tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Cho vay tiêu dùng sẽ tăng trưởng mạnh trong năm nay

  • Cập nhật : 01/07/2017

Theo Viện Quản trị kinh doanh (Trường Đại học Kinh tế), tỷ lệ cho vay tiêu dùng hiện chỉ tương đương khoảng 5 - 10% dư nợ tín dụng hiện nay, còn rất nhỏ so với tỷ lệ 40-50% ở các nước phát triển.

Trong vòng 5 năm trở lại đây, hành vi tiêu dùng của người Việt Nam, đặc biệt là những người trẻ có những thay đổi rõ rệt. Chính điều này đã mở ra nhiều dư địa cho lĩnh vực kinh doanh cho vay tiêu dùng với nhiều hình thức linh hoạt để có thể sở hữu một khối tài sản.

ncb dang ho tro cho vay toi 85% gia tri xe o to voi thoi gian vay 7 nam, lai suat hap 6,8%/nam trong 8 thang dau. anh minh hoa: p.ngoc.

NCB đang hỗ trợ cho vay tới 85% giá trị xe ô tô với thời gian vay 7 năm, lãi suất hấp 6,8%/năm trong 8 tháng đầu. Ảnh minh họa: P.Ngọc.

 

“Ngày càng có nhiều người tiếp cận vay tiêu dùng tại các công ty tài chính, ngân hàng thương mại. Các công ty tài chính đã đưa ra các khoản cho vay rất linh hoạt từ 1- 60 triệu đồng. Do có thời gian giải ngân nhanh, thủ tục đơn giản với lãi suất phù hợp từ 1,49- 1,6%/tháng thậm chí 0% nên thị trường tài chính tiêu dùng luôn sôi động ở nhóm khách hàng vay mua điện thoại, xe máy, máy tính trả góp, đặc biệt là những khoản giải ngân dưới 40 triệu đồng”, TS Nguyễn Thùy Dung nói.

Bà Dung chia sẻ thêm: Thủ tục hồ sơ cho vay tiêu dùng khá đơn giản, giải ngân nhanh chóng, thậm chí 15 phút. Một số mô hình cho vay của Công ty Mobivi, F88 đang rất phát triển.

Một số chuyên gia tài chính cho hay: Tâm lý của bộ phận dân số trẻ ngày nay là chi tiêu cởi mở hơn, sẵn sàng đi vay để phục vụ cho chi tiêu. Bên cạnh đó, các thế hệ trẻ có xu hướng tự lập sớm hơn nên có nhu cầu mua sắm cho bản thân nhiều hơn. Trên thực tế, một loại hình cho vay tiêu dùng thường hướng tới các đối tượng người trẻ tuổi với những món vay nhỏ như mua điện thoại, xe máy, máy tính trả góp…và người có thu nhập thấp cần vốn để phát triển kinh doanh hộ cá thể.

Chia sẻ với phóng viên báo Tin tức, anh N.Q.Dũng (phố Bạch Mai, Quận Hai Bà Trưng) nói: “Tôi mua 1 chiếc iphone Plus 7 trị giá hơn 27 triệu đồng. Nếu bỏ ngay một khoản tiền để mua cũng khá xót nên tôi chọn mô hình trả góp 50%, thời gian trả dần kéo dài trong 8 tháng, mỗi tháng đóng 2,25 triệu đồng. Sau khi trả hết, tổng số tiền mua chiếc điện thoại này (trả cả gốc và lãi) là hơn 28 triệu đồng. Tôi thấy cũng hợp lý”. 

Còn chị N.M.Thu (phố An Dương, Quận Tây Hồ) chia sẻ: Với thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng, trừ đi sinh hoạt phí hàng tháng tôi cũng không để dành được nhiều. Vì vậy, mỗi khi muốn sắm sửa các vật dụng cho gia đình như xe máy, ti vi, tủ lạnh,…tôi vẫn thường lựa chọn hình thức cho vay trả góp. Hiện nhiều ngân hàng và siêu thị điện máy hợp tác với nhau để vay mua hàng trả góp cũng khá phổ biến, tiện lợi cho khách hàng”.

Theo kinh nghiệm của một số khách hàng mua trả góp điện thoại, xe máy, nhiều người lo ngại lãi suất vay tiêu dùng cao nhưng nếu trả lãi và gốc đúng hạn, tìm hiểu kĩ các điều khoản trong hợp đồng và lựa chọn một công ty tài chính hay ngân hàng uy tín thì hoàn toàn có thể trút bỏ nỗi lo này. 

Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh chia sẻ: Tín dụng tiêu dùng rất quan trọng cho tăng trưởng GDP của một quốc gia. Với việc chính thức ra đời hành lang pháp lý cho lĩnh vực này, thị trường tài chính tiêu dùng và sự liên thông với tăng trưởng tín dụng được dự báo sẽ mạnh mẽ trong năm 2017. Sự tăng trưởng ngoạn mục của các công ty tài chính và lợi nhuận mang lại sẽ là một kênh mà hàng loạt ngân hàng đã đầu tư lớn cho các công ty tài chính.

“Năm 2017 là năm bản lề với việc hàng loạt ngân hàng nhảy vào lĩnh vực cho vay tiêu dùng bằng cách thành lập các công ty tài chính. Diễn biến này cần khuyến khích nhưng cũng phải giám sát chặt chẽ”, ông Ánh nhận định.

Các chuyên gia tài chính cũng lưu ý: Người vay cần thận trọng với lãi suất cho vay tiêu dùng vì trên thực tế, ít người biết được lãi suất khoản vay của mình như thế nào. 

Còn Luật sư Trương Thanh Đức khuyến cáo khách hàng: Trước khi đặt bút ký hợp đồng, người vay cần cân nhắc kỹ khả năng trả nợ của mình. Nếu vi phạm hợp đồng, các công ty tài chính phải xử lý theo đúng pháp luật và thỏa thuận trong hợp đồng. Theo pháp luật, những chế tài khác như là đôn đốc, thúc giục, kiện ra tòa, xử lý tài sản... đều được pháp luật cho phép. 

Minh Phương/Báo Tin Tức

Trở về

Bài cùng chuyên mục