Nguyễn Kim liên tục tham gia mua cổ phần của các Công ty nhằm đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh sau khi bán hệ thống điện máy cho tỉ phú Thái.
Những sản phẩm nhái “khó đỡ” của Trung Quốc
- Cập nhật : 06/04/2016
(Tin kinh te)
Các nhà sản xuất hàng nhái Trung Quốc quả thật cũng rất sáng tạo...
Theo trang Viralsection.com, thương hiệu bánh quy Oreo bị một công ty Trung Quốc làm nhái thành “Borio”.
Thoạt nhìn, nhiều người nghĩ đây là một lon nước tăng lực Red Bull của Thái Lan. Nhưng thực ra, đây là “Rid Bull”, một sản phẩm nhái ở Trung Quốc.
“Bản gốc” là Angry Birds (Những chú chim nổi giận), thì bản nhái là “Ill-tempered Birds” (Những chú chim cáu bẳn). Một sự sao chép có sáng tạo!
Khi các thương hiệu Internet được dùng để đặt tên cho các cửa hàng thời trang trên đường phố Trung Quốc.
Một cách nhái khác phức tạp hơn: đảo lộn trật tự các chữ cái trong từ gốc Spider Man thành “Sipdre-nma”.
“Siêu phẩm” điện thoại “BlockBerry” của Trung Quốc, kèm hình Tổng thống Mỹ Barack Obama làm “gương mặt đại diện”.
Chữ “o”? Thêm một chữ “o”. Chữ “t”? Thêm một chữ “t”. Và chúng ta có kem đánh răng “Coolgatte”, thay vì Colgate như bình thường.
Khi không thêm chữ vào tên thương hiệu “nạn nhân”, các nhà sản xuất hàng nhái Trung Quốc sáng tạo bằng cách sử dụng một chữ cái khác thay thế. Chẳng hạn, Nokia được “sửa” thành Nokla.
Sự kết hợp giữa một chiếc điện thoại kiểu Nokia và logo “quả táo” sẽ cho ra sản phẩm là một chiếc “IP hone”.
Những người yêu thích đồ ăn nhanh McDonald’s có thể sẽ gặp một chút rắc rối khi đọc tên nhà hàng này.
Theo Diệp Vũ
VNEconomy