Doanh nghiệp kiến nghị Bộ Công Thương làm việc với Singapore để làm rõ thông tin máy móc , thiết bị Trung Quốc lại được cấp xuất xứ Singapore.
Tăng trưởng ngành tiêu dùng nhanh của Việt Nam sẽ tiếp tục ảm đạm
- Cập nhật : 19/09/2015
(Tin kinh te)
Tăng trưởng các mặt hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam trong quý II/2015 thuộc nhóm các nước thấp nhất châu Á với chỉ 0,9%.
"Sau giai đoạn phục hồi vào dịp Tết âm lịch, ngành hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) tại 6 thành phố chính ở Việt Nam (gồm Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Cần Thơ, Nha Trang và Đà Nẵng) đã chững lại", Nielsen nhận định trong báo cáo Cập nhật thị trường ngành hàng tiêu dùng nhanh quý 2/2015 mới được công bố hôm nay.
Trong quý 2/2015, ngành hàng này có tốc độ tăng trưởng ở mức 0,9% so với năm trước, chủ yếu đến từ việc tăng giá, trong khi đó không tăng trưởng khối lượng tiêu thụ (0%).
Trong quý II, Việt Nam thuộc những nước có mức tăng trưởng FMCG thấp nhất tại các quốc gia Châu Á Thái Bình Dương với 0%, cao ơn Trung Quốc (-0,5%) Myanmar (-0,4%), Hàn Quốc (-0,3%). Các nước có tốc độ tăng trưởng dương tiêu biểu là Ấn Độ (7,4%), Nhật Bản (5,5%), Thái Lan (4,5%). Nhìn chung bức tranh tiêu thụ FMCG quý II tại các nước trong khu vực, theo Nielsen đánh giá là “không như mong đợi”.
Các nhóm sản phẩm chính như thức uống (bao gồm cả bia), thực phẩm, sữa, sản phẩm chăm sóc gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân, thuốc lá và sản phẩm chăm sóc em bé có mức tăng trưởng khác nhau.
Nhóm sản phẩm đồ uống tiếp tục là ngôi sao sáng đóng góp với 38% vào tổng doanh số bán hàng của toàn ngành hàng tiêu dùng nhanh và đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất với mức 6,7% trong quý 2, giảm nhẹ so với tốc độ tăng trưởng 9,7% trong quý 1
“Sự tăng trưởng của nhóm sản phẩm đồ uống chủ yếu do tăng trưởng khối lượng. Sự phát triển của sản phẩm đồ uống chủ yếu đến từ bia, nước uống tăng lực và nước uống thể thao”, Nielsen lưu ý.
Ngược lại với nhóm sản phẩm đồ uống, thị trường tiêu thụ cho các nhóm sản phẩm chính còn lại vẫn còn phải đương đầu với nhiều thách thức. Trong quý II, nhóm ngành thực phẩm tăng trưởng âm (-2,5%), sữa (-3,5%), sản phẩm chăm sóc nhà cửa (-0,3%), chăm sóc trẻ em (-5,9%).
Trong thời gian tới, Nielsen vẫn duy trì mức dự báo tăng trưởng thấp đối sản lượng FMCG của 6 thành phố lớn. Tăng trưởng quý III được Nielsen dự báo cao nhất là 1%, quý IV 2%, quý I/2016 là 3%. Mức dự báo trung bình trong năm nay là 0%, năm 2016-2017 là -1%.
Đức Anh
Theo Vinanet