Sau khi tăng trưởng hai tháng liên tiếp, sang đến tháng 5/2019 xuất khẩu phân bón đã suy giảm trở lại cả về lượng và trị giá, giảm lần lượt 4,0% và 4,5% tương ứng với 77,9 nghìn tấn, trị giá 25,58 triệu USD.
Nhập khẩu giấy giảm trở lại cả về lượng và trị giá
- Cập nhật : 22/06/2019
Sau khi sụt giảm ở hai tháng đầu năm, sang tháng 3/2019 nhập khẩu giấy tăng cả về lượng và trị giá, tuy nhiên đến tháng 4/2019 tốc độ nhập khẩu mặt hàng này đã giảm trở lại 6,4% về lượng và 8,3% về trị giá, tương ứng với 149,3 nghìn tấn, trị giá 138 triệu USD.
Tính chung từ đầu năm đến hết tháng 4/2019 Việt Nam đã nhập khẩu 586,8 nghìn tấn giấy các loại, trị giá 549,9 triệu USD, giảm 8,3% về lượng và 6,5% về trị giá so với cùng kỳ 2018.
Việt Nam nhập khẩu giấy chủ yếu từ các nước Đông Nam Á chiếm tới 27% tổng lượng giấy nhập khẩu, đạt 158,6 nghìn tấn, trị giá 171,9 triệu USD, giảm 20,15% về lượng và 18,7% về trị giá so với cùng kỳ.
Với vị trí và khoảng cách địa lý gần với Việt Nam, thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa Trung Quốc là thị trường được nhập nhiều đứng thứ hai chiếm 20,5% thị phần đạt 120,68 nghìn tấn, trị giá 105,34 triệu USD, giảm 0,05% về lượng nhưng tăng 0,12% trị giá, giá nhập bình quân 872,9 USD/tấn, tăng 0,16% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng tháng 4/2019 lượng giấy nhập từ Trung Quốc đạt 34,32 nghìn tấn, trị giá 29,25triệu USD, giảm 1,11% về lượng và giảm 2,98% trị giá so với tháng 3/2019, nhưng tăng 7,84% về lượng và tăng 1,45% trị giá so với tháng 4/2018.
Kế đến là các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia… với lượng nhập đạt lần lượt 96,53 nghìn tấn; 88,16 nghìn tấn và 74,92 nghìn tấn, nhưng so với cùng kỳ lượng giấy nhập khẩu từ các thị trường này đều sụt giảm, giảm tương ứng 4,62%; 14,7% và 19,81%.
Nhìn chung, lượng giấy nhập về từ các thị trường hầu hết đều sụt giảm. Đặc biệt, 4 tháng năm 2019 Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu giấy từ hai thị trường Áo và Đức, theo đó nhập từ thị trường Áo tăng gấp hơn 5,7 lần (tức tăng 472,5%) tuy chỉ đạt 687 tấn, riêng tháng 4/2019 cũng đã nhập từ thị trường này 46 tấn giấy, giảm 87,73% so với tháng 3/2019. Còn nhập từ thị trường Đức tăng gấp hơn 2,2 lần (tương ứng 120,26%), đạt 2,7 nghìn tấn.
Ở chiều ngược lại, Việt Nam giảm mạnh nhập khẩu giấy từ các thị trường Pháp và Philippines, giảm lần lượt 73,47% và 30,96% về lượng so với cùng kỳ năm 2018.
Thị trường nhập khẩu giấy các loại 4 tháng năm 2019
Thị trường
| 4T/2019 | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Trung Quốc | 120.680 | 105.340.990 | -0,05 | 0,12 |
Hàn Quốc | 96.531 | 93.961.057 | -4,62 | 1,84 |
Nhật Bản | 88.165 | 71.060.070 | -14,7 | -6,72 |
Indonesia | 74.923 | 62.763.473 | -19,81 | -19,5 |
Đài Loan | 63.742 | 40.413.265 | -4,11 | -5,76 |
Thái Lan | 51.541 | 47.286.228 | -26,09 | -22,58 |
Malaysia | 15.990 | 17.021.400 | -20,02 | -6,99 |
Ấn Độ | 14.874 | 15.072.835 | 43,01 | 4,88 |
Singapore | 14.539 | 43.476.279 | 14,42 | -17,05 |
Nga | 8.394 | 7.514.675 | 34,87 | 19,03 |
Hoa Kỳ | 8.038 | 8.449.709 | 64,04 | 58,96 |
Phần Lan | 6.955 | 7.505.030 | -5,94 | -5,86 |
Đức | 2.718 | 5.321.680 | 120,26 | 103,41 |
Thụy Điển | 2.393 | 2.497.650 | 122,6 | 98,5 |
Italy | 2.234 | 3.080.735 | 19,85 | -2,12 |
Philippines | 1.678 | 1.361.662 | -40,96 | -19,12 |
Áo | 687 | 360.648 | 472,5 | 118,19 |
Pháp | 13 | 28.651 | -73,47 | -62,77 |
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Thông tin liên quan
Trung Quốc cấp phép hạn ngạch nhập khẩu RCP mới, cắt giảm 37,5%
Ngày 10 tháng 5 năm 2019 – Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc (MEE) đã phát hành đợt giấy phép nhập khẩu giấy thu hồi (RCP) mới, với khối lượng 229.530 tấn. Đợt cấp phép lần thứ 7 này được ban hành cho 11 công ty, mỗi công ty nhận được hạn ngạch giảm 37,5% so với kế hoạch năm 2019 trước đó của họ.
Tính đến hết đợt cấp phép lần thứ 7 này, tổng số giấy phép nhập khẩu RCP năm 2019 đã đạt 8,23 triệu tấn. Cũng với khoảng thời này năm 2018, MEE đã ban hành 12 đợt cấp phép với tổng khối lượng 10,8 triệu tấn. Trong năm 2018, Trung Quốc cấp tổng cộng 18,2 triệu tấn giấy phép nhập khẩu RCP. Dự kiến hạn ngạch cho cả năm 2019 sẽ giảm xuống chỉ còn 11-12 triệu tấn.
Trong đợt cấp phép lần này, Hebei Huatai Paper, công ty con của Nhà sản xuất giấy in báo Shandong Huatai Paper, được cấp hạn ngạch lớn nhất, với khối lượng 100.000 tấn. Năm 2018, Hebei Huatai Paper không được cấp phép nhập khẩu RCP, vì công ty vi phạm các quy định môi trường. Do nhu cầu giấy in báo bị sụt giảm đáng kể ở Trung Quốc, Hebei Huatai Paper đã cải tạo dây chuyền sản xuất giấy in báo và chuyển sang sản xuất giấy in, viết không tráng và giấy lớp sóng tái chế.
Thống kê tiêu thụ giấy của châu Âu tháng 3.2019
Theo dữ liệu từ EURO-GRAPH, mức tiêu thụ tất cả các mặt hàng giấy tại Châu Âu trong tháng 3.2019, đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Giấy in báo giảm 8,7% xuống còn 540.000 tấn, tiêu thụ trong châu Âu giảm 7,9% còn 424.000 tấn, xuất ngoài châu Âu giảm 11,8% còn 116.000 tấn. Giấy cán láng (SC) giảm 7,6% còn 286.000 tấn. Tiêu thụ trong châu Âu giảm 11,4% xuống 236.000 tấn, xuất ngoài châu Âu tăng 15,8% đạt 50.000 tấn.
Giấy in từ bột cơ học có tráng dạng cuộn (CMR) giảm 8,9% còn 473.000 tấn. Tiêu thụ trong châu Âu giảm 12,9% còn 344.000 tấn, xuất ngoài châu Âu tăng 3,9% lên 130.000 tấn.
Tiêu thụ giấy in từ bột cơ học không tráng giảm 14,8% còn 186.000 tấn, trong châu Âu giảm 11,5% xuống 155.000 tấn và xuất ngoài châu Âu giảm mạnh 28,4% xuống còn 31.000 tấn.
Giấy in từ bột hóa có tráng (CWF) giảm 11,4% còn 453.000 tấn, tiêu thụ trong châu Âu giảm 12,2% xuống còn 354.000 tấn, xuất ngoài châu Âu đã giảm 8.2% xuống còn 99.000 tấn. Giấy in từ bột hóa không tráng (UWF) giảm 4,3% còn 572.000 tấn. Tiêu thụ trong châu Âu giảm 7,3%, đạt 463.000 tấn, xuất ngoài châu Âu tăng 11,3%, lên 109.000 tấn.
Nguồn: VITIC/Hiệp hội Giấy Việt Nam