Mã Vân đã gắn vận mệnh của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba vào nhóm đối tượng khách hàng trung lưu ở Trung Quốc, và hệ quả tất yếu đó là giá trị của công ty ông đang bị kéo xuống khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc.

Phồng tôm là món ăn vặt phổ biến có xuất xứ từ vùng đất Sa Giang (Đồng Tháp). Ít người biết rằng kinh doanh món "lặt vặt" này lại có lợi nhuận đáng nể.
Ảnh minh họa.
Từ bao năm nay, phồng tôm là món ăn vặt vô cùng quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam. Dù các loại snack chế biến theo kiểu phương Tây đã xuất hiện và tràn ngập các cửa hàng tạp hóa, chợ và siêu thị thì món phồng tôm chế biến từ bột khoai mì vẫn không mất đi sức hút.
Quê hương của món phồng tôm là vùng đất Sa Giang (Đồng Tháp). Chính vì thế, đây cũng là nơi đặt trụ sở của 2 doanh nghiệp phồng tôm lớn nhất Việt Nam là CTCP Thực phẩm Bích Chi và CTCP Xuất nhập khẩu Sa Giang.
Trong khi XNK Sa Giang đã niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) thì Bích Chi vẫn lên kế hoạch niêm yết nhiều năm nay mà chưa thực hiện. Tại ĐHCĐ thường niên vừa qua, công ty có ý định chờ VN-Index lên 800 điểm mới quyết định lên sàn. Tuy nhiên, Bích Chi dự kiến mua cổ phần của Sa Giang khi nhà nước thoái vốn.
Phồng tôm – mảng kinh doanh “béo bở”
Ngoài phồng tôm thì Bích Chi và Sa Giang còn sản xuất nhiều sản phẩm từ bột gạo như bánh tráng, bún, cháo ăn liền … nhưng phồng tôm vẫn là sản phẩm chiếm khoảng 90% doanh thu. Ít người biết rằng kinh doanh những sản phẩm “lặt vặt” này lại có mức lợi nhuận đáng nể. Cho đến năm 2016, lợi nhuận sau thuế của Sa Giang đã vượt qua 1 triệu USD, còn Bích Chi đạt 2 triệu USD.
So sánh về các chỉ tiêu, Bích Chi có quy mô lớn hơn Sa Giang với vốn điều lệ hơn 100 tỷ đồng (sẽ tăng lên 130 tỷ trong năm nay) và tổng tài sản hơn 260 tỷ đồng. Mặc dù năm 2016 được đánh giá là năm khó khăn của các sản phẩm chế biến từ nông sản và bánh phồng tôm có giá bán thấp hơn trước đây nhưng doanh thu của Bích Chi vẫn tăng 20% và lợi nhuận sau thuế tăng 12%, đạt lần lượt là 448 tỷ đồng và 46 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận này, EPS của Bích Chi đạt 4.481 đồng.
Không kém cạnh, Sa Giang đạt 266 tỷ doanh thu năm 2016 và 28,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, EPS đạt 3.807 đồng.
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của 2 doanh nghiệp phồng tôm tương đương nhau, trong những năm qua đều ở mức 10 – 11%.
Với kết quả kinh doanh tốt như vậy, các doanh nghiệp này cũng thường trả cổ tức cao. Ví dụ năm 2016, Bích Chi trả cổ tức với tỷ lệ 10% bằng tiền mặt và 30% bằng cổ phiếu còn Sa Giang trả 25% bằng tiền mặt.
Bích Chi muốn mua Sa Giang, sẽ phải chi khoảng 160 tỷ
Kết quả kinh doanh tốt nhưng như đã tự đánh giá, khó khăn nổi bật và lâu dài của Bích Chi là mặt bằng sản xuất đã kín chỗ và không thể mở rộng. Có thể thấy 2 doanh nghiệp này đều không vay nợ dài hạn và tỷ lệ nợ cũng không cao. Đó là bởi vì nhu cầu đầu tư máy móc, nhà xưởng để mở rộng sản xuất của doanh nghiệp không lớn.
Bên cạnh đó, Bích Chi cho biết các thiết bị của công ty hầu hết là tự chế tạo nên không đồng bộ, tự động hóa thấp và máy móc mau xuống cấp, tiêu hao năng lượng, năng suất lao động thấp.
Điều đó không sớm thì muộn cũng đưa doanh nghiệp đến sự suy thoái. Vì thế, trong năm qua, Bích Chi đã đưa nhà máy sản xuất phồng tôm 2 với công suất 6.000 tấn/năm vào sản xuất, đồng thời có kế hoạch chi 23 tỷ đồng cho hệ thống máy móc thiết bị.
Một điểm đáng chú ý là công ty này có ý định mua cổ phần của Sa Giang nếu nhà nước thoái vốn. Hiện tại SCIC đang sở hữu gần 3,6 triệu cổ phiếu tương đương 49,89% vốn điều lệ của Sa Giang. Trên sàn chứng khoán, cổ phiếu SGC có giá 46.000 đồng. Nếu mua hết số cổ phần này, Bích Chi phải chi ra khoảng 160 tỷ đồng mà con số này bằng 60% tổng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm 2016.
Chưa rõ kế hoạch mua Sa Giang của Bích Chi ra sao, và doanh nghiệp này thì nổi tiếng với việc “khất lần” kế hoạch, đặc biệt là kế hoạch lên sàn.
Theo Trí thức trẻ/CafeF
Mã Vân đã gắn vận mệnh của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba vào nhóm đối tượng khách hàng trung lưu ở Trung Quốc, và hệ quả tất yếu đó là giá trị của công ty ông đang bị kéo xuống khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc.
Toshifumi Suzuki là người đã đưa mô hình cửa hàng tiện lợi vào Nhật cũng như góp phần quan trọng thay đổi cục diện ngành bán lẻ Nhật vốn từng hoạt động rất thiếu hiệu quả.
Chủ tịch Lotte Group – Shin Dong Bin vừa bị anh trai "hất" khỏi Hội đồng quản trị một công ty quan trọng trong tập đoàn, nhằm giành lại quyền kiểm soát đế chế này.
Cuộc chiến giữa các hãng bia quốc tế tại Việt Nam vốn đã rất quyết liệt, nay lại càng nóng hơn với sự xuất hiện của “ông lớn” AB InBev cùng thương hiệu Beck’s.
Công ty Honda Việt Nam là liên doanh của 3 đối tác: Honda Motor (Nhật Bản- 42%), Asian Honda Motor (Thái Lan- 28%), Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam- 30%.
Hai nhà máy cá tra của Hùng Vương có vốn đầu tư 30 triệu USD, công suất thiết kế 500 tấn cá nguyên liệu/ngày, lắp đặt hoàn toàn bằng thiết bị công nghệ của Nhật, Mỹ và châu Âu.
Nghiên cứu mới nhất của Nielsen chỉ ra rằng một nhãn hiệu có thể đạt được mức tăng trưởng về doanh số gấp đôi nếu áp dụng hình thức phân phối trực tiếp thay vì thông qua đại lý để đưa hàng hóa đến cửa hàng bán lẻ.
Đài Loan là thị trường chính, chiếm 95% sản lượng chè ô long xuất khẩu của Lâm Đồng, nhưng nay thị trường này “đóng băng” khiến vùng chè lớn nhất nước này gặp khó.
Vào cuối tháng 9, Martin Shkreli - CEO sinh năm 1983 của Công ty dược phẩm Turing Pharmaceuticals, đã bước chân vào hàng ngũ những CEO nổi tiếng nhất trong ngành dược bằng cách gây ra một cú shock trên thị trường.
Martin ShkreliCEO của Công ty dược phẩm Turing Pharmaceuticals
Gian lận có hệ thống của hãng xe lớn nhất thế giới đe dọa nhấn chìm toàn bộ ngành công nghiệp ô tô và định hình lại nó
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự