tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Lưu ý khi trả lời câu hỏi “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?”

  • Cập nhật : 14/02/2020

Phỏng vấn luôn là giai đoạn được xem là căng thẳng nhất mà mỗi ứng viên đều phải trải qua trong quá trình tìm việc. Có thể nói dù ở trong bất kỳ lĩnh vực, ngành nghề nào thì buổi phỏng vấn luôn cần được chuẩn bị một cách chu toàn, nghiêm túc. Sự cạnh tranh giữa các ứng viên ngày càng gay gắt khi ai cũng muốn chứng tỏ mình trước nhà tuyển dụng trong buổi phỏng vấn. Vì thế, bạn cần phải chuẩn bị tốt không chỉ về mặt chuyên môn mà còn về mặt tinh thần để trả lời các câu hỏi phỏng vấn, một trong những câu hỏi hóc búa, mang tính gạn lọc ứng viên mà nhà tuyển dụng thường xuyên sử dụng đó là “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?”

 

Làm sao để trả lời câu hỏi này một cách thông minh, hãy cùng tham khảo 5 lưu ý sau nhé.

Tránh nói về những điểm tiêu cực

Hầu hết các nhà tuyển dụng đều không muốn nghe ứng viên của mình nói xấu về công ty cũ – dù cho đây có thể là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của họ trên thị trường.

Chưa bàn đến tính xác thực đúng sai trong lời nói của bạn, nhưng chắc chắn đây không phải là ý đồ khi nhà tuyển dụng hỏi bạn về lý do nghỉ việc. Bạn rất dễ gây mất thiện cảm bởi hành động trẻ con, thiếu chuyên nghiệp như thế này vì nhà tuyển dụng sẽ có cơ sở để lo lắng về việc bạn sẽ tiếp tục nói xấu công ty họ với những doanh nghiệp tiếp theo.

Nhấn mạnh tính chưa phù hợp

Để tránh nói về những điểm tiêu cực nêu trên, bạn chỉ nên nhấn mạnh vào tính chất chưa phù hợp giữa cá nhân và môi trường công ty cũ. Ở đây có thể là chưa phù hợp về phong cách làm việc, văn hóa công sở, bất đồng trong tư duy sáng tạo hoặc thậm chí là về định hình phát triển chung,… Quan trọng là bạn cần cho người đối diện hiểu rõ về hoàn cảnh và suy nghĩ của bạn lúc đó để họ nhìn nhận khách quan doanh nghiệp của mình từ đó đánh giá được mức độ phù hợp giữa hai bên.

Trình bày về kế hoạch sự nghiệp

Theo nhiều khảo sát thì mục tiêu của nhà tuyển dụng khi đặt câu hỏi “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ” là mong muốn thăm dò về lộ trình sự nghiệp cũng như những tính toán của bạn trong thời gian sắp tới. Vì thế, bạn nên tập trung trình bày phần lớn thời lượng cho vấn đề kế hoạch thăng tiến của bản thân. Với việc nêu rõ khát khao phát triển ở một môi trường mới, đồng sự mới để tìm kiếm nhiều cơ hội hơn cho bản thân, bạn sẽ tạo được thiện cảm với nhà tuyển dụng, dù bạn đang tìm việc làm ở Bình Dương hay bất cứ nơi nào khác.

Khéo léo thể hiện giá trị bản thân

Để cộng hưởng cho ý trên, bạn cũng nên khéo léo thể hiện giá trị bản thân thông qua việc thiết lập những mục tiêu sắp tới. Bạn cần cho nhà tuyển dụng biết mình đã phát triển và hoàn thiện như thế nào ở môi trường doanh nghiệp cũ và đây là thời điểm thích hợp để bạn thực hiện những mục tiêu đã ấp ủ từ lâu dựa trên cơ sở chuyên môn vững vàng và kỹ năng chuyên nghiệp. Khi nghe được những điều này, nhà tuyển dụng không những không cho rằng bạn đang khoe khoang, tự mãn mà họ hoàn toàn có niềm tin vào những gì bạn chia sẻ, rằng đó không phải là nói xuông, mơ mộng mà hoàn toàn là những kế hoạch, mục tiêu đầy thực tế.

Đừng quên nhắc tới công ty hiện tại

Và cuối cùng, đừng quên đề cập đến sự phù hợp của bạn với công ty hiện tại. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn đã tìm hiểu khá kỹ về công ty và tin rằng đây là môi trường mà bạn sẽ có thể giúp bạn phát triển nhiều hơn. Lưu ý nên dùng những câu ngắn gọn để làm bật lên sự hòa hợp toàn diện giữa bạn và công ty, để tránh gây nhàm chán, xu nịnh, làm mất đi tính khách quan trong phần trình bày.

Trên đây là 5 lưu ý khi trả lời câu hỏi “Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?”. Hy vọng thông qua bài viết này sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất, sẵn sàng đối mặt với những vấn đề nhà tuyển dụng đặt ra.

 

Tiến Huy

Trở về

Bài cùng chuyên mục