Trọng tâm của hội thảo là tham luận "Triển vọng nền kinh tế Nhật Bản và những tác động tới các nước thuộc khối ASEAN" do nhà kinh tế học nổi tiếng Nhật Bản Heizo Takenaka trình bày. Hội thảo diễn ra vào chiều ngày 19/10/2017 tại tầng 3, Trung tâm nguồn nhân lực Việt Nhật (VJCC), Đại học Ngoại Thương, 91 Chùa Láng, Đống Đa,Hà Nôi. Dự kiến thu hút hơn 300 học giả và CEO đến từ các doanh nghiệp Nhật Bản và Việt Nam tới tham dự cùng thảo luận.
Doanh Nghiệp và xu hướng quảng cáo trực tuyến
- Cập nhật : 26/08/2017
Có quy mô thị trường bán lẻ trực tuyến năm 2015 khoảng 4 tỷ USD, dự kiến đến năm 2020 đạt 10 tỷ USD, tăng trưởng trung bình 20%/năm, thương mại điện tử là kênh kinh doanh đang phát triển nhanh nhất tại Việt Nam. Hiện có tới 67% khách hàng cá nhân chọn lựa website hay ứng dụng di động để mua sắm sau khi xem bình luận, đánh giá trên mạng, đặc biệt là các mạng xã hội.
Với xu hướng người tiêu dùng đang dịch chuyển sang hình thức mua hàng trực tuyến, đây cũng là cơ hội để các DN chú trọng đầu tư hơn vào kinh doanh trực tuyến và quảng bá các sản phẩm thương hiệu thông qua quảng cáo trực tuyến. Ngoài các DN, đông đảo thương nhân là những hộ kinh doanh và cá nhân đã khai thác lợi thế của bán hàng trực tuyến. Thành phần này đã góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng của quảng cáo trên các mạng xã hội.
Theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM), doanh thu của toàn bộ thị trường quảng cáo trực tuyến trên đà tăng trưởng mạnh. Chỉ trong ít năm trở lại đây, các mạng xã hội, công cụ tìm hiếm, trang chia sẻ video đang là các kênh hút quảng cáo nhiều nhất tại thị trường Việt Nam. Những hãng quảng cáo trực tuyến khổng lồ thống trị thị trường thế giới như Google hay Facebook, một số công ty quảng cáo nước ngoài cũng đã chú ý tới tiềm năng to lớn của thị trường quảng cáo trực tuyến Việt Nam.
Tuy nhiên, đây cũng là thị trường chứng kiến sự cạnh tranh rất gay gắt và đã xuất hiện những dịch chuyển từ phía người dùng. Ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch VECOM cho rằng, quảng cáo trực tuyến thời gian qua ghi nhận việc mạng xã hội vượt qua công cụ tìm kiếm để trở thành phương tiện quảng cáo trực tuyến được DN sử dụng nhiều nhất, với các tỷ lệ tương ứng là 47% cho mạng xã hội và 41% cho công cụ tìm kiếm. Mạng xã hội không những được sử dụng nhiều nhất, mà còn được coi là kênh quảng cáo hiệu quả, trong đó 46% DN cho biết quảng cáo trên mạng xã hội đạt hiệu quả cao.
Theo đánh giá của VECOM, quảng cáo Facebook được nhiều chuyên gia trên thế giới khẳng định chính là giải pháp truyền thông hiệu quả nhất dành cho DN nhỏ. Bởi lẽ, đây là nhóm DN quy mô nhỏ, tiềm lực tài chính yếu nên chi phí dành cho quảng cáo và quảng bá thương hiệu còn hạn chế. Chính vì vậy các DN thường lựa chọn hình thức quảng cáo với chi phí thấp. Trong đó, quảng cáo trực tuyến đang chiếm nhiều lợi thế, mà theo giới DN thì vừa chi phí rẻ hơn so với các loại hình thức quảng cáo khác, như quảng cáo biển tấm lớn hay các loại hình báo chí...
Anh Nguyễn Hùng Trường, chủ DN kinh doanh chuỗi nhà hàng ăn uống tại Cầu Giấy (Hà Nội) chia sẻ, để quảng bá rộng rãi thương hiệu chuỗi nhà hàng, đơn vị đã mở chiến dịch truyền thông, chạy quảng cáo với nhiều hình thức như phát tờ rơi, quảng cáo trên báo mua bán và đặc biệt là chạy các chương trình quảng cáo trên các mạng xã hội. Anh Trường cho rằng, quảng cáo trên mạng xã hội đem lại hiệu quả cao nhất khi mà lượng khách hàng tìm đến nhà hàng thông qua các thông tin trên mạng chiếm tỷ lệ lớn.
Không những thế, các đối tượng khách hàng từ mạng xã hội cũng rất lớn, trong khi các gói dịch vụ quảng cáo trên mạng xã hội lại thấp mà đem lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, quảng cáo trực tuyến còn giúp DN chủ động lựa chọn được đối tượng khách hàng hướng tới. “Đây thực sự cũng là xu thế của các DN trong tương lai”, anh Trường cho biết.
Mặc dù hiệu quả của quảng cáo trực tuyến là rất lớn, tuy nhiên theo khảo sát của VECOM vẫn còn tới 17% DN tham gia khảo sát cho biết chưa triển khai bất kỳ hoạt động quảng cáo trực tuyến nào.
Nguyễn Minh
Theo Thời báo Ngân Hàng