Theo tính toán từ số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắt thép ra thị trường nước ngoài tăng tháng thứ 3 liên tiếp.
Xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu giảm sau 2 tháng tăng liên tiếp
- Cập nhật : 02/07/2019
Sau khi tăng trưởng hai tháng liên tiếp (tháng 3, 4), kim ngạch xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong tháng 5/2019 đã giảm trở lại, giảm 2% so với tháng 4/2019, tương ứng với 61 triệu USD.
Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 5/2019 kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 263,83 triệu USD, giảm 10,4% so với cùng kỳ năm 2018.
Đông Nam Á là thị trường xuất khẩu chủ lực nhóm hàng này của Việt Nam, chiếm 35% tỷ trọng đạt 92,36 triệu USD, tăng 3,21% so với cùng kỳ năm trước, riêng tháng 5/2019 tăng 6,69% so với tháng 4/2019 và tăng 5,01% so với tháng 5/2018 đạt trên 20 triệu USD.
Trong số những thị trường nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ Việt Nam, thì Trung Quốc với vị trí và khoảng cách địa lý không xa với Việt Nam, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, thị trường này đạt kim ngạch cao nhất 69,91 triệu USD, tuy nhiên so với cùng kỳ tốc độ sụt giảm 22,32%, tính riêng tháng 5/2019 xuất khẩu sang thị trường này cũng giảm 34,69% so với tháng 4/2019 và giảm 48,58% so với tháng 5/2018 tương ứng với 14,72 triệu USD.
Kế đến là các thị trường Campuchia, Ấn Độ. Theo đó, xuất sang Campuchia tăng 8,3% đạt 38,77 triệu USD, riêng tháng 5/2019 xuất sang thị trường này giảm 0,3% chỉ có 7,51 triệu USD so với tháng 4/2019. Xuất sang Ấn Độ giảm 21,73% tương ứng 29,28 triệu USD, tuy nhiên kim ngạch trong tháng 5/2019 tăng 50,34% so với tháng 4/2019 đạt 9,88 triệu USD.
Ngoài ra, Việt Nam còn xuất sang các thị trường khác như Mỹ, Singapre, Hàn Quốc….
Nhìn chung, 5 tháng đầu năm 2019 kim ngạch xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sang các thị trường hầu hết đều sụt giảm, số thị trường này chiếm 61,3%, trong đó xuất sang thị trường Hàn Quốc giảm nhiều nhất 41,49% so với cùng kỳ, tương ứng với 7,68 triệu USD, riêng tháng 5/2019 cũng đã xuất sang Hàn QUốc 1,44 triệu USD giảm 44,45% so với tháng 4/2019 và giảm 8,1% so với tháng 5/2018.
Ở chiều ngược lại, Bangladesh tăng mạnh nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu từ Việt Nam, tăng 42,72% so với cùng kỳ, tuy chỉ đạt 6,75 triệu USD, riêng tháng 5/2019 đạt kim ngạch 2,35 triệu USD, tăng gấp 2 lần so với tháng 4/2019 và gấp 3,5 lần (tương ứng 254,64%) so với tháng 5/2018.
Thị trường xuất khẩu thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu 5 tháng năm 2019
Thị trường | T5/2019 (USD) | +/- so với T4/2019 (%)* | 5T/2019 (USD) | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* |
Trung Quốc | 14.726.254 | -34,69 | 69.913.715 | -22,32 |
Campuchia | 7.517.730 | -0,3 | 38.770.441 | 8,3 |
Ấn Độ | 9.881.987 | 50,34 | 29.285.810 | -21,73 |
Malaysia | 7.324.068 | 34,09 | 28.538.484 | 9,84 |
Nhật Bản | 2.212.410 | 0,05 | 16.239.715 | 34,63 |
Mỹ | 2.432.655 | -15,67 | 12.385.408 | -29,68 |
Thái Lan | 2.472.083 | 13 | 11.494.896 | -20,74 |
Đài Loan | 2.873.275 | 48,75 | 10.156.912 | -11,31 |
Philippines | 1.829.753 | -2,47 | 7.968.707 | 12,96 |
Hàn Quốc | 1.446.189 | -44,45 | 7.686.262 | -41,49 |
Bangladesh | 2.358.153 | 100 | 6.751.450 | 42,72 |
Indonesia | 665.947 | -56,14 | 4.425.456 | -8,95 |
Singapore | 249.870 | 14,77 | 1.167.921 | -9,98 |
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn