tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 14-07-2016

  • Cập nhật : 14/07/2016

Giá dầu giảm mạnh khi nguồn cung dầu Mỹ lập kỷ lục

Giá dầu Mỹ phiên 13/7 xuống thấp nhất 2 tháng khi số liệu cho thấy lượng dầu lưu kho và dự trữ sản phẩm chưng cất của Mỹ lập kỷ lục.

gia dau my phien 13/7 xuong thap nhat 2 thang khi so lieu cho thay luong dau luu kho va du tru san pham chung cat cua my lap ky luc.

Giá dầu Mỹ phiên 13/7 xuống thấp nhất 2 tháng khi số liệu cho thấy lượng dầu lưu kho và dự trữ sản phẩm chưng cất của Mỹ lập kỷ lục.


Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 8/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 2,05 USD, tương ứng 4,4%, xuống 44,75 USD/thùng, thấp nhất kể từ 10/5.

Giá dầu Brent giao tháng 9/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 2,21 USD, tương đương 4,6%, xuống 46,26 USD/thùng.

Giá dầu Mỹ dao động ở 45-50 USD/thùng trong những tuần gần đây khi giới đầu tư cân nhắc số liệu về lượng dầu lưu kho và đồn đoán sản lượng dầu thô tại một số khu vực trên thế giới sẽ giảm, giúp xoa dịu tình trạng thừa cung toàn cầu.

Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố hôm 13/7, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 8/7 giảm 2,5 triệu thùng nhưng nguồn cung xăng bất ngờ tăng 1,2 triệu thùng và dự trữ sản phẩm chưng cất, kể cả diesel và dầu sưởi, tăng 4,1 triệu thùng. Tổng nguồn cung thương mại dầu thô và sản phẩm lọc dầu của Mỹ tăng 7,1 triệu thùng lên 1,38 triệu thùng, cao nhất kể từ năm 1990.

Số liệu của EIA khiến giới đầu tư lo ngại rằng tình trạng thừa cung dầu thô toàn cầu đã chuyển sang thừa cung sản phẩm lọc dầu.

Một số nhà phân tích cảnh báo rằng các bể chứa sản phẩm chưng cất tại một số khu vực đang dần đạt công suất tối đa, buộc phải hạ giá để thu hút thêm người mua.

Cũng theo số liệu của EIA, sản lượng dầu thô của Mỹ tuần qua tăng nhẹ khi sản lượng dầu tại Alaska tăng. Trong khi đó, các nhà máy lọc dầu, tuy có giảm công suất, nhưng vẫn hoạt động ở mức cao kỷ lục. Theo một số nhà phân tích, tình trạng thừa cung sản phẩm lọc dầu sẽ khiến các nhà máy lọc dầu phải giảm công suất, đẩy tăng lượng dầu lưu kho.(NCĐT)


Giá vàng hồi phục do đồn đoán kích thích kinh tế

Giá vàng phiên 13/7 tăng 1%, hồi phục từ mức đáy 2 tuần, khi triển vọng kích thích kinh tế làm tăng khẩu vị của nhà đầu tư, USD suy yếu.

gia vang phien 13/7 tang 1%, hoi phuc tu muc day 2 tuan, khi trien vong kich thich kinh te lam tang khau vi cua nha dau tu, usd suy yeu.

Giá vàng phiên 13/7 tăng 1%, hồi phục từ mức đáy 2 tuần, khi triển vọng kích thích kinh tế làm tăng khẩu vị của nhà đầu tư, USD suy yếu.


Chính sách nới lỏng tiền tệ đang hỗ trợ giá vàng và chứng khoán khi lãi suất thấp khuyến khích nhà đầu tư lựa chọn tài sản không phụ thuộc vào lợi tức.

Lúc 15h20 giờ New York (2h20 sáng ngày 14/7 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.342,41 USD/ounce. Giá kim loại quý này đã giảm 1,7% trong phiên 12/7, ghi nhận phiên giảm mạnh nhất kể từ 24/5.

Giá vàng giao tháng 8/2016 trên sàn Comex tăng 0,6% lên 1.343,6 USD/ounce.

Theo một số nhà phân tích, giá vàng có thể tiếp tục được hưởng lợi do những bất ổn kinh tế tại Anh và châu Âu sau khi sự kiện Brexit cũng như các biện pháp nới lỏng định lượng, đồng nghĩa với lãi suất thấp được áp dụng.

Giá vàng đã tăng khoảng 100 USD/ounce kể từ khi người dân Anh bỏ phiếu ra khỏi EU khi các nhà đầu tư đổ tiền vào tài sản trú ẩn an toàn.

Trong khi đó, USD phiên 13/7 giảm 0,2% so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ.

Bất chấp số liệu việc làm, công bố hôm 8/7, tốt hơn dự đoán, Fed không nên vội vàng nâng lãi suất, 2 quan chức cao cấp của Fed cho biết.

Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR hôm thứ Ba 12/7 giảm 1,63 tấn xuống 965,22 tấn, ghi nhận mức giảm một ngày lớn nhất kể từ 2/12/2015.

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 1,2% lên 20,36 USD/ounce, giá bạch kim tăng 0,9% lên 1.095,6 USD/ounce và giá palladium tăng 3,6% lên 647,2 USD/ounce.


Giá kẽm và nickel cao nhất hơn 9 tháng

Thị trường thế giới phiên giao dịch 12/7 (kết thúc vào rạng sáng 13/7 giờ VN) chứng kiến giá dầu và kim loại cơ bản tăng mạnh trong khi cà phê sụt giảm. Lo ngại nguồn cung thắt chặt đang tác động tới thị trường năng lượng và kim loại cơ bản. Kỳ vọng Chính phủ Anh sẽ tăng cường kích thích kinh tế cũng tác động lên thị trường hàng hóa.
Trên thị trường năng lượng, giá dầu tăng trở lại sau dự đoán nguồn cung dầu của các nước ngoài OPEC năm nay sẽ giảm mạnh hơn dự kiến.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu thô ngọt nhẹ (WTI) kỳ hạn giao tháng 8/2016 trên sàn New York tăng 2,04 USD, tương ứng 4,6%, lên 46,80 USD/thùng. Giá dầu Brent giao tháng 9/2016 trên sàn London tăng 2,22 USD, tương đương 4,8%, lên 48,47 USD/thùng.
OPEC - chiếm hơn 1/3 nguồn cung dầu thô toàn cầu - trong báo cáo hàng tháng công bố ngày 12/7 cho biết, sản lượng dầu thô của các nước ngoại khối năm nay sẽ giảm 880.000 thùng/ngày, chủ yếu sản lượng dầu của Canada giảm mạnh do ảnh hưởng tiêu cực của nạn cháy rừng và sản lượng dầu thô của Mỹ giảm.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) ngày 12/7 cũng dự báo sản lượng dầu thô của các nước ngoài OPEC năm nay sẽ giảm mạnh hơn so với dự kiến trước đó.
Giới đầu tư đang chờ số liệu dầu lưu kho của Mỹ do EIA công bố vào thứ Tư 13/7. Các nhà phân tích trong khảo sát của Wall Street Journal dự đoán lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 8/7 giảm 2,6 triệu thùng, nguồn cung xăng giảm 900.000 thùng trong khi dự trữ sản phẩm chưng cất không đổi.
Giá dầu đã tăng trong những tuần gần đây do đồn đoán sản lượng dầu thô của Mỹ giảm, nhu cầu toàn cầu tăng lên và gián đoạn nguồn cung bất ngờ tại nhiều khu vực trên thế giới, kéo giảm tình trạng thừa cung toàn cầu.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng tiếp tục giảm do lo ngại về Brexit lắng dịu và hy vọng tăng cường kích thích kinh tế khiến USD và chứng khoán đều tăng.
Giá vàng giao ngay giảm 1,6% xuống 1.332,86 USD/ounce, giá vàng giao tháng 8/2016 trên sàn Comex giảm 1,6% xuống 1.335,3 USD/ounce.
Theo các nhà phân tích, căng thẳng tại Anh đang dần lắng dịu khi nước này sớm có Thủ tướng mới - bà Theresa May sẽ thay thế ông David Cameron. Với việc bảng Anh tăng giá trở lại, nhu cầu vàng và các tài sản trú ẩn an toàn khác sẽ giảm.
Các chỉ số chủ chốt của chứng khoán Mỹ lập kỷ lục trong phiên 12/7 khi thị trường lạc quan về kinh tế thế giới và kết quả kinh doanh tích cực của Alcoa làm tăng khẩu vị tài sản rủi ro trong khi thị trường chứng khoán châu Âu tăng phiên thứ 4 liên tiếp.
Việc giới đầu tư chốt lời và chứng khoán Mỹ lập kỷ lục mới cũng gia tăng áp lực lên giá vàng.
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ không nới lỏng chính sách tiền tệ trong phiên họp vào tuần tới, theo kết quả cuộc khảo sát của Reuters.
Giá vàng đã tăng khoảng 100 USD/ounce kể từ khi người Anh bỏ phiếu ủng hộ việc ra khỏi EU, khiến giới đầu tư lo ngại và đổ tiền vào tài sản trú ẩn an toàn.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,65% xuống 20,13 USD/ounce, giá bạch kim giảm 1,14% xuống 1.087 USD/ounce trong khi giá palladium tăng 1% lên 627,5 USD/ounce.
Trên thị trường kim loại cơ bản, giá kẽm chạm mức cao nhất trong vòng 10 tháng, nickel cao nhất kể từ tháng 10 năm ngoái do các nhà đầu tư đồn đoán Thủ tướng mới của Anh sẽ tăng cường các biện pháp kích thích kinh tế.
Các nhà đầu tư đang tích cực mua kim loại trên sàn giao dịch kim loại London bởi cho rằng bức tranh cung – cầu đã thay đổi. Việc nhiều mỏ bị đóng cửa sẽ khiến nguồn cung suy giảm.
Giá kẽm tăng 2,5% lên 2.193 USD/tấn, cao nhất kể từ tháng 6 năm ngoái. Từ đầu năm kim loại này đã tăng 36%.
Nikel tăng giá mạnh nhất trong số các kim loại, tăng 4,4% lên 10.490 USD/tấn, cao nhất kể từ cuối tháng 10 và là phiên tăng giá thứ 3 liên tiếp, cũng bởi lo ngại nguồn cung khan hiếm. Nikel đã tăng giá 10% kể từ khi Tổng thống mới của Philippines đắc cử ngày 1/7.
Goldman Sachs đã nâng dự báo giá nickel thêm 29% trong vòng 3 tháng tới lên 11.000 USD/tấn, còn kẽm thêm 15%.
Trên thị trường nông sản, giá cà phê đồng loạt sụt giảm sau mấy phiên tăng mạnh. Cà phê robusta trên sàn London giảm 12-20 USD/tấn, trong khi arabica trên sàn New York giảm 1,85-1,9 cent/lb.
Đà hồi phục của đồng nội tệ real Brazil đã khiến chênh lệnh giữa giá Arabica và Robusta lên cao nhất 14 năm.
Tuy nhiên, nếu xét về sản lượng, giá Robusta trong thời gian tới có thể sẽ có diễn biến tốt hơn so với Arabica do lo ngại khô hạn ảnh hưởng đến sản lượng cà phê của Việt Nam - nước sản xuất Robusta lớn nhất thế giới - và một số nước sản xuất chủ chốt khác.
Commerzbank cho biết, thời tiết khô hạn tại các vùng trồng Robusta chủ chốt của Brazil khiến sản lượng được dự đoán tiếp tục giảm, trong khi tình trạng thiếu hụt Robusta có thể trầm trọng hơn do đợt khô hạn kéo dài tại các nước sản xuất chủ chốt khác như Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ.
Xuất khẩu cà phê của Brazil, cả Arabica và Robusta, đều đang có dấu hiệu giảm, trong đó, xuất khẩu Robusta trong tháng 5 giảm 83% xuống 66,868 tấn trong khi xuất khẩu Arabica tháng 6 giảm 4,8% xuống 2,11 triệu tấn, theo số liệu của Cecafe.(Vinanet)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục