Theo Wall Street Journal, tiền từ các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc đã được sử dụng cho việc tích tụ kho dự trữ nhôm khổng lồ chu du qua nhiều quốc gia trên thế giới và một trong số đó đang ‘đậu’ tại Việt Nam.

Nghiên cứu hàng năm từ CBRE về xu hướng phát triển mặt bằng bán lẻ toàn cầu cho thấy 12,5 triệu m2 diện tích sàn tại các trung tâm thương mại đã được hoàn thành trong năm 2016, tăng 11,4% so với năm 2015.
Trung Quốc đang dẫn đầu với 7 thành phố nằm trong danh sách 10 thị trường năng động nhất toàn cầu. Melbourne đứng vị trí thứ 10 và là thành phố duy nhất tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương nằm ngoài lãnh thổ Trung Quốc lọt vào top 10.
Trong năm 2016, các trung tâm thương mại trên thế giới đã được hoàn thiện nhiều hơn năm 2015, tuy nhiên với sự phát triển dường như chậm hơn tại nhiều nước trên thế giới do các nhà bán lẻ cố gắng tìm ra sự cân bằng giữa hoạt động của cửa hàng truyền thống và thương mại điện tử.
Ông Anthony Buono, Chủ tịch Ủy ban điều hành Thị trường Bán lẻ toàn cầu của CBRE cho biết: “Trong thời đại đa kênh, các nhà bán lẻ tập trung vào việc đảm bảo sự kết hợp tối ưu giữa các cửa hàng truyền thống và hoạt động thương mại điện tử, do vậy họ đang sử dụng các phương pháp phân tích công phu và kiến thức thị trường để lựa chọn các website bán hàng tốt nhất chứ không phải nhiều website bán hàng nhất.”
Trong khi đó, hoạt động xây dựng tại nhiều thị trường đã chậm lại trong bối cảnh các nhà đầu tư và khách thuê có cách tiếp cận cẩn trọng hơn. Theo báo cáo của CBRE, nguồn cung trung tâm thương mại toàn cầu đang trong quá trình xây dựng đã giảm 22% so với năm trước xuống còn 33,5 triệu m2 vào cuối năm trước.
Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc vẫn là “điểm nóng” toàn cầu với tổng cộng 26,6 triệu m2 mặt sàn bán lẻ đang xây dựng, chiếm 79% tổng nguồn cung toàn cầu. Trong đó, diện tích mặt sàn bán lẻ tại Trung Quốc là 19,7 triệu m2.
Trong năm 2016, hơn 90% các thành phố tại châu Á – Thái Bình Dương có các dự án bán lẻ quy mô lớn đang được xây dựng, lớn hơn so với 56% các thanh phố tại châu Mỹ và 14% các thanh phố tại khu vưc châu Âu, Trung Đông và châu Phi.
Ông Joel Stephen, Giám đốc cấp cao bộ phận Tư vấn và Giao dịch Thị trường Bán lẻ, CBRE châu Á nhận định: “Thị trường bán lẻ Trung Quốc đang có những dấu hiệu phục hồi. Hoạt động cho thuê vẫn đang ổn định dù có những quan ngại về việc dư cung. Các thị trường bán lẻ đang phát triển mạnh trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương, với nhu cầu lớn về xây dựng tại các thị trường như Melbourne, Brisbane và Thành phố Hồ Chí Minh."
Mật độ không gian bán lẻ đang được xây dựng lớn nhất của Trung Quốc nằm tại các thành phố Thâm Quyến và Thượng Hải, chiếm khoảng 40% tổng nguồn cung tại quốc gia này.
Cùng lúc, việc xây dựng mặt sàn bán lẻ ở Ấn Độ vẫn còn khá hạn chế, đặc biệt là tại các thành phố cấp 1 như New Delhi và Mumba. Trong khi đó, các thị trường bán lẻ lớn ở châu Á như Tokyo, Hồng Kông và Seoul đều được dự đoán sẽ phát triển các tổ hợp tại các quận trung tâm thành phố.
Duy Khánh
Theo NDH.VN
Theo Wall Street Journal, tiền từ các doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc đã được sử dụng cho việc tích tụ kho dự trữ nhôm khổng lồ chu du qua nhiều quốc gia trên thế giới và một trong số đó đang ‘đậu’ tại Việt Nam.
Giá cả bình quân tại Aldi rẻ hơn tới 21% so với các chuỗi siêu thị giá rẻ khác ở Mỹ, bao gồm cả Wal-Mart
Các nhà đầu tư Trung Quốc hay chọn đường đi khó, đầy rủi ro và nặng nợ.
Ngày càng có nhiều công ty Trung Quốc sở hữu một phần hoặc toàn bộ các thương hiệu lớn có ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của người dân Mỹ.
Trang rao vặt trực tuyến Chợ Tốt và ImSold của Việt Nam sẽ chính thức về tay tập đoàn viễn thông Telenor (Na Uy) vào tháng 6 tới.
Phồng tôm là món ăn vặt phổ biến có xuất xứ từ vùng đất Sa Giang (Đồng Tháp). Ít người biết rằng kinh doanh món "lặt vặt" này lại có lợi nhuận đáng nể.
Thị phần tụt dốc trước sự bành trướng của các ông lớn ngành thực phẩm, nguồn lực hạn chế nhưng "vua mì tôm" Miliket vẫn sở hữu chỉ số lợi nhuận kinh doanh ấn tượng.
Rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải khi gắn quảng cáo vào các video trên mạng tại Việt Nam đang đứng thứ 2 Đông Nam Á.
Nhờ có lợi thế về chi phí nhân công thấp, nhiều công ty Trung Quốc đã mở rộng sang Việt Nam từ đầu những năm 2000.
Hai doanh nghiệp cùng giảm giá khủng trong tháng 5 giúp người tiêu dùng có cơ hội mua hàng giá rẻ.
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự