Giá khô đậu tương thế giới hàng ngày
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ có thể giảm do giá tăng
- Cập nhật : 18/07/2018
Xuất khẩu gạo Ấn Độ -nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - dự kiến giảm từ tháng 10/2018 vì Chính phủ nâng giá thu mua lúa gạo trong nước khiến gạo vụ mới có thể đắt đỏ hơn so với các đối thủ.
Ngày 4/7/2018, Ấn Độ đã tăng giá lúa gạo thường thu mua của nông dân thêm 13% so với năm trước lên 1.750 rupee/100 kg (tương đương 25,50 USD/100 kg). Đây là một trong những nỗ lực của Thủ tướng Narendra Modi nhằm thu hút thu hút hàng triệu người nông dân nghèo trước cuộc tổng tuyển cử vào năm tới. Chính phủ Ấn Độ thường thu mua hơn 1/3 sản lượng gạo của nước này với một mức giá cố định, và điều này có tác động trực tiếp đến giá bán gạo cho các thương nhân.
Xuất khẩu của Ấn Độ giảm sẽ tạo cơ hội cho những nước xuất khẩu châu Á khác như Thái Lan, Việt Nam và Myanmar tăng thị phần tại các thị trường chủ chốt ở châu Á và châu Phi.
“Với mức tăng giá này, gạo xuất khẩu của chúng tôi sẽ trở nên đỏ hơn", ông B V Krishna Rao, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo (REA) cho biết, và thêm rằng “Nhiều khách hàng của chúng tôi ssẽ chuyển sang mua gạo Thái Lan và Việt Nam vì lý do này”.
Giá gạo 5% tấm của Ấn Độ hiện ở mức 388 - 392 USD/tấn (FOB), gần bằng giá do các nhà xuất khẩu Thái Lan đưa ra. Tuy nhiên, với việc giá lúa gạo trong nước tăng 13% thì giá gạo vụ mới xuất khẩu sẽ vào khoảng 430 USD từ tháng 10/2018.
Xuất khẩu gạo của Ấn Độ trong tài khóa 2017 - 2018 kết thúc vào ngày 31/3/2018 đã tăng 18% so với năm trước, lên mức kỷ lục 12,7 triệu tấn nhờ nhu cầu mạnh từ Bangladesh và Sri Lanka.
Mặc dù vậy, theo ông Nitin Gupta, Giám đốc kinh doanh gạo thuộc Olam, Ấn Độ, nhu cầu đó đã bị ảnh hưởng nặng nề kể từ khi Bangladesh áp thuế 28% đối với gạo nhập khẩu từ tháng tháng 6/2018 để hỗ trợ nông dân địa phương.
Một số bang của Ấn Độ như Chhattisgarh có thể công bố các khoản thanh toán bổ sung cho nông dân theo giá cố định của chính quyền trung ương. “Chhattisgarh có thể công bố một khoản tiền bổ sung khoảng 200 - 300 rupee/100 kg. Điều này sẽ tiếp tục gia tăng khoảng cách giữa giá nội địa và quốc tế", một đại lý ở Mumbai nói.
Ấn Độ thu mua gạo và lúa mì mua từ người dân địa phương với mức giá cố định để trợ cấp cho người nghèo và sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.
Tuy nhiên, ông Rao nhận định, Chính phủ cũng sẽ có biện pháp khuyến khích xuất khẩu gạo do lượng dự trữ của họ tại các kho chứa đã gần đầy. Ấn Độ là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới năm thứ 4 liên tiếp nhờ sản lượng cao kỷ lục
Mùa vụ năm mới kết thúc (giai đoạn tháng 7/2017 - tháng 6/2018) của Ấn Độ ghi nhận mức sản lượng gạo, ngô, lúa mì và các loại đậu như urad (đậu đen), gram (chana) lớn nhất từ trước đến nay.
Vì vậy, Ấn Độ tiếp tục giữ vị trí quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất đã nắm giữ từ năm 2014. Trong tài khóa kết thúc vào tháng 9/2018, gần 13 tấn gạo có thể được xuất khẩu. Ngoài thị trường Tây Á và Bắc Phi, Bangladesh, Iran và Senegal là những người mua quan trọng của gạo Ấn Độ.
Ấn Độ xuất khẩu sang các quốc gia này vì có thể cung cấp gạo đồ (lúa được nấu chín, sấy khô và sau đó xay ra). Ngoài Ấn Độ chỉ có Thái Lan sản xuất loại gạo này, nhưng Ấn Độ có lợi thế hơn là gần với các thị trường nói trên về mặt địa lý nên chi phí vận chuyển rẻ hơn so với Thái Lan.
Trong giai đoạn 2018 - 2019, Ấn Độ có hai thách thức cần phải vượt qua. Thứ nhất, Bangladesh áp thuế quan 28% khiến giá gạo nhập vào thị trường này tăng lên. Thứ hai, Mỹ trừng phạt Iran có thể khiến Ấn Độ phải dừng xuất khẩu sang thị trường này (Ấn Độ đã đạt được thỏa thuận cung cấp gạo cho Tehran để đổi lấy nguồn cung dầu thô).
Theo Vinanet.vn