Hiệp định thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam sẽ chỉ được phê chuẩn khi được quốc hội mỗi nước thuộc khối này thông qua.
Cơ hội xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam vào Peru rất lớn
- Cập nhật : 02/08/2019
Năm 2018 xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Peru đạt khoảng 250 triệu USD. CPTPP có hiệu lực trong năm 2019 tại Peru hứa hẹn sẽ tạo xung lực mới cho quan hệ thương mại hai nước.
Đây cũng là lần đầu tiên hai nước có quan hệ FTA, và Việt Nam cần nắm bắt các cơ hội mà CPTPP mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu một số loại hàng hóa có thế mạnh, như đồ gỗ ngoại thất, hạt điều, chè, hạt tiêu, rau củ quả, một số loại cà phê, dệt may, giày dép xuất khẩu sang Peru.
Trong 5 tháng đầu năm 2019, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Peru đạt 113,76 triệu USD, tăng 4,98% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, nổi bật nhất là nhóm sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ, đạt trị giá 293.552 USD, tăng đột biến 629% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 5 tháng đầu của năm 2018, nhiều nhóm hàng không được xuất khẩu sang Peru tuy nhiên cùng kỳ năm 2019, các nhóm hàng đó xuất đi lại là chủ lực chiếm thị phần cao. Nhóm giày dép các loại đạt trị giá 27,6 triệu USD, chiếm 24,27% thị phần. Kế đến là nhóm điện thoại các loại và linh kiện đạt 25,28 triệu USD, chiếm 22,22% thị phần.
Tính riêng tháng 5/2019, tổng trị giá xuất khẩu sang Peru đạt 27,97 triệu USD. Trong đó, nhóm hàng cao su tăng mạnh cả về lượng (+152,5%) đạt 101 tấn và trị giá (+146,73%) đạt 150.750 USD so với tháng trước đó. Ngoài ra thì cũng có một số mặt hàng xuất khẩu bị sụt giảm về trị giá như Clanhke và xi măng (-51,41%) đạt 2,05 triệu USD, túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù (-22,48%) đạt 285.121 USD.
Quan hệ hợp tác kinh tế, trao đổi thương mại giữa Việt Nam và Peru còn rất khiêm tốn so với tiềm năng. Tuy nhiên sau khi CPTPP đi vào thực thi, cơ hội đưa hàng hoá Việt Nam vào thị trường này rất lớn.
Peru cam kết xóa bỏ 81% các dòng thuế ngay sau khi hiệp định này có hiệu lực và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 99,4% dòng thuế vào năm thứ 17.
Peru được đánh giá là thị trường tiềm năng và tương đối phù hợp với trình độ và quy mô cũng như cách tiếp cận của Việt Nam, bởi 75% doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Peru có quy mô nhỏ và vừa, hàng hóa sản phẩm dễ thâm nhập, cạnh tranh và có thể đi vào các nước láng giềng như Ecuador, Colombia, Bolivia và Brazil.
Cơ hội xuất khẩu của doanh nghiệp Việt vào Peru rất lớn, nhưng thị trường cũng có những quy định khá rõ ràng. Chính phủ Peru không đặt ra những yêu cầu đặc biệt nào đối với những tiêu chuẩn áp dụng cho hàng nhập khẩu, nhưng nông sản, thực vật, hạt giống, cành giâm, hoa quả tươi... cần phải có sự cho phép nhập khẩu của Bộ Nông nghiệp Peru. Mọi loại sữa đã qua chế biến phải qua kiểm tra phân tích tại Peru trước khi thông quan.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Peru 5T/2019
Mặt hàng | 5T/2019 | +/- so với cùng kỳ 2018 (%)* | ||
Lượng (tấn) | Trị giá (USD) | Lượng | Trị giá | |
Tổng |
| 113.760.947 |
| 4,98% |
Hàng thủy sản |
| 4.509.881 |
|
|
Clanhke và xi măng |
| 16.419.439 | 8,63% | 4,32% |
Chất dẻo nguyên liệu | 359.026 | 791.582 |
|
|
Cao su | 756 | 983.268 |
|
|
Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù | 669 | 1.316.300 |
|
|
Xơ, sợi dệt các loại |
| 2.437.359 |
|
|
Hàng dệt, may | 923 | 4.459.007 |
|
|
Giày dép các loại |
| 27.610.833 |
|
|
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện |
| 5.737.098 |
|
|
Điện thoại các loại và linh kiện |
| 25.281.587 |
|
|
Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ |
| 293.552 |
| 629,00% |
Hàng hóa khác |
| 23.921.040 |
|
|
(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Vinanet.vn