Kido tăng tốc thâu tóm doanh nghiệp thực phẩm; Giá chè thế giới có thể tăng mạnh; Nguồn cung cao su hụt gần 700.000 tấn; Gần 4.000 tỷ đồng nâng cấp cảng hàng không Điện Biên

Samsung sẽ chi 764 triệu USD trong vòng ba năm tới để mở rộng quy mô nhà máy tại Ấn Độ.
Samsung Electronics dự kiến tăng gấp đôi công suất điện thoại di động và tủ lạnh của nhà máy chính tại Ấn Độ, nhằm mở rộng hoạt động trong bối cảnh đối thủ Apple đã bắt đầu lắp ráp điện thoại tại đây.
Trong một thông báo phát đi hôm thứ Tư (7/6), tập đoàn Hàn Quốc này tuyên bố sẽ chi 49 tỷ rupee, tương đương 764 triệu USD, trong vòng ba năm tới để mở rộng quy mô nhà máy này thêm hơn 14 ha ở ngoại ô thủ đô New Delhi. Họ cũng sẽ tiến hành sản xuất tivi tại nhà máy này.
Ấn Độ là thị trường smartphone lớn thứ hai thế giới, và nước này nhanh chóng trở thành nơi giành giật thị phần của các nhà sản xuất điện thoại, khi doanh số tại thị trường Trung Quốc bắt đầu sụt giảm.
Trong khi đó Tarun Pathak, phó giám đốc công ty nghiên cứu công nghệ Counterpoint, lại cho rằng: "Samsung muốn giảm sự phụ thuộc vào sản xuất ở Việt Nam và chuyển nhiều hoạt động hơn sang Ấn Độ."
"Ấn Độ là một trung tâm sản xuất đầy hứa hẹn trong những năm tới và Samsung có thể tạo dựng cơ sở sản xuất chính cho hoạt động xuất khẩu".
Việc mở rộng hoạt động của Samsung cũng đến giữa lúc chính quyền của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đang đẩy mạnh việc tăng cường sản xuất công nghệ thông qua chương trình "Made in India" ra mắt vào năm 2014.
Apple đã bắt đầu lắp ráp dòng điện thoại iPhone SE vào tháng trước tại trung tâm công nghệ phía Nam của Ấn Độ là Bengaluru (trước đây là Bangalore). Một quan chức chính phủ nước này cho biết hãng có thể gia tăng sản lượng tại đây qua từng năm.(NCĐT)
-------------------------------------
Thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải và Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản Shinichi Kitaoka vừa ký kết Hiệp định vay vốn trị giá 12,8 tỷ Yên Nhật (116,5 trệu USD).
Theo Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), Hiệp định vay thuộc tài khóa 2016 cho dự án Phát triển cơ sở hạ tầng khu công nghệ cao Hòa Lạc, là khoản vay lần thứ 3 cho dự án và là khoản vay lần thứ 2 tài trợ cho hạng mục xây dựng. Khoản vay đã kịp thời bổ sung nguồn vốn cho dự án trong bối cảnh tất cả các gói thầu thi công đang được triển khai gấp rút.
Với khoản vay được ký kết lần này, Nhật Bản tiếp tục là nhà tài trợ ODA song phương lớn nhất của Việt Nam với tổng số vốn cam kết đến nay lên tới hơn 2.586 tỷ Yên Nhật (tương đương khoảng gần 24 tỷ USD), với quy mô vốn cam kết hàng năm khoảng 2 tỷ USD. Các dự án vay vốn ODA Nhật Bản hầu hết được tập trung trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, đã và đang đóng góp quan trọng cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội và công nghiệp hóa của Việt Nam.
Việc tiếp tục cam kết tài trợ cho Việt Nam để thực hiện dự án này nói riêng và các dự án cơ sở hạ tầng lớn nói chung chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt tới quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước cũng như sự tin tưởng của Chính phủ và nhân dân Nhật Bản vào năng lực quản lý, thực hiện dự án và tiềm năng phát triển mạnh mẽ của đất nước, con người Việt Nam.
Các kết quả đạt được trong chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ tới Nhật Bản đến nay đã đánh dấu một bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Chính phủ Việt Nam và Nhật Bản nói chung, cũng như trong quan hệ giữa Bộ Tài chính Việt Nam và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản - JICA nói riêng.
Trong khuôn khổ chuyến công tác, Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải đã tham dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản, tham dự các buổi tiếp xã giao giữa Thủ tướng Chính phủ và lãnh đạo các cơ quan, tổ chức của Chính phủ Nhật Bản như tiếp Chủ tịch Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), làm việc với Chủ tịch liên đoàn kinh tế Nhật Bản - Keidanren, gặp gỡ các Lãnh đạo các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản như Sumitomo, Marubeni, Mitsui, Mitsubish.(Baotintuc)
---------------------------
TTC đang tìm kiếm các nhà đầu tư cho 10-20 dự án điện mặt trời.
Thành Thành Công (TTC), một tập đoàn đa ngành chuyên về lĩnh vực đường, năng lượng, bất động sản và du lịch, đang dự tính chi 1 tỷ USD cho kế hoạch xây dựng loạt dự án điện mặt trời lớn nhất Việt Nam, nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng đang gia tăng.
Ông Thái Văn Chuyên, CEO của TTC, trả lời phỏng vấn Bloomberg rằng: "Ngành điện mặt trời hiện đang phát triển nóng, bởi giá điện do chính phủ định ra hiện đã hợp lý hơn, chi phí xây dựng cũng thấp hơn trong khi các nhà máy điện than hiện đang gây ra nhiều mối lo ngại".
"Việt Nam luôn cần thêm nhiều điện mỗi năm bởi nền kinh tế đang phát triển", ông nói.
Theo đó, TTC đang tìm kiếm các nhà đầu tư cho 10-20 dự án điện mặt trời mà công ty kỳ vọng sẽ đi vào vận hành vào năm 2018. Tập đoàn của ông Đặng Văn Thành sẽ góp 30% và hiện đang đàm phán với phía ngân hàng, các tổ chức tài chính cho phần vốn còn lại của dự án. Tổng công suất các dự án này vào khoảng 1.000 MW, ông Chuyên cho biết.
Hiện nay, nguồn năng lượng tái tạo tại Việt Nam đang dựa khá nhiều vào thủy điện. Việt Nam hiện cũng đang đối mặt với việc thiếu điện và dự kiến sẽ đầu tư tới 74 tỷ USD vào các nhà máy điện than, khí, gió, mặt trời và thủy điện cho đến năm 2025 nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lên gấp đôi.
Để giải quyết tình trạng thiếu điện, chính phủ cho biết sẽ tăng công suất lắp đặt điện năng 14% mỗi năm trong giai đoạn 2015 - 2030.
Theo ông Chuyên, Công ty điện Gia Lai (mã cổ phiếu GEG) thuộc TTC sẽ giám sát các dự án điện có tổng công suất 800 MW. Cụ thể, công ty con này đang tìm kiếm các thương vụ M&A trong ngành thủy điện và phong điện nhằm đứng đầu ngành năng lượng sạch vào năm 2020.
Ông Chuyên cho biết Công ty điện Gia Lai dự tính cũng sẽ bỏ trần sở hữu 49% của khối ngoại nhưng không tiết lộ thời điểm cụ thể. Hiện tại Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC) và công ty quản lý quỹ Armstrong Asset Management đang nắm 36% cổ phần Điện Gia Lai.
Điện Gia Lai cũng dự tính sẽ mua 51% cổ phần của một dự án điện gió có công suất 40 MW ở miền Trung.
Cổ phiếu GEG hiện đang được giao dịch trên UPCoM, dự kiến sẽ chuyển niêm yết sang sàn HOSE vào năm 2020 và sẽ tăng vốn điều lệ gấp 6 lần lên 4.100 tỷ đồng trước năm 2020.
Công ty phụ trách mảng mía đường TTC Sugar (Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh - mã SBT) đang có kế hoạch niêm yết tại Singapore trong vòng hai năm tới. Công ty này cũng sẽ phát triển một dự án điện mặt trời 200 MW, ông Chuyên cho biết.(NCĐT)
------------------------------------
Ngày 9-6, Bộ Tài chính đã cung cấp một số thông tin về tình hình tài chính tháng 5 và 5 tháng năm 2017.
Theo đó, tổng thu cân đối NSNN tháng 5 ước đạt 85.300 tỉ đồng, lũy kế 5 tháng đạt 481.000 tỉ đồng, bằng 39,7% dự toán năm, tăng 16,9% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó thu từ dầu thô tháng 5 ước đạt 3.800 tỉ đồng, tăng gần 400 tỉ đồng so tháng trước. Nguyên nhân doanh thu từ dầu thô tăng xuất phát từ giá dầu thô bình quân tháng 5 ở mức 52,5 USD/thùng, tăng 2,5 USD/thùng so với giá dự toán.
Trong khi đó, tổng chi NSNN tháng 5 tiếp tục tăng. Tổng chi NSNN tháng 5 ước 94.000 tỉ đồng; lũy kế chi 5 tháng ước 484.000 tỉ đồng, bằng 34,8% dự toán, tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2016.
Trong đó chi thường xuyên đạt 362.000 tỉ đồng, bằng 40,4% dự toán, tăng 8,3% so với cùng kỳ năm 2016.
Theo Bộ Tài chính, trong tháng 5, Bộ Tài chính đã ký kết 2 hiệp định vay với tổng trị giá là 254,3 triệu USD. Lũy kế đến hết tháng 5-2017, Bộ Tài chính đã ký kết 10 hiệp định vay với tổng trị giá 750,59 triệu USD.(PLO)
Kido tăng tốc thâu tóm doanh nghiệp thực phẩm; Giá chè thế giới có thể tăng mạnh; Nguồn cung cao su hụt gần 700.000 tấn; Gần 4.000 tỷ đồng nâng cấp cảng hàng không Điện Biên
FLC dự kiến phát hành 100 triệu USD trái phiếu quốc tế năm nay; Hàn Quốc đầu tư trồng xoài hữu cơ tại Đồng Tháp; Ôtô nhập từ Thái Lan, Indonesia tăng gấp đôi; Dây thép cuộn Việt Nam bị Úc điều tra bán phá giá
Dự án 'Red - Dead' và tham vọng nâng tầm ảnh hưởng Trung Quốc ở Trung Đông; Nga, Trung Quốc tăng cường hoạt động kinh tế ở 'sân sau' của Mỹ; Xu hướng nào cho thương mại điện tử Việt Nam?; Sốc: Miễn thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô trong nước
Khủng hoảng Vùng Vịnh: Nga sẵn sàng gia tăng xuất nông sản cho Qatar; 2.000 nhân viên Yahoo chờ lệnh sa thải; Gần 6,2 tỉ USD vốn ngoại đầu tư vào các khu công nghiệp; Hơn 5.300 tỉ đồng thực hiện 4 dự án điện gió ở Quảng Trị
Tập đoàn Nidec muốn rót 500 triệu USD để sản xuất robot, mô-tơ điều hòa ở Hà Nội; Người Thái muốn chính phủ không mua điện từ Lào; Cựu lãnh đạo cấp cao của HSBC bị bắt; “Ông trùm” đầu cơ Mỹ ngày càng lo về Tổng thống Trump
Jack Ma kiếm thêm 2,8 tỷ USD trong một ngày; PAN Food muốn nắm quyền chi phối Bibica; Khơi thông dòng vốn Hoa Kỳ vào Việt Nam; Paris sẽ thử nghiệm nhựa đường chống nóng, chống ồn
Qatar bị tụt hạng tín nhiệm; HBC sắp phát hành hơn 33,4 triệu cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 35%; Bill Gross: Rủi ro thị trường hiện còn cao hơn mức trước khủng hoảng 2008; Vietjet sắp tạm ứng cổ tức năm 2017
Liên Hiệp Quốc: Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn thứ 2 sau Mỹ; Việt Nam xuất khẩu lô thịt gà đầu tiên sang Nhật Bản vào tháng Tám; Tháng 6, Hòa Phát ước xuất khẩu thép xây dựng cao kỷ lục đạt 20.000 tấn; FPT giành dự án 'khủng long' tại Nhật
Tổng thống Vladimir Putin quan tâm đến loại tiền ảo là đối thủ của bitcoin; Tesla lọt top 500 doanh nghiệp lớn nhất Mỹ; Chợ Kim Biên mới sẽ được đấu thầu chọn chủ đầu tư, không giao cho Tuần Châu; Ngân hàng ở Tây Ban Nha "bán mình" với giá...1 euro
Nhiệt điện than đã hết thời; Indonesia sẽ đón 200 tỉ USD đầu tư nhờ được S&P tăng xếp hạng tín nhiệm; Khối ngoại dẫn đầu M&A bất động sản tại Việt Nam; Thế Giới Di Dộng sẽ bán 1,2 triệu sim 4G cho Viettel
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự