Theo Bloomberg, Trung Quốc đang bán lượng thép cao kỷ lục ra thị trường thế giới. Động thái này sẽ tiếp tục khiến giá thép trên thị trường thế giới cũng như lợi nhuận các công ty kinh doanh thép sụt giảm.
Giá dầu Mỹ lao dốc gần 6% xuống 38 USD/thùng
- Cập nhật : 25/08/2015
(Tin kinh te)
Giá dầu thô tiếp tục phá đáy 6 năm cùng với đà bán tháo trên thị trường chứng khoán toàn cầu do lo ngại kinh tế Trung Quốc giảm tốc và tình trạng dư cung.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/8, giá dầu ngọt, nhẹ WTI của Mỹ giảm 2,21 USD hay giảm 5,5% xuống 38,24 USD/thùng trên sàn New York. Đây là lần đầu tiên giá dầu Mỹ xuống dưới 40 USD/thùng kể từ tháng 3/2009.
Giá dầu Brent cũng giảm 2,8 USD hay giảm 6,1% xuống 42,69 USD/thùng, thấp nhất kể từ tháng 3/2009.
Giá dầu giảm mạnh sau khi thị trường chứng khoán Trung Quốc đóng cửa phiên ngày 24/8 mất 8,5%, đánh dấu phiên giảm mạnh nhất kể từ khủng hoảng tài chính 2007.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ dầu lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ. Kinh tế Trung Quốc giảm tốc cùng với những bất ổn của thị trường tài chính khiến giá hàng hóa trong đó có giá dầu thô giảm mạnh. Phiên hôm qua, các hàng hóa khác như đồng, đậu tương cũng đồng loạt lao dốc.
“Trong vòng 2 tuần qua, Trung Quốc trở thành nỗi lo sợ chính. Trung Quốc trở thành động lực chi phối chính đối với giá dầu”, chuyên gia của Standard Chartered nhận định.
Cũng trong ngày hôm qua, theo báo cáo của công ty chuyên cung cấp dữ liệu Genscape, trong tuần kết thúc vào ngày 21/8 vừa qua, dự trữ dầu thô ở Cushing của Mỹ có xu hướng tăng trở lại . Cushing là điểm trung chuyển giao các hợp đồng dầu kỳ hạn của Mỹ. Điều này làm dấy lên lo ngại, nguồn cung dầu từ Mỹ sẽ lập một kỷ lục mới vào mùa thu tới khi các nhà máy lọc dầu tạm ngừng hoạt động để bảo dưỡng.
Trong một diễn biến liên quan khác, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran cuối tuần qua tuyên bố nếu Iran được dỡ bỏ trừng phạt, quốc gia này sẽ tăng sản lượng bằng mọi giá nhằm giữ thị phần.
Điều này làm dấy lên lo ngại tình trạng dư cung dầu thô sẽ càng nghiêm trọng hơn và gây sức ép lên giá dầu.