Vừa thất nghiệp, với số vốn 30 triệu đồng trong tay, tôi có nên kinh doanh buôn bán quần áo, giày dép hoặc mở một cửa hàng cà phê giá rẻ cho sinh viên?
Khởi nghiệp thất bại là bình thường, chẳng có gì đáng xấu hổ
- Cập nhật : 20/11/2015
(Kinh doanh)
Nếu con đường từ khởi nghiệp tới khi thành doanh nghiệp lớn dễ đi thì chắc ai cũng có thể trở thành doanh nhân.
Tác giả bài viết là Bo Yaghmaie, trưởng bộ phận Công nghệ và kinh doanh công ty Cooley tại New York. Đồng thời cũng là thành viên tích cực trong hệ sinh thái cộng đồng khởi nghiệp và quỹ đầu tư mạo hiểm New York.
Khởi nghiệp thất bại. Thực tế, các startup vẫn thường thất bại. Bất kỳ ai từng khởi nghiệp hoặc làm việc liên quan đến các quỹ trong hệ sinh thái khởi nghiệp đều sẽ cho bạn biết 1 điều: Thất bại là điểm đặc trưng của hệ sinh thái này.
Không có gì phải xấu hổ. Nếu con đường từ khởi nghiệp tới khi thành doanh nghiệp lớn dễ đi thì chắc ai cũng có thể trở thành doanh nhân. Nếu dễ dàng tìm được 1 startup có thể nhân gấp 10 lần số vốn đầu tư cho bạn thì ai cũng có thể là nhà đầu tư mạo hiểm (VC).
Tôi biết một VC nổi bật được dẫn dắt bởi người sáng lập từng thực hiện nhiều phi vụ đầu tư thành công đình đám. Nhưng ông lại chọn tên của startup đầu tiên ông đầu tư thất bại cho chiếc Ferrari đầu tiên của mình. Ông cho biết bài học mình học được từ thất bại đó quan trọng hơn bất cứ bài học nào khác. Đó là khoảnh khắc “vụt sáng”.
Mới gần đây, một trong các startup của tôi sụp đổ. Trong suốt 1 tuần dọn dẹp đóng cửa, tôi nghiệm ra được rất nhiều. Tôi nghĩ nó có thể có ích cho tôi thì cũng có ích cho bạn – những người khởi nghiệp, nên tôi muốn chia sẻ 3 bài học lớn nhất.
Nhưng trước hết, tôi muốn cho bạn thấy rõ vài vấn đề cơ bản. Những người sáng lập là những người lập ra startup đầu tiên. Để bù đắp cho thiếu sót về kinh nghiệm, họ sẽ thay thế bằng sự nhiệt tình và đam mê.
Họ đã gây quỹ được vài triệu USD từ một quỹ cò con theo hình thức chia sẻ quyền kiểm soát cổ phần. Các nhà đầu tư không có vị trí quản lý. Do đó, các nhà sáng lập kiểm soát toàn bộ ban điều hành mà không có sự tham gia của nhà đầu tư.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã đạt được thỏa thuận chuyển quyền sở hữu của mình trong doanh nghiệp, trừ khi giá bán cao hơn giá thỏa thuận. Trong những tháng cuối cùng trước khi sụp đổ, công ty sẽ tìm cách gây thêm quỹ theo hình thức hoán đổi cổ phần. Các nhà quản lý tìm cách huy động thê vốn nhưng không có kết quả.
Cuối cùng, họ phải tìm cách bán cho đối thủ cạnh tranh nào có tiềm năng nhất. Và người tiềm năng nhất để mua lại chính là người biết rõ năng lực lõi của công ty và có khả năng tiếp tục những dịch vụ do các nhà sáng lập của công ty định ra.
Không may, mức giá mà họ sẵn sàng trả lại thấp hơn rất nhiều so với mức công ty định giá cổ phần khi gây quỹ - và cách xa ngưỡng tự động chuyển đổi cổ phiếu ưu đãi giúp tránh được các yêu cầu mà các cổ đông chủ chốt bằng lòng giao dịch.
Và điều đó dẫn đến một tình thế khó khăn. Để thực hiện giao dịch, công ty cần sự chấp thuận của các cổ đông chủ chốt. Nhưng các cổ đông chủ chốt không có lý do gì lại chấp thuận giao dịch khi mà tất cả các khoản nợ sẽ chuyển cho các cổ đông theo tính bắc cầu tài chính, mặc dù họ đã đầu tư số vốn đáng kể vào công ty và kiên quyết giữ tỷ lệ phân phối số tiền thu được như là một điều kiện tiên quyết để chấp thuận giao dịch.
Những cổ đông khác cũng sẵn lòng thỏa hiệp với các cổ đông chủ chốt để nhận phần nhỏ nhưng không phải là chia theo tỷ lệ số tiền thu được. Kết cục là việc bán doanh nghiệp cần 3 bộ phận khác nhau – những người sáng lập, cổ đông chủ chốt và chủ nợ chuyển đổi – cùng ngồi lại và thống nhất lộ trình thực hiện. Nhưng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra, và công ty sẽ lại đi vào ngõ cụt. Khi nhìn lại, đây là lý do cho vài khoảng khắc “aha” của tôi.
Những cuộc đời màu hồng
Niềm đam mê vô hạn và nhiệt huyết là những điểm nổi bật của bất kỳ nhà sáng lập vĩ đại nào. Tuy nhiên, không may nó dễ dàng khiến nhà sáng lập nhầm lẫn điều đó sẽ đem lại kết quả tốt thay vì thực tế khắc nghiệt đang chờ đón.
Trong trường hợp này, các nhà sáng lập đơn giản không muốn tin rằng mặc dù có một số thành công, nhưng doanh nghiệp đơn giản là không đủ sức hấp dẫn để kêu gọi thêm vốn. Hơn nữa, họ không muốn thu hẹp quy mô để có thể đi đường dài nhằm đạt được các cột mốc khả dĩ có thể thu hút thêm vốn.
Tương tự, bằng các tập trung sự chú ý của các nhà đầu theo hướng nhấn mạnh những thành công họ đã đạt được và phớt lờ những vấn đề trước mắt của doanh nghiệp, họ đã tạo cho nhà đầu tư ấn tượng họ không biết mình đang đối mặt với những gì.
Như một kết cục, khi các sự việc đó xảy ra, nhà sáng lập tất yếu đánh mất uy tín với nhà đầu tư. Thật không may, trong những thời khắc khó khăn, cái có thể giúp ích được chính là uy tín tích lũy trong quá khứ.
Dĩ nhiên, tôi không nói các doanh nhân phải từ bỏ nhiệt huyết hay đam mê trong công việc hằng ngày, hay từ bỏ cách giới thiệu tiềm năng doanh nghiệp. Nhưng tôi muốn nói rằng, đặc biệt trong các tình huống đuối nước, không gì quan trọng hơn là cung cấp cho các nhà đầu tư góc nhìn khách quan về doanh nghiệp, cho họ thấy thành công lẫn thất bại và cả những thách thức mà bạn đang gặp phải.
Trong trường hợp này, tôi tin rằng nhà sáng lập nào có thể cho nhà đầu tư của họ thấy được bức tranh càng thực tế thì càng có khả năng giành lợi thế về sau, nhà đầu tư có thể không bị bất ngờ về những lựa chọn sau này mà họ phải đối mặt và do đó cũng sẽ sẵn lòng thỏa hiệp.
Chia sẻ, chia sẻ, chia sẻ
Một lần nữa, nhiều nhà sáng lập có xu hướng tự nhiên là chỉ chia sẻ tin tốt, những thắng lợi và thành tựu nổi bật. Nhưng việc chia sẻ tin xấu, khó khăn trước mắt và thất bại cũng quan trọng không kém.
Điều đó cũng giống như bạn tự cô lập mình để giải quyết các vấn đề hay thách thức đang gặp phải, tạo hố sâu ngăn cách thông tin với nhà đầu tư mà không có cây cầu nào. Chính điều này sẽ hại bạn khi cần sự giúp đỡ từ các nhà đầu tư khi gặp tình huống cực kỳ khó khăn.
Trước hết, bạn không bao giờ muốn làm nhà đầu tư của mình kinh ngạc với tin xấu. Làm họ ngạc nhiên với tin tốt là vấn đề hoàn toàn khác, nhưng không phải tin xấu. Thứ hai, nếu bạn không cho nhà đầu tư thấy những vấn đề bạn đang gặp phải trong kinh doanh, bạn không chỉ tự cô lập mình khỏi các ý tưởng và đề xuất khả thi từ người khác mà bạn còn tước “quyền sở hữu” vấn đề của nhà đầu tư.
Nếu nhà đầu tư cảm thấy họ cùng gánh vác vấn đề với bạn, họ sẽ giúp cho bạn rất nhiều để tìm thấy con đường phía trước. Nếu bạn không cho họ thấy những vấn đề khó khăn trước mắt, họ sẽ xem như vấn đề đó là tác phẩm của bạn.
Thật không may, các nhà sáng lập trong ví dụ tôi vừa chia sẻ đã ngừng chia sẻ thông tin với nhà đầu tư của mình bởi vì họ bị mắc kẹt trong mâu thuẫn giữa kế hoạch và thực tại. Qua thời gian, họ đi đến kết luận việc chia sẻ thông tin không đem lại giá trị thiết thực bởi vì nó thường dẫn đến tranh cãi gay gắt.
Đó là sai lầm. Mâu thuẫn có thể làm bạn khó chịu, nhưng nó cần thiết nếu bạn muốn duy trì cuộc đối thoại chân thành với nhà đầu tư. Sự thay đổi dẫn đến mâu thuẫn không bao giờ nên dẫn đến kết cục thất bại trong giao tiếp. Một khi kênh thông tin của bạn không hoạt động đúng chức năng, rất khó để nhà đầu tư gia đặt trọn niềm tin vào bạn.
Hiểu nhà đầu tư của bạn
Tôi rất ngạc nhiên khi biết các nhà sáng lập và doanh nhân chỉ bỏ chút ít thời gian để tìm hiểu nhà đầu tư của họ. Có 2 yếu tố cự kỳ quan trọng mà bạn cần biết về nhà đầu tư của mình. Trước hết, tìm hiểu cẩn thận trước khi nhận tiền từ nhà đầu tư.
Không phải nhà đầu tư nào cũng là nhà đầu tư tốt. Đảm bảo bạn biết về những kết quả thất bại của nhà đầu tư. Làm những gì bạn có thể để học về những thương vụ thất bại của họ. Cố gắng liên hệ với đội ngũ quản lý ở các công ty để tìm hiểu trải nghiệm của họ khi làm việc với nhà đầu tư đó.
Thật dễ dàng trở thành nhà đầu tư tốt khi khoản đầu tư của mình đơm hoa kết trái. Nhưng thực sự rất khó để trở thành nhà đầu tư tốt khi khoản đầu tư của mình đang bốc hơi. Cố gắng hiểu cảm giác của nhà đầu tư khi chịu áp lực đến từ kết quả xấu. Họ có hỗ trợ không? Họ có khả năng đóng góp để cải thiện kết quả hay không? Các kết quả phân tích cuối cùng của họ có hợp lý và công bằng hay không? Đó là những câu hỏi quan trọng để hỏi. Nhưng nó chỉ quan trọng để bạn biết nhà đầu tư mình cùng làm việc là ai.
Và điều đó chỉ xảy ra nếu bạn thực sự làm việc với nhà đầu tư, chia sẻ các ý tưởng và duy trì các cuộc đối thoại thường xuyên. Nếu làm được vậy, bạn có thể hiểu được nhà đầu tư của mình, nắm được mối quan hệ để nhận được nhiều nhất có thể từ nhà đầu tư.
Thấu hiểu thì luôn đạt được kết quả tốt, nhưng như tôi đã nói với bạn, các nhà đầu tư luôn cố chấp, lỳ lợm và vô lý. Đó là tất cả tính xấu của nhà đầu tư, nắm được điều đó giúp bạn tìm hiểu sớm hơn, sâu hơn và cẩn thận hơn khi bắt đầu một mối quan hệ.
Nhưng các nhà sáng lập cũng thường thất bại trong việc chịu đựng các tật xấu của nhà đầu tư nhằm duy trì mối quan hệ lâu dài trong suốt quá trình khởi nghiệp. Các nhà sáng lập cũng thất bại trong việc xây dựng một cây cầu đủ vững chắc để giúp họ qua vùng nước sâu, chính là các thử thách khắc nghiệt mà họ phải đối mặt.