho các doanh nghiệp Đài Loan cũng như một số nước khác.

Thực tế, cách đây 2 năm, khi Trung Quốc có nhiều chính sách thay đổi thì các nhà đầu tư Đài Loan đã có cuộc điều tra và chiến lược cho doanh nghiệp Đài Loan. Trong đó, hầu hết các nhà đầu tư đều thống nhất 3 hướng thay đổi nhà máy sản xuất. Một là các nhà đầu tư sẽ đưa các nhà máy sản xuất từ Trung Quốc vê Đài Loan sản xuất. 

Hai là đưa các nhà máy từ vùng ven cụm lại tại các trung tâm đài Loan và đầu tư sản xuất các sản phẩm chất lượng cao để nâng giá tị sản phẩm. Ba là sẽ dịch chuyển nàh máy sản xuất sang các nước lân cận mà tại thị trường đó nhu cầu về sản phẩm của các công ty Đài Loan rất lớn. Đây là những bước chuẩn bị của nhà đầu tư Đài Loan cho những chiến lược trong thời gian tới.

Thêm vào đó, Đài Loan cũng đang hướng đến dịch chuyển đầu tư xuống phía Nam tránh phụ thuộc vào Trung Quốc, tập trung chủ yếu vào những ngành năng lượng sạch và môi trường… trong đó có Việt Nam.

Tổng vốn đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam tính đến 2017 đã đạt 31 tỉ USD. Kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan vào Việt Nam đạt 13,6 tỉ USD, vượt 10,81% so với 2016, ông Simon Gong, Trưởng phòng Kinh tế Đài Bắc, chia sẻ. Đài Loan là một trong những nước đầu tiên đầu tư vào thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa. Từ vị trí nhà đầu tư thứ 2 vào năm 2003 tại Việt Nam, hiện đã tụt xuống vị trí thứ 4.

Nếu những năm trước đây, Đài Loan đầu tư nhiều dự án có giá trị lớn vào Việt Nam thì hiện nay, chủ yếu là những doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia đầu tư, ông Felix H. L. Chui, chia sẻ. Hiện nay, Việt Nam đang nhập khẩu nguyên liệu ngành dệt may nhiều nhất tại Đài Loan, sau đó mới đến các nước Hàn Quốc, Nhật Bản….

Hằng năm, Đài Loan tổ chức nhiều đoàn doanh nghiệp đến Việt Nam. Gần đây, do nhu cầu của doanh nghiệp ngày càng tăng, Đài Loan mở thêm nhiều cuộc gặp gỡ trao đổi giúp doanh nghiệp Đài Loan dễ dàng tiếp cận thị trường Việt Nam, ông Felix H. L. Chui, chia sẻ.

Gần đây nhất, Công ty Điện Quang khá nổi tiếng tại Đài Loan đã đầu tư 200 triệu USD vào Công ty Điện lực Sài Gòn của Việt Nam. Chính sách đầu tư của Việt Nam ngày càng hấp dẫn hơn là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp Đài Loan muốn đầu tư tại Việt Nam.

Việt Nam là cầu nối cho các nước Đông Nam Á về kinh tế, hiện nhiều nhà đầu tư nước ngoài chú ý tới Việt Nam, ông Felix H. L. Chui chia sẻ. Cơ cấu làng nghề của Đài Loan có đến 89% quy mô vừa và nhỏ nên nhiều doanh đầu tư tại Việt Nam với giá trị vừa và nhỏ.

Doanh nghiệp Việt thích máy móc Đài Loan

Năm 2017, trong sự kiện triển lãm Taiwan Expo do đơn vị Taitra tổ chức tại Việt Nam, các doanh nghiệp Đài Loan đã có được 6 hợp đồng máy móc được đặt mua với giá trị khá cao. Chính vì vậy, hội chợ triển lãm sắp tới diễn ra từ 26-28.7.2018, lần này Đài Loan đẩy mạnh việc giới thiệu những máy móc sản xuất Đài Loan sang Việt Nam và kỳ vọng tăng trưởng 10% so với năm ngoái. Các sản phẩm của Đài Loan đang đầu tư nhiều nhất tại Việt Nam là may mặc và điện tử. Hội chợ triển lãm đã giúp các giao dịch thương mại có kết quả lên tới 27 triệu USD tiềm năng.

Máy móc của Đài Loan hiện cũng được nhiều doanh nghiệp Việt Nam ưa chuộng vì mức giá trung bình nhưng chất lượng cũng khá tốt so các sản phẩm cao cấp và mức giá quá cao so với mức đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam.

Taiwan Expo 2018 giới thiệu hơn 5.500 sản phẩm sáng tạo, hội chợ triển lãm năm nay giúp tăng cường sự hiện diện của Đài Loan trong khu vực. Năm nay, doanh nghiệp Đài Loan tập trung vào các Sản phẩm Xanh, Thành phố Thông minh Đài Loan, Ngày Y tế Đài Loan, Thương mại Điện tử, Công nghệ Hoa, Du lịch Đài Loan và Trà sữa Đài Loan.

Các sản phẩm tiêu biểu thuộc các ngành công nghiệp nổi bật khác được giới thiệu như thể thao và sức khỏe, chăm sóc sắc đẹp, sản phẩm gia dụng, sản phẩm ICT, thiết bị điện, nông nghiệp, thực phẩm và đồ uống, thiết bị môi trường, dịch vụ giáo dục v kinhà  doanh. Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 26-28.7 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), Hội trường A2.

Gần đây, ngoài sản phẩm Đài Loan, người Việt cũng rất thích du lịch đến nước này. Nhờ chính sách nới lỏng trong thủ tục nhập cảnh nên lượng du khách đến Đài Loan đang tăng tới 94,94% trong năm 2017, ông Simon Gong, Trưởng phòng kinh tế Đài Bắc, chia sẻ. Hiện nhiền du khách Việt đang đến du lịch tại Đài Loan và khá hài lòng về dịch vụ của nước này. (NCĐT)
----------------------

Trung Quốc thừa nhận công bố sai lợi nhuận doanh nghiệp

Con số lợi nhuận doanh nghiệp được công bố bởi Cơ quan Thống kê Trung Quốc không khỏi khiến nhiều người hoài nghi bởi nó cao một cách lạ thường.

Trong một động thái bất thường, Cơ quan Thống kê Trung Quốc đã thừa nhận đã điều chỉnh số liệu lợi nhuận doanh nghiệp, điều này không khỏi khiến nhiều người lo lắng về tính đáng tin cậy của các số liệu chính thức, theo nội dung bài báo được Nikkei đăng tải mới đây.

Lợi nhuận của các công ty công nghiệp Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 5/2018 tăng 16,5% so với cùng kỳ. Con số được công bố bởi Cơ quan Thống kê Trung Quốc không khỏi khiến nhiều người hoài nghi bởi nó cao một cách lạ thường.

Cơ quan thống kê Trung Quốc công bố lợi nhuận các công ty công nghiệp hàng tháng, đối tượng được khảo sát chủ yếu là những công ty có được doanh thu hàng năm hơn 20 triệu nhân dân tệ (tương đương 2,97 triệu USD) hoặc hơn từ hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Con số lợi nhuận doanh nghiệp từ tháng 1 đến hết tháng 5/2018 đạt đến 2,72 nghìn tỷ nhân dân tệ. Tuy nhiên theo các chuyên gia, con số công bố 1 năm trước đó là 2,9 nghìn tỷ nhân dân tệ, như vậy lẽ ra lợi nhuận phải được công bố giảm 6%.

Phát ngôn viên Cơ quan Thống kê Trung Quốc, ông Mao Shengyong, công bố số liệu GDP quý 2/2018 của Trung Quốc trong ngày thứ Hai. Ông đồng thời thông báo rằng lợi nhuận công ty công nghiệp trong quá khứ cũng được điều chỉnh.

Cũng theo ông Mao, từ năm 2017 đến tháng 4/2018, kết quả cuộc điều tra nội bộ cho thấy có 72 trường hợp thao túng số liệu ở cấp quốc gia, ngoài ra hơn 7.000 trường hợp thao túng số liệu ở cấp địa phương. Tại một doanh nghiệp, theo ông Mao cho biết, 19/25 chi nhánh công bố con số lợi nhuận không chính xác.

Cơ quan Thống kê bắt đầu công bố số liệu điều chỉnh vào mùa thu năm 2017. Số liệu của năm 2018 thường sẽ cho thấy tăng trưởng cao hơn bởi con số của năm 2017 đã được điều chỉnh giảm xuống.

Việc danh sách những công ty được đưa vào nhóm doanh nghiệp 20 triệu nhân dân tệ cũng đang thay đổi cách tính toán chỉ số này.

Từ năm ngoái, Trung Quốc đã thắt chặt các quy định về môi trường, Trung Quốc yêu cầu nhiều nhà máy thép, than đá và xi măng buộc phải đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động.

Nhiều doanh nghiệp phải ngừng hoạt động thuộc nhóm doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Hoạt động sản xuất thu hẹp khiến cho doanh thu giảm đến nỗi nhiều công ty bị loại khỏi khảo sát lợi nhuận năm nay.

Để so sánh được chính xác, lẽ ra cần phải so sánh cùng một nhóm công ty vào năm ngoái và cả năm nay, việc loại bỏ đi nhiều công ty không khỏi khiến cho tăng trưởng lợi nhuận lên cao.(CafeF)
------------------

Sản lượng dầu thô của Mỹ đạt 11 triệu thùng/ngày lần đầu tiên trong lịch sử

 Bộ Năng lượng cho biết sản lượng dầu thô của Mỹ trong tuần trước đạt 11 triệu thùng/ngày lần đầu tiên trong lịch sử quốc gia này do sự bùng nổ sản xuất dầu đá phiến.

Sự gia tăng sản lượng nhanh chóng nếu được khẳng định trong số liệu hàng tháng sẽ đưa Mỹ trở thành nhà sản xuất dầu thô lớn thứ hai sau Nga, nước đang sản xuất 11,2 triệu thùng/ngày trong đầu tháng 6.

Sandy Fielden, giám đốc nghiên cứu bộ phân hàng hóa và năng lượng tại Morningstar cho biết “11 triệu sẽ khiến chúng tôi trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới, nhưng sản lượng thực tế của Nga trong tháng 6 là trên 11 triệu. Vì thế đây giống như cuộc đua”.

Mỹ đã bổ sung sản lượng gần 1 triệu thùng/ngày kể từ tháng 11/2017, nhờ sự gia tăng nhanh chóng các giàn khoan đá phiến.

Scott Shelton, một nhà môi giới tại ICAP, Durham, Bắc Corolina cho biết “tôi không nghĩ sản lượng ổn định ở mức 11 triệu. Hoàn toàn có thể tăng vượt 11 triệu - chúng tôi không đạt tới giới hạn trên tại đó”.

Dự trữ dầu thô của Mỹ tăng 5,8 triệu thùng trong tuần tính tới ngày 13/7, so với giới phân tích dự đoán giảm 3,6 triệu thùng.

Số liệu sản lượng hàng tuần từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ nổi tiếng về việc điều chỉnh, do số liệu hàng tháng phát hành trễ hơn, chỉ ra sản lượng dầu của Mỹ ở mức 10,5 triệu thùng/ngày tính tới tháng 4/2018.

Báo cáo này đến trong bối cảnh lo lắng về nút thắt cơ sở hạ tầng, khiến khó khăn cho các nhà sản xuất đưa dầu của họ ra thị trường, có thể sớm bắt đầu cắt giảm sản lượng.

Các nhà phân tích của Morgan Stanley cho biết việc hạn chế đường ống gần đây có thể hạn chế tăng trưởng năm 2019 ở miền tây Texas.

Ngay cả khi sản lượng tăng, Mỹ nước tiêu dùng dầu mỏ hàng đầu thế giới vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu. Nhập khẩu ròng dầu thô của Mỹ tăng 2,2 triệu thùng/ngày trong tuần trước lên khoảng 9 triệu thùng/ngày.

Dự trữ xăng giảm 3,2 triệu thùng so với giới phân tích dự đoán giảm 44.000 thùng.

Dự trữ sản phẩm chưng cất, gồm dầu diesel và dầu sưởi giảm 371.000 thùng, so với dự đoán tăng 873.000 thùng.(VITIC)
---------------------

Trung Quốc sẵn sàng đầu tư 3 tỷ USD trong hoạt động dầu mỏ của Nigeria

Tập đoàn Dầu khi Quốc gia Nigeria (NNPC) cho biết Tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) sẵn sàng đầu tư 3 tỷ USD trong hoạt động dầu mỏ và khí đốt của Nigeria.

Trong chuyến thăm tập đoàn NNPC của Nigeria, giám đốc điều hành CNOOC Yuan Guangyu cho biết công ty đã đầu tư hơn 14 tỷ USD trong các hoạt động của Nigeria va bày tỏ sẵn sàng đầu tư thêm.

Guangyu cho biết Nigeria là điểm đến đầu tư lớn nhất của họ và cũng yêu cầu NNPC tìm kiếm cơ sở chung với CNOOC để tăng năng suất.

Nigeria đã tổ chức đàm phán với các chuyên gia ngành dầu mỏ về các thỏa thuận tài chính mới cho các liên doanh kể từ năm ngoái. NNPC năm ngoái đã ký các thỏa thuận tài chính với Chevron và Shell trị giá ít nhất 780 triệu USD để tăng sản lượng và dự trữ dầu thô.

Các công ty dầu mỏ phương tây khác gồm ExxonMobil điều hành tại Nigeria thông qua liên doanh với NNPC(VITIC)

Trở về

Bài cùng chuyên mục