Như các bạn đã biết, dịch vụ thuê xe tải chở hàng ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội ngày nay. Bởi lẽ, hầu như ai cũng nhận thấy rằng việc vận chuyển đồ đạc bằng xe máy trên quãng đường xa là rất khó khăn và nguy hiểm. Chính vì thế, nhu cầu sử dụng dịch vụ thuê xe tải ngày càng cao.
6 sai lầm thường gặp khi nhượng quyền thương hiệu
- Cập nhật : 05/04/2016
(Tin kinh te)
Khi bạn có một ý tưởng tốt hoặc đã tạo nên một doanh nghiệp thành công, tại sao không làm cho nó phát triển mạnh mẽ hơn bằng cách nhượng quyền?
Lĩnh vực nhượng quyền có sức hút đặc biệt với nhiều doanh nhân. Tuy nhiên, quá trình biến một ý tưởng tốt, một doanh nghiệp đang vận hành thành một thương hiệu nhượng quyền thành công không phải là việc dễ dàng, và nhiều doanh nhân thường bắt đầu hành trình này mà chưa chuẩn bị đầy đủ hành trang.
Kyle Zagrodzky – Chủ tịch Hệ thống chăm sóc sức khỏe OsteoStrong, nhà sáng lập và CEO của Công ty OsteoStrong Franchising cho rằng, quá trình nhượng quyền thường chứa nhiều cạm bẫy, và các doanh nhân lại có xu hướng rơi vào những cái bẫy giống nhau.
Trên trang Entrepreneur.com, Kyle Zagrodzky chia sẻ 6 sai lầm thường gặp nhất đối với các doanh nghiệp nhượng quyền:
1. Mơ hồ về thương hiệu
Doanh nhân là người có tư duy đột phá với những ý tưởng tuyệt vời nhưng lại thường gặp khó khăn trong việc tổng hợp chúng lại thành một thương hiệu mang tính nhất quán. Họ nghĩ rằng mọi người chưa thực sự hiểu về thương hiệu, nhưng trong thực tế, ý tưởng tốt là một ý tưởng đơn giản đến mức ai cũng có thể dễ dàng hiểu được.
Bạn có thể thực hiện một bài kiểm tra đơn giản: Nếu có thể nói về thương hiệu của mình chỉ trong 6 từ hoặc ít hơn và khiến cho một người lạ có thể hiểu ngay lập tức, bạn đã vượt qua được một trở ngại trong hành trình nhượng quyền. Ngược lại, nếu phải thực hiện cả một bài thuyết trình để nói về thương hiệu có nghĩa là bạn cần có thêm thời gian để làm rõ các thông điệp.
2. Không có cố vấn pháp lý giỏi
Nếu bạn muốn phát triển một doanh nghiệp nhượng quyền, việc sở hữu một cố vấn pháp lý giỏi là điều cần thiết. Tất cả doanh nhân đều muốn đầu tư vào nhiều nguồn lực để phát triển doanh nghiệp nhưng lại có xu hướng bỏ qua các chi phí pháp lý. Thực ra, nếu muốn tham gia vào lĩnh vực nhượng quyền, bạn không được bỏ qua bước này, vì đây chính là yêu cầu cơ bản để doanh nghiệp của bạn được xây dựng dựa trên một nền tảng vững chắc.
3. Không chia sẻ bí quyết với đối tác nhận quyền
Khi tham gia vào lĩnh vực nhượng quyền, nhiều doanh nhân có xu hướng đánh giá thấp màu sắc cá nhân của mình đối với thành công của thương hiệu. Tuy nhiên, để thành công được nhân rộng ra, đối tác nhận quyền cần phải cảm thấy được kết nối với tinh thần của thương hiệu.
Cách tốt nhất để có được điều này là thông qua một quá trình đào tạo phù hợp. Hãy cung cấp cho đối tác nhận nhượng quyền các công cụ đào tạo giúp họ tiếp thu hiệu quả “bí quyết gia truyền” của thương hiệu.
4. Không linh hoạt khi cần thay đổi
Đam mê là cần thiết nhưng đôi khi cũng chính là trở ngại khiến doanh nhân khó tiếp thu những phản hồi về nhu cầu thay đổi của thương hiệu. Không dễ dàng để xác định khi nào phải kiên định với ý tưởng ban đầu, khi nào cần phải linh hoạt thay đổi để thương hiệu trở nên tốt hơn, nhưng điều quan trọng nhất là phải biết cách lắng nghe.
Doanh nhân cần phải đam mê nhưng đừng cứng nhắc. Bạn không bị buộc phải theo đuổi đến cùng mọi ý tưởng của mình. Khi nhận được phản hồi phù hợp, hãy sẵn sàng đón nhận và thay đổi để thương hiệu phát triển tốt hơn.
5. Chọn thị phần quá lớn
Nhượng quyền không nên được phát triển theo hướng “càng lớn càng tốt”. Thay vì đặt mục tiêu quá cao như mở rộng thương hiệu ra cả nước hoặc ra toàn cầu, bạn hãy chia nhỏ mục tiêu đó ra thành từng "mảnh" dễ quản lý hơn.
Bạn có thể nhượng quyền bắt đầu từ phạm vi một địa phương, một vùng miền chẳng hạn, và dĩ nhiên cũng phải trang bị sẵn một đội ngũ những nhà phát triển hoạt động ở từng khu vực tương ứng. Những nhà phát triển này có nhiệm vụ tìm kiếm thêm nhiều đối tác nhận quyền khác và hỗ trợ việc phát triển các chi nhánh ở khu vực mình đảm trách.
Việc chia nhỏ phạm vi hoạt động cũng giúp thương hiệu xác định những đặc điểm nhân khẩu học hiệu quả hơn theo từng vùng miền, từ đó hỗ trợ cho việc thiết lập nên chiến lược tiếp thị, bán hàng, lựa chọn thông điệp quảng bá...
6. Không tham khảo ý kiến từ các chuyên gia tư vấn
Nhượng quyền đã tạo ra một “đấu trường” hoàn toàn mới trên lý thuyết và cả chiến thuật kinh doanh. Những doanh nhân mới bước chân vào lĩnh vực này cần nhận được sự tư vấn kỹ càng từ các chuyên gia, từ việc tìm kiếm đối tác nhận quyền mới đến việc thu hút sự chú ý của khách hàng, duy trì mối quan hệ với đối tác…
Cũng giống như tư vấn pháp lý, tư vấn về kinh doanh nhượng quyền là một khoản đáng đầu tư. Dù doanh nghiệp bạn đang ở giai đoạn khởi nghiệp hay đang tăng trưởng mạnh hoặc đơn giản là bạn đang muốn tìm kiếm một sự đổi mới, các nhà tư vấn về nhượng quyền sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp thương hiệu đạt được mục tiêu kinh doanh phù hợp với từng giai đoạn.
Theo Báo Doanh nhân Sài Gòn