Đã có hơn 800 dự án thủy điện được phê duyệt tại Việt Nam; PVN phát hiện mỏ dầu khí mới; NSNN 7 tháng: Thu tiếp tục vượt chi, vay nước ngoài thêm hơn 650 triệu USD
Tin kinh tế đọc nhanh 09-08-2018
- Cập nhật : 09/08/2018
Giữ ổn định giá các mặt hàng xăng
Trong kỳ điều chỉnh ngày hôm nay, 07/8/2018, giá các mặt hàng xăng được giữ ổn định, giá dầu tăng nhẹ, mức tăng cao nhất là 296 đồng/ lít đối với mặt hàng Dầu diesel 0.05S.
Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới trong 15 ngày trước ngày 07 tháng 8 năm 2018 là: 81,551 USD/thùng xăng RON92 (là xăng nền để pha chế xăng E5 RON92); 83,799 USD/thùng xăng RON95; 85,714 USD/thùng dầu diesel 0.05S; 87,109 USD/thùng dầu hỏa; 458,602 USD/tấn dầu mazut 180CST 3.5S (Chi tiết tại bảng thống kê giá thành phẩm xăng dầu thế giới 15 ngày gần đây).
Tỷ giá của Đồng Việt Nam (VND) so với Đô la Mỹ (USD) thời gian qua tiếp tục xu hướng tăng. Tỷ giá USD/VND mua chuyển khoản của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam bình quân trong 15 ngày trước ngày 07 tháng 8 năm 2018 là 1USD bằng 23.099 VND (tăng 94 VND/1USD so với kỳ trước). Tỷ giá USD/VND bán ra của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam bình quân trong 15 ngày trước ngày 07 tháng 8 năm 2018 là 1USD bằng 23.295 VND (tăng 216 VND/1USD so với kỳ trước).
Giá etanol E100 đưa vào tính giá cơ sở mặt hàng xăng E5 RON92 theo Công văn số 912/BTC-QLG ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Bộ Tài chính về điều hành kinh doanh xăng dầu là 14.654,5 đồng/lít (chưa có thuế GTGT).
Quỹ Bình ổn giá xăng dầu thời gian qua được chi sử dụng liên tục nhằm hạn chế tác động tăng của giá thành phẩm xăng dầu thế giới tới giá bán xăng dầu trong nước, góp phần kiểm soát lạm phát. Kỳ điều hành trước liền kề (ngày 23 tháng 7 năm 2018), Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đã chi sử dụng ở mức 853 đồng/lít xăng E5 RON92; 95 đồng/lít xăng RON95; 70 đồng/kg dầu mazut (Chi tiết mức chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu từ đầu năm 2018 tới nay tại bảng đính kèm).
Thực hiện quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC, Thông tư liên tịch số 90/2016/TTLT-BTC-BCT; căn cứ Công văn số 4098/VPCP-KTTH ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ về điều hành giá xăng dầu, Công văn số 1134/VPCP-KTTH ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ về công bố giá cơ sở xăng dầu; căn cứ Công văn của Bộ Tài chính: số 1072/BTC-QLG ngày 18 tháng 11 năm 2016 về điều hành kinh doanh xăng dầu, số 8099/BTC-QLG ngày 06 tháng 7 năm 2018 về thuế nhập khẩu bình quân trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu, số 3910/BTC-QLG ngày 04 tháng 4 năm 2018 về công bố giá cơ sở xăng RON95, số 367/BTC-QLG ngày 06 tháng 4 năm 2018 về tính giá cơ sở xăng RON95, số 404/BTC-QLG ngày 17 tháng 4 năm 2018 về công bố giá cơ sở mặt hàng xăng RON95, số 912/BTC-QLG ngày 07 tháng 8 năm 2018 về điều hành kinh doanh xăng dầu;
Nhằm mục đích điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đảm bảo giá xăng dầu trong nước phản ánh xu hướng giá thành phẩm xăng dầu thế giới, đồng thời góp phần kiểm soát lạm phát, hạn chế ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế, góp phần giảm chi phí đầu vào của doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh, hỗ trợ đời sống sinh hoạt của người dân, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định:
1. Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
1.1. Trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
Giữ nguyên mức trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu như hiện hành.
1.2. Chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu
- Xăng E5 RON92: 1.194 đồng/lít (kỳ trước chi sử dụng 853 đồng/lít);
- Xăng RON95: 554 đồng/lít (kỳ trước chi sử dụng 95 đồng/lít);
- Dầu mazut: 70 đồng/kg (kỳ trước chi sử dụng 70 đồng/kg).
2. Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu như mục 1 nêu trên, giá các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường điều chỉnh như sau:
- Xăng E5 RON92: giữ ổn định giá;
- Xăng RON95-III: giữ ổn định giá;
- Dầu diesel 0.05S: tăng 296 đồng/lít;
- Dầu hỏa: tăng 205 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S: tăng 257 đồng/kg.
Như vậy, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường không cao hơn mức giá:
- Xăng E5 RON92: không cao hơn 19.611 đồng/lít;
- Xăng RON95-III: không cao hơn 21.177 đồng/lít;
- Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 17.538 đồng/lít;
- Dầu hỏa: không cao hơn 16.379 đồng/lít;
- Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 15.013 đồng/kg.
3. Thời gian thực hiện
- Trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với các mặt hàng xăng dầu: Áp dụng từ 15 giờ 00 ngày 07 tháng 8 năm 2018.
- Điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu: Do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu quy định nhưng không sớm hơn 15 giờ 00 ngày 07 tháng 8 năm 2018 đối với các mặt hàng xăng dầu.
- Kể từ 15 giờ 00 ngày 07 tháng 8 năm 2018, là thời điểm Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố giá cơ sở kỳ công bố cho đến trước ngày Liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố giá cơ sở kỳ kế tiếp, việc điều chỉnh giá bán các mặt hàng xăng dầu do thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu quyết định phù hợp với các quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, Thông tư Liên tịch số 39/2014/TTLT-BCT-BTC, Thông tư liên tịch số 90/2016/TTLT-BTC-BCT.(Moit)
------------------------
Mỹ sẽ áp thuế lên thêm 16 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc
Mức thuế sẽ là 25% và là một sự leo thang một cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Lần thứ 3 áp thuế
Theo Bloomberg, hải quan Mỹ sẽ bắt đầu thu thuế trên 279 dòng sản phẩm, giảm từ 284 mặt hàng trong danh sách ban đầu, tính đến ngày 23 tháng 8, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ (USTR) cho biết trong một tuyên bố gửi qua email cho Bloomberg vào thứ ba. Danh sách mới bao gồm các sản phẩm khác nhau, từ xe máy đến tua bin hơi nước và xe lửa đường sắt.
Đây sẽ là lần thứ hai Mỹ áp thuế đối với hàng hóa Trung Quốc trong khoảng một tháng qua, mặc dù các công ty Mỹ phàn nàn rằng động thái đó sẽ làm tăng chi phí kinh doanh và cuối cùng là giá tiêu dùng. Mỹ đã đánh thuế 25% trên 34 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào ngày 6.7, thúc đẩy sự trả đũa từ Bắc Kinh. Trung Quốc đã tuyên bố sẽ trả đũa, khi áp thuế lên 16 tỷ USD hàng hóa của Mỹ.
Tổng giá trị có thể tăng sớm. USTR đang xem xét áp mức thuế suất 10% với hơn 200 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc, và thậm chí còn xem xét nâng thuế suất lên 25%. Các nhiệm vụ đó có thể được thực hiện sau khi thời gian bình luận kết thúc vào ngày 5.9.
Tổng thống Donald Trump đã cho biết ông có thể đánh thuế hiệu quả tất cả hàng nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc, đạt hơn 500 tỷ USD năm ngoái.
Một cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ giảm sản lượng toàn cầu xuống 0,7% vào năm 2020, với GDP Trung Quốc giảm 1,3% và GDP của Mỹ giảm 1%, Oxford Economics cho biết trong một nghiên cứu thứ ba, trước khi danh sách áp thuế mới được công bố.
Trên cơ
Cuối tuần qua, Trump cho biết ông có ưu thế trong cuộc chiến thương mại, trong khi Bắc Kinh trả lời thông qua các phương tiện truyền thông nhà nước bằng cách nói rằng nó đã sẵn sàng để chịu đựng sự suy thoái kinh tế.
Mỹ và Trung Quốc đã cố gắng khởi động lại các cuộc đàm phán cấp cao đã nổ ra sau khi Trump theo đuổi các mối đe dọa thuế quan của mình. Đại diện Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc đang có những cuộc trò chuyện riêng tư khi họ tìm sự đồng thuận trong các cuộc đàm phán, theo hai người quen thuộc với những nỗ lực này tiết lộ.
Hai bên đã tổ chức ba vòng đàm phán chính thức, bắt đầu với một phái đoàn đến Bắc Kinh do Mnuchin dẫn đầu vào tháng Năm. Sau khi Lưu thăm Washington vào cuối tháng đó, các quốc gia đã đưa ra tuyên bố chung cam kết giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, trong số những thứ khác. Nhưng trong vòng vài ngày, chính Trump đã bác bỏ thỏa thuận này, nói rằng các cuộc đàm phán sẽ “có thể phải sử dụng một cấu trúc khác”.
Các cuộc đàm phán đã diễn ra sau khi chính quyền Trump áp đặt mức thuế nhập khẩu 34 tỷ USD bằng hàng hóa Trung Quốc, một động thái mà người Trung Quốc cho biết sẽ làm mất hiệu lực bất kỳ lời hứa nào họ thực hiện trong các cuộc đàm phán.
Nhiệm vụ của Trump giảm thâm hụt thương mại của Mỹ thông qua sự đe dọa thuế quan đã khiến ông xung đột với Trung Quốc cũng như các đồng minh của Mỹ, làm chao đảo thị trường tài chính và gây lo ngại về một cuộc chiến thương mại toàn cầu mà Quỹ tiền tệ quốc tế đã cảnh báo có thể làm suy yếu đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhất trong nhiều năm.(NCĐT)
-----------------------
Trung Quốc 'bao tiêu' hơn 90% thị trường xuất khẩu quả vải Việt
90,7% tổng lượng xuất khẩu vải tươi và sấy khô của cả nước trong niên vụ này được xuất sang thị trường Trung Quốc. Cụ thể, xuất hơn 83.500 tấn với tổng trị giá gần 33,9 triệu USD.
Vải được đóng thùng xuất khẩu tại Hưng Yên - CTV
Số liệu Tổng cục Hải quan vừa công bố chiều nay (8.8) cho thấy, trong niên vụ 2018, lượng xuất khẩu quả vải của Việt Nam sang Trung Quốc đạt hơn 83.500 tấn với trị giá là hơn 33,9 triệu USD, tăng mạnh 151% về lượng và tăng 91% về trị giá so với niên vụ 2017.
Tính chung cả niên vụ, Việt Nam xuất khẩu được 92.000 tấn vải quả tươi và sấy khô với trị giá thu về hơn 40,8 triệu USD, tăng 172% về lượng và tăng 126% về trị giá so với niên vụ 2017. Trong đó, xuất khẩu vải tươi đạt hơn 75.000 tấn (chiếm 81,5% về lượng), trị giá đạt 30,9 triệu USD; vải sấy khô đạt hơn 17.000 tấn với trị giá là hơn 9,9 triệu USD.
Trong niên vụ năm 2018, quả vải của Việt Nam đã có mặt tại 27 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, nhiều hơn so với niên vụ 2017 chỉ có 19 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các thị trường xuất khẩu quả vải Việt Nam năm nay gồm: Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Úc, Ả Rập Xê Út, Canada, Lào, Anh, Bahrain, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan, Bỉ, Mỹ, Na Uy, Đức, Pháp, Nga, Thụy Sĩ, Oman, Kuwait, Thụy Điển, Ireland, Singapore và Campuchia.
Ngoài ra, theo Tổng cục Hải quan, số doanh nghiệp tham gia xuất khẩu quả vải trong niên vụ này cũng tăng gấp đôi so với niên vụ trước, 97 doanh nghiệp năm 2018, năm 2017 chỉ có 44 doanh nghiệp.(Thanhnien)