Xăng dầu từ thị trường Đông Nam Á nhập khẩu về Việt Nam chiếm gần 60% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu xăng dầu của cả nước.
Xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu tăng tháng thứ hai liên tiếp
- Cập nhật : 02/07/2019
Tháng 4/2019, xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu của cả nước tăng cả lượng và trị giá so với tháng trước đó, cụ thể tăng 6,8% về lượng đạt 93,8 nghìn tấn, tăng 8,6% về trị giá đạt 111,14 triệu USD – đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp.
Nâng xuất khẩu mặt hàng này tính từ đầu năm đến hết tháng 4/2019 lên 367,4 nghìn tấn, trị giá 427,1 triệu USD, tăng 29% về lượng và 59,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018, theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ.
Trong số những thị trường nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ Việt Nam, thì Trung Quốc đại lục dẫn đầu kim ngạch, ngoài những yếu tố khiến Trung Quốc tăng nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ Việt Nam thì yếu tố vị trí địa lý cũng là một trong những nguyên nhân.
Theo đó, tháng 4/2019 Trung Quốc đã nhập từ Việt Nam trên 37 nghìn tấn chất dẻo nguyên liệu, trị giá 3919 triệu USD, tăng 8,47% về lượng và 13,19% trị giá, giá bình quân đạt 1057,34 USD/tấn, tăng 4,36% so với tháng 3/2019. Tính chung 4 tháng 2019 đạt 147,96 nghìn tấn, trị giá 151,92 triệu USD, giảm 25,72% về lượng nhưng tăng 6,89% trị giá, giá bình quân 1026,81 USD/tấn, tăng 43,9% so với cùng kỳ năm 2018.
Đáng chú ý, tuy đứng thứ hai sau Trung Quốc, nhưng tốc độ xuất khẩu nhóm hàng này sang thị trường Indonesia 4 tháng đầu năm 2019 tăng khá mạnh, gấp 2,7 lần về lượng (tương ứng 171,14%) và gấp 2,2 lần trị giá (tương ứng 119,36%), đạt lần lượt 45,8 nghìn tấn, trị giá 56 triệu USD, mặc dù giá xuất bình quân 1222,05 USD/tấn, giảm 19,1%.
Kế đến là các thị trường Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ….
Nhìn chung, 4 tháng đầu năm lượng chất dẻo nguyên liệu xuất sang các thị trường đều tăng trưởng. Đặc biệt, xuất khẩu sang thị trường Italy tăng đột biến cả về lượng và trị giá tuy chỉ đạt 6,6 nghìn tấn, trị giá 7,7 triệu USD, nhưng tăng gấp 832,75 lần về lượng (tương ứng 83175%) và gấp 358 lần về trị giá (tương ứng 35706,03%) so với cùng kỳ năm trước.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam giảm mạnh xuất khẩu sang Hongkong (TQ) và Thổ Nhĩ Kỳ với mức giảm tương ứng 79,6% ; 63,64% về lượng và giảm 65,95%; 52,62% về trị giá.
Đặc biệt, 4 tháng năm 2019 so với cùng kỳ năm trước, thị trường xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu có thêm các thị trường mới như: Bồ Đào Nha, Srilanka, Peru, Nigieria và Bờ Biển Ngà với lượng xuất đạt lần lượt 1,59 nghìn tấn; 1,5 nghìn tấn; 594 tấn; 463 tấn và 332 tấn.
Thị trường xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu 4 tháng năm 2019
Thị trường | 4T/2019 | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Trung Quốc | 147.962 | 151.928.689 | -25,72 | 6,89 |
Indonesia | 45.850 | 56.030.779 | 171,14 | 119,36 |
Nhật Bản | 21.194 | 25.417.116 | 90,42 | 88,91 |
Thái Lan | 13.480 | 20.541.428 | 86,21 | 63,27 |
Malaysia | 11.395 | 13.950.532 | 386,13 | 219,02 |
Ấn Độ | 8.790 | 10.179.806 | -17,93 | -23,1 |
Italy | 6.662 | 7.768.476 | 83.175 | 35.706,03 |
Philippines | 5.779 | 7.131.781 | 37,3 | 20,37 |
Bangladesh | 4.858 | 6.056.012 | 69,8 | 52,01 |
Campuchia | 4.062 | 5.508.874 | 87,1 | 71,32 |
Hàn Quốc | 3.575 | 6.413.089 | -19,17 | -13,55 |
Myanmar | 2.616 | 3.201.286 | 59,32 | 78,66 |
Đài Loan | 2.399 | 4.204.522 | 40,7 | 17,12 |
Australia | 1.143 | 1.700.231 | -2,22 | 5,24 |
Canada | 736 | 952.137 | 57,6 | 9,88 |
Singapore | 575 | 991.997 | -11,4 | -9,94 |
Nam Phi | 190 | 271.396 | -53,43 | -22,63 |
Hồng Kông (TQ) | 101 | 314.692 | -79,6 | -65,95 |
Thổ Nhĩ Kỳ | 64 | 140.240 | -63,64 | -52,62 |
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Nguồn: VITIC, Vinanet.vn