tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

3 chiến lược viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV

  • Cập nhật : 11/10/2021

Mục tiêu nghề nghiệp trong CV là một đề mục quan trọng và các ứng viên khi viết CV không nên bỏ qua. Hiểu một cách đơn giản, mục tiêu nghề nghiệp sẽ nêu ra định hướng, mục đích và kết quả mà bạn mong muốn gặt hái được trong khoảng thời gian gắn bó với công ty nói riêng và ngành nghề ứng tuyển nói chung. Khi nhà tuyển dụng đọc qua đề mục này, họ sẽ hiểu được những kỳ vọng của bạn về công việc và nơi ứng tuyển.

Dưới đây là 3 chiến lược viết mục tiêu nghề nghiệp trong giúp CV của bạn trở nên chuyên nghiệp như các CV mẫu trong topCV miễn phí.

 

Chiến lược viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn

Mục tiêu ngắn hạn là kế hoạch, dự định về công việc trong tương lai gần, những điều mà bạn có khả năng thực hiện được. Nếu chưa thể khẳng định đâu là đường hướng phát triển cho bản thân mình trong vòng 1-2 năm sắp tới thì bạn có thể viết mục tiêu ngắn hạn dựa trên yêu cầu công việc đang ứng tuyển.

Đề cập mục tiêu ngắn hạn hợp với yêu cầu công việc sẽ chứng minh rằng bạn phù hợp với vị trí ứng tuyển và sẽ mang lại lợi ích một cách trực tiếp/gián tiếp cho doanh nghiệp.

Chẳng hạn như trong mô tả công việc nhân viên kinh doanh có yêu cầu biết tiếng Anh ở mức độ giao tiếp, có khả năng giao tiếp, đàm phán và giải quyết vấn đề tốt, có thể làm việc độc lập và làm việc nhóm hiệu quả, sáng tạo,... bạn có thể viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV như sau:

“Tôi đã tốt nghiệp ngành Thương mại của Trường Đại học A hơn 1 năm, sở hữu chứng chỉ ngoại ngữ, tin học loại B và có kinh nghiệm thực tập ở vị trí nhân viên kinh doanh tại công ty X trong vòng 6 tháng. Tôi hy vọng tìm được một công việc mang đến cơ hội cọ sát thị trường thực tế và tìm hiểu thêm về các sản phẩm trong lĩnh vực mà công ty đang phân phối. Bằng sự nỗ lực và các kỹ năng của mình, tôi mong muốn có thể góp phần vào các hoạt động giúp công ty phát triển hơn”.

Chiến lược viết mục tiêu nghề nghiệp dài hạn

Mục tiêu dài hạn sẽ là những vấn đề liên quan đến định hướng nghề nghiệp trong khoảng thời gian 3-5 năm sắp tới. Song, nó cũng sẽ vạch ra một lộ trình tương đối chi tiết để bạn có cơ sở đặt mục tiêu cho từng chặng đường.

Từ mục tiêu dài hạn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được động cơ của bạn khi ứng tuyển cũng như tầm nhìn khi lựa chọn ngành nghề này. Chú ý nên viết mục tiêu ngắn hạn trước, mục tiêu dài hạn sau trong CV vì cách trình bày này sẽ logic và có chiều sâu hơn.

Ví dụ như một ứng viên ngành Kế toán đề cập mục tiêu ngắn hạn có thể là: Hoàn thành các chứng chỉ kế toán nghiệp vụ và giúp công ty giải quyết triệt để các vấn đề liên quan đến hạch toán, công nợ,... theo tháng/quý/năm.

 

 Mục tiêu dài hạn có thể là: Trở thành kế toán trưởng với đầy đủ chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ để cống hiến cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Đồng thời hoàn thành tốt trách nhiệm trong việc đào tạo, kiểm tra, đôn đốc các nhân viên của bộ phận kế toán để đảm bảo hoạt động tài chính của công ty luôn minh bạch.

Chiến lược viết mục tiêu nghề nghiệp cho người ít kinh nghiệm và giàu kinh nghiệm

Dù là một ứng viên ít kinh nghiệm hay giàu kinh nghiệm thì đều cần trình bày rõ mục tiêu nghề nghiệp cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Điều này như một cách để nhà tuyển dụng lựa chọn những ứng viên hiểu rõ bản thân và công việc đang theo đuổi.

Đối với sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm thực chiến trong các môi trường làm việc chuyên nghiệp thì nên đề cập mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn theo kiểu vận dụng kiến thức đã học vào công việc, cơ hội để trau dồi kỹ năng mềm cho bản thân, môi trường rèn luyện tính kỷ luật và khả năng thích ứng,... Sau đó, mục tiêu nghề nghiệp dài hạn sẽ viết về khả năng đóng góp cho doanh nghiệp sau một thời gian học hỏi và hoàn thiện bản thân.

Đối với những ứng viên có kinh nghiệm và ứng tuyển vào các vị trí cấp cao với mức lương hấp dẫn thì mục tiêu nghề nghiệp trong CV cũng cần có chút đặc biệt. Tuy nhiên, cũng không nên tâng bốc và tự đánh giá cao bản thân quá nhiều, điều này có thể gây ấn tượng không tốt. Tốt nhất mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn nên là những kinh nghiệm, kỹ năng có thể giúp doanh nghiệp giải quyết những vấn đề trước mắt. Với mục tiêu nghề nghiệp dài hạn, hãy đề cập đến kế hoạch phát triển trong ngành nghề, mong muốn học hỏi thêm từ những quản lý cao cấp và hướng đến việc giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn nữa.
 

Pha Lê

Trở về

Bài cùng chuyên mục