Malaysia là một trong những thị trường xuất khẩu nhiều tiềm năng của Việt Nam tại khu vực ASEAN, đặc biệt là các sản phẩm ngành nông sản, thủy sản, ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống.

Nhóm hàng sắt thép tiếp tục là mặt hàng được Lào tăng cường nhập khẩu từ thị trường Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2018, tăng 19,86% về lượng và 31,2% trị giá so với cùng kỳ 2017.
Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn thứ ba của Lào chỉ xếp sau Thái Lan và Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam cũng là một trong những nhà đầu tư có vai trò lớn nhất tại Lào.
Theo Bộ Công Thương Lào, năm 2017, tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu của Lào đạt 9.345 tỷ USD, tăng 11% so với năm trước, trong đó xuất khẩu đạt 4,083 tỷ USD, tăng 13,4% còn nhập khẩu 4,542 tỷ USD, tăng 7,6%.
Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam tiếp tục là các đối tác thương mại chủ chốt của Lào. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Lào cũng là Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, tiếp đó đến Ấn Độ, Nhật Bản, Đức và Mỹ, trong khi thị trường nhập khẩu hàng hóa chủ yếu của Lào gồm Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia và Singapore.
Kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Lào năm 2017 đạt hơn 1,27 tỷ USD, trong đó Lào xuất khẩu sang Việt Nam 123,5 triệu USD và nhập khẩu 552 triệu USD.
Sang năm 2018, cụ thể là 7 tháng đầu năm 218, Lào đã nhập khẩu từ Việt Nam 341,2 triệu USD, tăng 10,72% so với cùng kỳ năm trước, số liệu thống kê từ TCHQ Việt Nam.
Lào nhập khẩu chủ yếu từ Việt Nam các mặt hàng xăng dầu, sắt thép, phương tiện vận tải, sản phẩm sắt thép, máy móc thiết bị và phân bón – đây là những nhóm hàng đều đạt kim ngạch từ 10 triệu USD trở lên, trong đó xăng dầu có kim ngạch
cao nhất 58,3 triệu USD, đạt 86 nghìn tấn tăng 3,68% về lượng nhưng giảm 17,61% trị giá so với cùng kỳ. Giá bình quân là 678,36 USD/tấn, tăng 25,84% so với cùng kỳ.
Đứng thứ hai về kim ngạch là sắt thép đạt 76,2 nghìn tấn, trị giá 56,7 triệu USD, tăng 19,86% về lượng và 31,20% trị giá, giá bình quân 744,37 USD/tấn, tăng 9,46%. Kế đến là phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 11,46% đạt 32,4 triệu USD…
Nhìn chung, 7 tháng đầu năm nay kim ngạch hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Lào đều sụt giảm chiếm 58%, trong đó phải kể đến nhóm hàng than đá giảm mạnh, 67,52% về lượng và 50,32% trị giá, tương ứng với 16,3 nghìn tấn; 2,1 triệu USD. Ngược lại, nhóm hàng với kim ngạch tăng trưởng chỉ chiếm 41%, trong đó sắt thép tiếp tục là mặt hàng tăng mạnh trong thời gian gần đây.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Lào 7T/2018
Mặt hàng | 7T/2018 | +/- so với cùng kỳ 2017 (%)* | ||
Lượng (Tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 341.208.342 |
| 10,72 |
Xăng dầu các loại | 86.019 | 58.351.679 | -17,61 | 3,68 |
Sắt thép các loại | 76.263 | 56.768.180 | 19,86 | 31,20 |
Phương tiện vận tải và phụ tùng |
| 32.473.502 |
| 11,46 |
Sản phẩm từ sắt thép |
| 20.955.491 |
| -2,82 |
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác |
| 17.750.488 |
| 11,33 |
Phân bón các loại | 26.838 | 10.459.806 | -41,92 | -13,36 |
Sản phẩm từ chất dẻo |
| 6.775.186 |
| -29,84 |
Giấy và các sản phẩm từ giấy |
| 2.538.702 |
| -7,02 |
Hàng dệt, may |
| 3.665.754 |
| -6,33 |
Sản phẩm gốm, sứ |
| 3.965.359 |
| 14,18 |
Kim loại thường khác và sản phẩm |
| 1.592.304 |
| -43,67 |
Dây điện và dây cáp điện |
| 5.264.867 |
| -6,04 |
Hàng rau quả |
| 5.273.713 |
| 3,38 |
Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc |
| 4.974.458 |
| 10,01 |
Clanhke và xi măng | 80.532 | 5.299.520 | -25,05 | -25,15 |
Than các loại | 16.387 | 2.147.089 | -67,52 | -50,32 |
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ |
| 454.225 |
| -4,35 |
(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn
Malaysia là một trong những thị trường xuất khẩu nhiều tiềm năng của Việt Nam tại khu vực ASEAN, đặc biệt là các sản phẩm ngành nông sản, thủy sản, ngành công nghiệp thực phẩm, đồ uống.
Hiệp định CPTPP có hiệu lực đã mở toang cánh cửa cho hàng Việt vào thị trường tiềm năng Canada.
Với dân số trên 1,6 tỷ người, Trung Đông, châu Phi là thị trường tiêu thụ lớn và đầy tiềm năng đối với các mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam.
Ngành cao su thiên nhiên Mỹ Latinh rất có tiềm năng tăng trưởng và hợp tác nhờ thành lập Thị trường Khu vực. Hội nghị Cao su thiên nhiên Colombia diễn ra vào tháng 9/2018 sẽ là cơ hội vàng để các đại diện của ngành cao su Mỹ Latinh bàn bạc và giải quyết hầu hết những khó khăn vướng mắc của mình.
thị trường cao su thiên nhiênthị trường cao su thiên nhiên Mỹ Latinh
GDP Ấn Độ lớn thứ 7 trên toàn cầu và thị trường chứng khoán nước này cũng đứng hàng thứ 9.
Trong các thị trường xuất khẩu nông sản mục tiêu của Việt Nam, Liên bang Nga được đánh giá là một thị trường tiềm năng. Đây là thị trường xuất khẩu truyền thống của nước ta từ những năm 90 đến nay, nhất là đối với các sản phẩm như cà phê, hạt tiêu, chè, rau, quả, gạo…
Là nước nhập khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới, trong năm 2015 Trung Quốc đã nhập khẩu lượng nông sản trị giá 160 tỷ USD.
Ngày 19/5, tại Cần Thơ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ (VCCI Cần Thơ) tổ chức Tọa đàm “Làm thế nào để kinh doanh hiệu quả với thị trường Trung Quốc”, nhằm chỉ ra những cơ hội cũng như rủi ro trong quan hệ thương mại với khách hàng Trung Quốc.
Số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan cho thấy, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng/2017 với kim ngạch đạt hơn 12,44 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước.
Thông tin UAE cấm nhập khẩu các loại rau và trái cây từ 5 quốc gia Trung Đông rất có thể sẽ là một tin tốt đối với rau quả Việt Nam...
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự