Bất động sản nghỉ dưỡng, trong đó biệt thự biển đang hút khách vì được các chuyên gia đánh giá là kênh đầu tư vừa đảm bảo được sự gia tăng về giá trị vừa mang lại lợi tức cao.
Những start-up của doanh nhân gốc Việt được mua lại với giá 'khủng'
- Cập nhật : 26/11/2015
(Doanh nhan)
Thời gian gần đây, Sonny Vũ nổi tiếng với thương vụ bán lại công ty Misfit cho Tập đoàn Fossil. Trước đó, không ít start-up khác của doanh nhân gốc Việt cũng được các công ty nước ngoài mua lại với giá hàng triệu, thậm chí hàng tỷ USD.
Công ty On Display
Người sáng lập: Dung Tấn Trung
Giá chuyển nhượng: 1,8 tỷ USD
Dung Tấn Trung sinh năm 1967, cùng với một số thành viên trong gia đình rời Việt Nam khi mới 17 tuổi.
Năm 1985, ông đặt chân đến Mỹ với chỉ 2 USD trong tay cùng vốn tiếng Anh ít ỏi. Nhưng nhờ không ngừng nỗ lực, cố gắng Dung Tấn Trung đã được nhận vào Đại học Massachusetts ở Boston.
Năm 1995, khi đang là kỹ sư trưởng tại công ty Open Market, ông Trung quyết định nghỉ việc và thành lập công ty On Display với mong muốn phát triển một chương trình giúp các công ty kiểm soát, quản lý công việc kinh doanh qua mạng.
Thời gian đầu, On Display gặp rất nhiều khó khăn. Ông Trung phải chấp nhận làm nhiều việc khác nhau để có tiền duy trì hoạt động cho công ty. Nhiều nhân viên và cộng sự giỏi cũng rời bỏ ông mà đi. Trong 2 năm ( 1996 và 1997), Dung Tấn Trung lúc nào cũng có cảm giác ở trên bờ vực thẳm.
Điều kỳ diệu đã xảy ra vào năm 1998 khi hàng loạt công ty cảm thấy việc cần thiết phải thu thập thông tin. On Display phát triển rất nhanh và đến năm 1999, công ty tiến hành chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng và lọt vào Top 10 công ty IPO đạt kỷ lục tại thị trường Mỹ vào thời điểm đó. Năm tháng sau, On Display được chuyển nhượng cho Vignette với giá 1,8 tỷ USD.
Thành công của Dung Tấn Trung đã được ca ngợi trên nhiều tờ báo và tạp chí nổi tiếng như Forbes, Fortune, Financial Times, Wall Street Journal, San Francisco Chronicle...
Ông cũng vinh dự xuất hiện trong cuốn sách "The American Dream" (Giấc mơ Mỹ) của Dan Rather.
Công ty Onebox
Người sáng lập: Bill Nguyễn
Giá trị chuyển nhượng: 850 triệu USD
Gia đình Bill Nguyễn rời Việt Nam sang định cư ở Mỹ từ năm 1969. Thời nhỏ, Bill Nguyễn (sinh năm 1971) đã từng làm nghề phụ bán xe hơi cũ vào cuối tuần để có tiền học và phụ giúp gia đình.
Năm 1992 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong cuộc đời Bill Nguyễn. Chàng trai trẻ đến từ Houston, khi đó 21 tuổi, bắt đầu hành trình trở thành triệu phú khi đảm nhiệm vai trò điều hành tại Forefront. Forefront là công ty phần mềm mà chỉ 6 năm sau đã có giá trị lên tới gần 150 triệu USD.
Tiếp tục con đường, gặt hái thành công trong vai trò điều hành 2 công ty khác là Freeloader và Support.com, song chỉ tới khi thành lập Onebox năm 1999, tên tuổi của Bill mới thực sự được biết tới rộng rãi. Đó cũng là lần đầu tiên, Bill sáng lập một và làm chủ một công ty của riêng mình, theo ghi nhận từ FastCompany.
Onebox được thành lập một cách tình cờ. Bắt nguồn từ ý tưởng "gửi fax qua mạng Internet", Bill tìm đến các công ty đầu tư mạo hiểm để tìm nguồn vốn thực hiện kế hoạch. Onebox đã trở thành một "cú nổ" lớn vào thời điểm đó, khi trang web này giúp các tổ chức, cá nhân gửi các bản fax ảo một cách dễ dàng.
Chỉ sau 18 tháng, Bill bán Onebox với giá 850 triệu USD. Trước đó, tổng số tiền Bill huy động được để gây dựng Onebox chỉ vẻn vẹn 60 triệu USD.
Công ty Misfit
Người sáng lập: Sonny Vũ, Sridhar Lyengar và cựu CEO Apple John Sculley
Giá chuyển nhượng: 260 triệu USD
Sonny Vũ, tên đầy đũ là Vũ Xuân Sơn, sinh năm 1973 tại Việt Nam. Anh cùng gia đình đến Mỹ năm 1979. Sonny Vũ tốt nghiệp bằng đôi về toán học và ngôn ngữ học tại ĐH Illinois nhánh Urbana-Champaign và bảo vệ Tiến sĩ tại trường đại học danh tiếng MIT (Massachusetts Institute of Technology) vào năm 2000.
Năm 2011, anh cùng đối tác lâu năm Sridhar Lyengar và cựu CEO Apple John Sculley sáng lập ra công ty Misfit Wearables -công ty chuyên sáng tạo những phụ kiện (wearable) y tế hỗ trợ sức khỏe gắn liền với công nghệ cảm ứng di động (mobile health).
Kể từ khi được thành lập vào năm 2011, Misfit đã tạo ra những sản phẩm với kiểu dáng đẹp, ít tốn kém. Shine 2 là một ví dụ, pin của thiết bị này có thể kéo dài đến 6 tháng. Ngoài ra còn có một số sản phẩm khác như máy theo dõi giấc ngủ hay bóng đèn thông minh.
Misfit đã đạt được thành công khi hợp tác với nhiều công ty lớn như Speedo và Swarovski, nhưng đến nay, nó vẫn chưa thể vượt qua những tên tuổi lớn đang thống trị thị trường thiết bị đeo như Fitbit hay Nike.
Mới đây, Sonny Vũ chính thức công bố bán lại Misfit với giá 260 triệu USD cho tập đoànFossil Group.Dự kiến khi 2 bên hợp tác, công ty này sẽ bán được 50 triệu đồng hồ mỗi năm.
Sau thương vụ sáp nhập, Sonny Vũ cũng sẽ đầu quân cho Fossil và đảm nhận vị tríChủ tịch kiêm Giám đốc công nghệ của tập đoàn này.
Công ty Tappy
Người sáng lập: Trương Thanh Thủy,Leslie Ngân Nguyễn và Vũ Duy Thức
Giá chuyển nhượng: Được tiết lộ là lên đến 7 con số (triệu đô)
Trương Thanh Thủy theo gia đình đến Mỹ định cư khi 17 tuổi. Năm 2009, sau khi tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính ở trường Đại học Nam California (USC), cô trở về Việt Nam và khởi nghiệp bằng cách lập ra chuỗi cửa hàng kem sữa chua Parallel.
Bước ngoặt mở ra vào năm 2010 khi một bạn học cũ ở USC sang Việt Nam thăm cô. Người này là Elliot Lee, sáng lập start-up Greengar mà sau đó Thủy trở thành đồng sáng lập và trực tiếp điều hành. Trước khi tuyên bố đóng cửa vào năm 2013, Greengar cũng đã đạt được một số thành công nhất định.
Sau 2 lần khởi nghiệp đầu tiên không gặp may, Thủy tiếp tục cùng 2 người bạn phát triển Tappy - một ứng dụng mạng xã hội chia sẻ địa điểm vào đầu năm 2014.
10 tháng sau khi ra mắt, Tappy được công ty công nghệ Weeby tại Thung lũng Silicon mua lại với giá được tiết lộ là lên đến 7 con số.
Hiện nay, Thủy Trương đang làm giám đốc phát triển kinh doanh của Weebytại khu vực châu Á.