Mục tiêu trước mắt của GrabPay là để khách hàng thanh toán GrabCar nhưng trong tương lai là dịch vụ để họ mua các mặt hàng hằng ngày.
Mánh lới doanh nhân Trung Quốc: Trộn hàng rẻ tiền vào hàng châu Âu và bán với giá cắt cổ
- Cập nhật : 25/05/2016
(tin kinh te)
“Các sản phẩm lông vũ chất lượng thấp của Trung Quốc đã được trộn vào sản phẩm lông vũ giá cao sản xuất tại châu Âu khi những sản phẩm này được nhập về Trung Quốc để xử lý công đoạn cuối cùng.”
Tháng 5/2016, đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất sản phẩm bông của Nhật đã phải gửi email đến các công ty thành viên cảnh báo về việc có rất nhiều sản phẩm có chất lượng rất kém nhưng lại được gắn mác sản xuất tại một số nước châu Âu.
Người Trung Quốc trộn hàng để bán giá cao
Tuy nhiên, dù cho rằng sản phẩm này đã được bán tại khá nhiều nơi trên khắp Nhật, hiệp hội vẫn chưa vội công bố thông tin ra công chúng.
Tuyên bố trên nhận được sự tán đồng của một số công ty thành viên, đại diện một công ty nói:
Số liệu từ hiệp hội cho thấy, mỗi năm người Nhật mua và thay mới khoảng 3,2 triệu chiếc đệm futon, hơn một nửa trong số đó được nhập từ các nước châu Âu như Pháp, Hungary, Phần Lan. Tất cả sản phẩm từ nhóm nước này khi xuất vào Nhật đều có ghi rõ xuất xứ.
Sản phẩm từ một số nước khác trong đó đặc biệt là Trung Quốc, không mang nhãn xuất xứ khi vào Nhật, và vì thế có giá thấp hơn chỉ bằng 20-30% sản phẩm châu Âu.
Còn theo Bộ Tài chính Nhật, khoảng 48% bông nhập vào Nhật đến Trung Quốc, 17% đến từ châu Âu.
Những nghi vấn về trộn sản phẩm Trung Quốc vào sản phẩm châu Âu không phải mới mà nó có từ tháng 5/2014. Theo đó, người ta không khỏi hoài nghi khi mà tổng số lượng sản phẩm bông xuất xứ châu Âu hoặc Bắc Mỹ bán ra tại Nhật nhưng có công đoạn cuối cùng đi qua Trung Quốc bỗng nhiên cao đột biến, cao hơn hẳn so với con số nhập khẩu của những năm trước đó.
Kết quả các đợt kiểm tra thí điểm cho thấy đến hơn một nửa số sản phẩm được dán xuất xứ châu Âu, Bắc Mỹ không đạt chuẩn. Người ta phát hiện rõ ràng sự trộn lẫn giữa bông chất lượng cao và bông chất lượng thấp. Thậm chí có những lô bông chất lượng cực kỳ thấp cũng được dán mác sản xuất tại Pháp, sản phẩm bông đó chỉ có chất lượng tương đương hàng Trung Quốc giá siêu rẻ.
Hiệp hội các nhà sản xuất sản phẩm bông ở Nhật khẳng định không còn nghi ngờ gì nữa, hành vi tráo nhận diện xuất xứ và làm giả sản phẩm đang diễn ra trên quy mô lớn.
Trộn hàng ở cả các sản phẩm giá thấp hơn
Giám đốc một công ty chuyên sản xuất và cung cấp lông vũ tại Đức, ông Peter Kohl, từng cho biết đã có vụ việc như sau bị phát hiện, và ông cũng không chắc còn vụ việc nào khác giống vậy mà họ đã không hay biết trong suốt nhiều năm hay không.
Tháng 6/2009, ông xuất một lô 5 tấn lông vũ sang một nhà máy sản xuất ở Trung Quốc, trong đó thành phần lông nhung (down feather) là 26%. Khi đó ông có đưa kèm nhãn mác chứng nhận xuất xứ cho công ty Trung Quốc, trên nhãn mác có chú thích rõ ràng về thành phần, chi tiết sản xuất, ngày xuất xưởng, số lượng, mã hàng.
4 tháng sau đó, bất ngờ công ty này nhận được một bức thư xin đề nghị xác nhận chứng nhận xuất xứ từ một công ty Nhật. Trong bức thư có đoạn: “Dựa theo chứng nhận xuất xứ được đính trên sản phẩm, chúng tôi muốn đề nghị quý công ty xác nhận lại rằng những chứng nhận nguồn gốc mà chúng tôi gửi kèm trong đây có phải thực sự do quý công ty phát hành không, bởi dù ghi sản xuất ở châu Âu nhưng giá lại thấp gần ngang với hàng Trung Quốc”.
Sau khi kiểm tra, Kohl kết luận rằng chứng nhận nguồn gốc mà công ty Nhật đưa cho họ là thật, tuy nhiên, phía Trung Quốc đã sửa tỷ lệ thành phần một cách vô cùng tinh vi. Theo đó, họ đã trộn lông vũ kém chất lượng của họ vào với tỷ lệ đến 80% hàng Trung Quốc, 20% hàng châu Âu nhưng trên nhãn mác lại sửa tỷ lệ lông nhung từ 26% lên 90%.
Rất tức giận với điều này, ông Kohl liên lạc với công ty Trung Quốc và sau nhiều lần chối quanh co, cuối cùng công ty Trung Quốc nói: “Chúng tôi xin lỗi, chúng tôi nhầm.”
Tuy nhiên, theo một số chuyên gia ngành, không chỉ người Trung Quốc hay trộn sản phẩm kém chất lượng vào sản phẩm chất lượng cao mà hành vi đó có thể diễn ra tại bất kỳ nước nào. Đặc biệt, nếu sản phẩm đó được xuất lòng vòng qua nhiều nước. Chính vì vậy, các nhà kinh doanh được khuyên là chỉ mua sản phẩm tận gốc và trong trường hợp này phải chấp nhận giá cao.
Chế tài phạt với hành vi gian dối sản phẩm tại một số nước châu Âu vẫn khá lỏng lẻo, chính vì vậy mà hàng bông, lông vũ bị làm giả tại chính nhiều nước châu Âu chứ không chỉ Trung Quốc, nơi được coi là “kinh đô” của hàng giả thế giới.
Theo Tri Thức Trẻ/Bizlive