Hầu hết các nhà máy thép trên thế giới đều dư thừa công suất. Tình trạng dư cung khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại đang gây sức ép lên giá thép toàn cầu.

Bộ Thương mại Indonesia cho biết chính phủ nước này sẽ tiếp tục nhập khẩu một số mặt hàng lương thực nhằm bình ổn giá và kiểm soát lạm phát.
Trả lời phỏng vấn tờ Jakarta Post, tân Bộ trưởng Thương mạiIndonesia, ông Thomas Lembong cho biết, Chính phủ Indonesia sẽ phải tiếp tục nhập khẩu một số mặt hàng lương thực nhằm bình ổn giá và kiểm soát lạm phát.
Theo ông Thomas, nhập khẩu lương thực không tác động lớn đến thâm hụt cán cân thương mại của Indonesia, nhưng lương thực có liên quan chặt chẽ đến giá trị của hàng hóa và dịch vụ, vì vậy sẽ tác động mạnh đến tỷ lệ lạm phát.
Ông Thomas cho rằng, nếu Indonesia dừng nhập khẩu lương thực ngay thời điểm này sẽ khiến giá lương thực tăng đột biến và làm lạm phát tăng mạnh.
Hiện nay, nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á vẫn dựa vào nhập khẩu một số mặt hàng lương thực để đáp ứng nhu cầu trong nước đang gia tăng, mặc dù chính sách của Tổng thống Jokowi là đảm bảo tự túc lương thực trong vòng 5 năm tới.
Bộ trưởng Thomas thừa nhận rằng nhập khẩu thực phẩm sẽ làm chậm quá trình tiến tới tự túc lương thực, tuy nhiên vẫn cần duy trì trong thời gian này.
Dữ liệu của Cơ quan Thống kê trung ương Indonesia (BPS) cho thấy các mặt hàng thực phẩm và chi phí vận chuyển đã đóng góp chính vào tỷ lệ lạm phát của tháng Bảy, được ghi nhận ở mức 0,93%.
Trong khi đó, nhập khẩu của nước này đã giảm 17,4% so với tháng Sáu năm ngoái. Tổng kim ngạch xuất khẩu của Indonesia trong 7 tháng đầu của năm 2015 đạt mức 89,76 tỷ USD, giảm 12,81% so với cùng kỳ năm ngoái.
(Theo CafeF)
Hầu hết các nhà máy thép trên thế giới đều dư thừa công suất. Tình trạng dư cung khi kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại đang gây sức ép lên giá thép toàn cầu.
Giá vàng chốt tuần giảm mạnh nhất 1 tháng
Giá dầu Mỹ tăng vọt hơn 6%
Giá cà phê trong nước giảm trở lại 600 nghìn đồng/tấn
Giá cao su Tocom tăng 3,1%
Hợp đồng dầu thô giao kỳ hạn đã tăng mạnh hơn 10% trong phiên 27.8 nhờ thông tin Venezuela kêu gọi các nước trong Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tổ chức một cuộc họp khẩn để thảo luận về biện pháp cắt giảm sản lượng nhằm ngăn chặn sự sụt giảm gần đây của giá dầu.
Chính phủ Việt Nam được kêu gọi nên nới lỏng quy định xuất khẩu gạo.
Giá vàng giảm phiên thứ 4 liên tiếp nhờ kinh tế Mỹ phát tín hiệu tích cực, đẩy USD tăng mạnh.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 27/8, giá dầu Mỹ giao tháng 10 tăng 3,96 USD hay tăng 10,3% lên 42,56 USD/thùng. Xét theo tỷ lệ %, đây là mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 12/3/2009 sau chuỗi thời gian giảm. Xét theo giá trị USD, đây cũng là mức tăng mạnh nhất 3 năm.
Giá vàng giảm phiên thứ 3 liên tiếp do USD tăng giá và thị trường chứng khoán Mỹ khởi sắc.
Nhu cầu xăng giảm, tồn kho cao trong khi kinh tế Trung Quốc giảm tốc khiến giá dầu tiếp tục giảm.
Giới phân tích nhận định giá dầu thế giới sẽ không thể hồi phục trong ngắn hạn, khi sản lượng tiếp tục gia tăng mà nhu cầu tiêu thụ suy yếu trên toàn cầu.
Giá vàng giảm hơn 1% khi Trung Quốc hạ lãi suất
Giá dầu Mỹ tăng vọt sau khi Trung Quốc hạ lãi suất
Giá cà phê trong nước tiếp tục giảm thêm 200 nghìn đồng/tấn
Giá cao su Tocom giảm tiếp 3,5%
Kinh tế vĩ mô
Kinh tế Thế giới
Nông lâm thủy sản
Hàng hóa
Thông tin ngành
Chính khách - Yếu nhân
Quân sự - Chiến sự