tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 20-05-2016

  • Cập nhật : 20/05/2016

Giá dầu tiếp tục giảm do USD mạnh lên, dầu lưu kho Mỹ tăng

gia dau phien 19/5 tiep tuc da giam do usd manh len va luong dau luu kho cua my bat ngo tang.

Giá dầu phiên 19/5 tiếp tục đà giảm do USD mạnh lên và lượng dầu lưu kho của Mỹ bất ngờ tăng.


Giá dầu phiên 19/5 tiếp tục đà giảm do USD mạnh lên và lượng dầu lưu kho của Mỹ bất ngờ tăng.

Kết thúc phiên giao dịch, vào ngày đáo hạn, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 6/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 3 cent, tương ứng 0,1%, xuống 48,16 USD/thùng. Giá dầu giao tháng 7/2016 giảm 11 cent (-0,2%) xuống 48,67 USD/thùng.

Giá dầu Brent giao tháng 7/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 12 cent, tương đương 0,2%, xuống 48,81 USD/thùng.

Giá dầu bắt đầu giảm vào cuối phiên 18/5 sau khi biên bản họp tháng 4 của Fed cho thấy Ngân hàng trung ương Mỹ có thể nâng lãi suất vào tháng 6, đẩy tăng USD trong khi tác động xấu đến giá dầu khi “vàng đen” được giao dịch bằng đồng bạc xanh.

Giá dầu giảm sau khi tăng trong những phiên gần đây nhờ sự gián đoạn nguồn cung tại châu Phi và Canada. Sản lượng dầu thô trên thế giới giảm làm tăng đồn đoán thừa cung sẽ giảm theo, nhưng nhiều nước vẫn đang bơm dầu với tốc độ kỷ lục và duy trì lượng dầu lưu kho ở mức cao.

Những ý kiến trái chiều này tiếp tục diễn ra trong phiên 19/5. Sau khi giảm mạnh trong đầu phiên, đà giảm của giá dầu chững lại trong phiên buổi chiều với sự hỗ trợ của tin tức về sự gián đoạn nguồn cung tại Canada và Nigeria.

Theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 13/5 bất ngờ tăng 1,3 triệu thùng lên 541,3 triệu thùng. Yếu tố này cùng với đà tăng của USD đã gây áp lực lên giá dầu trong phiên 19/5, theo giới phân tích.

Trong những tuần gần đây, cháy rừng tại Canada và sự gián đoạn nguồn cung tại Nigeria và Libya đã giúp giá dầu tăng mạnh. Tuy vậy, các nhà phân tích cho rằng gián đoạn nguồn cung chỉ mang tính nhất thời và nguồn cung sẽ sớm hồi phục. Trong khi đó, Iran đang tiếp tục tăng sản lượng và xuất khẩu dầu thô sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ hồi tháng 1 vừa qua.(NCĐT)

Giá vàng bắt đáy 3 tuần do đồn đoán Fed tăng lãi suất

gia vang phien 19/5 giam hon 1% xuong day 3 tuan sau khi bien ban hop thang 4/2016 phat tin hieu fed se nang lai suat vao thang 6.

Giá vàng phiên 19/5 giảm hơn 1% xuống đáy 3 tuần sau khi biên bản họp tháng 4/2016 phát tín hiệu Fed sẽ nâng lãi suất vào tháng 6.


Giá vàng phiên 19/5 giảm hơn 1% xuống đáy 3 tuần sau khi biên bản họp tháng 4/2016 phát tín hiệu Fed sẽ nâng lãi suất vào tháng 6.

Áp lực giảm giá vàng tăng lên sau khi số liệu của Mỹ cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần qua giảm, dấu hiệu mới nhất cho thấy kinh tế Mỹ đang lấy lại đà tăng sau khi giảm trong quý I/2016.

Lúc 13h56 giờ New York (0h56 sáng ngày 20/5 giờ Việt Nam), giá vàng gioa ngay giảm 0,3% xuống 1.253,8 USD/ounce. Đầu phiên, có lúc giá rơi xuống 1.244 USD/ounce, thấp nhất kể từ 28/4. Phiên 18/5, giá giảm 1,7%.

Giá vàng giao tháng 6/2016 trên sàn Comex giảm 19,6 USD, tương ứng 1,5%, xuống 1.254,8 USD/ounce, thấp nhất kể từ 18/4.

Biên bản họp tháng 4/2016 của Fed chỉ rõ rằng Ngân hàng trung ương Mỹ có thể nâng lãi suất nếu số liệu cho thấy kinh tế Mỹ tăng trưởng trong quý II cũng như lạm phát và thị trường việc làm tiếp tục được cải thiện.

Giá vàng đã tăng 20% từ đầu năm đến nay do đồn đoán Fed sẽ trì hoãn việc nâng lãi suất do lo ngại về sự biến động của thị trường toàn cầu. Thông điệp từ Ngân hàng trung ương Mỹ về vấn đề này khá trái chiều.  

Phó Chủ tịch Fed Stanley Fischer hôm thứ Năm 19/5 cho biết, Mỹ cần đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh hơn để có thể nâng lãi suất.

Nhu cầu vàng tại châu Á với 2 thị trường tiêu thụ mạnh nhất, Trung Quốc và Ấn Độ vẫn khá ảm đạm.

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao nay giảm 2,2% xuống 16,47 USD/ounce, giá bạch kim giảm 1,3% xuống 1.011,3 USD/ounce và giá palladium giảm 2,1% xuống 558,9 USD/ounce.(NCĐT)


Bạch kim chưa sớm trở lại mức giá cao

Khảo sát của Metals Focus - một trong những công ty tư vấn kim loại quý hàng đầu thế giới - công bố trong Tuần lễ bạch kim hàng năm đang diễn ra tại Thủ đô London (Anh) cho hay giá bạch kim và palađi trong năm nay nhiều khả năng sẽ không thể tăng trở lại mức cao hồi năm 2014, do thị trường của hai kim loại quý này hiện không có được những yếu tố hấp dẫn giới đầu tư như vàng.

anh minh hoa

Ảnh minh họa

Trong lúc giá vàng tăng 21% kể từ tháng 1/2016 nhờ các quỹ giao dịch vàng và các nhà đầu tư tích cực mua vào, thì bạch kim và palađi - hai kim loại quý đều được sử dụng trong sản xuất ống xả ô tô và chế tác đồ trang sức - lại không nhận được sự hỗ trợ tương tự của giới đầu tư. Sau khi chạm mức thấp nhất trong bảy năm qua là 806 USD/ounce trong tháng 1/2016, giá bạch kim đã hồi phục và tăng khoảng 19%, còn giá palađi thời gian gần đây giao dịch ở mức 589,98 USD/ounce, tăng 6%. 

Metals Focus, có trụ sở tại nước Anh, dự báo giá bạch kim và palađi sẽ chạm mức được cho là cao nhất đối với hai kim loại quý này trong năm 2016, lần lượt là 1.200 USD và 750 USD/ounce vào trước cuối năm.

Theo nhận định của Metals Focus, mặc dù sản lượng giảm, song kho dự trữ bạch kim và palađi đủ để giúp thị trường hai kim loại quý này tránh bị khan hàng. Thêm vào đó, mức tăng nhu cầu bạch kim vẫn yếu, trong bối cảnh kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại khiến cho sức tiêu thụ đồ trang sức giảm sút. 

Báo cáo của Hội đồng Đầu tư Bạch kim Thế giới cho hay nhu cầu bạch kim dùng trong chế tạo ô tô dự báo sẽ giảm 1% trong năm nay, ngược lại tiêu thụ đồ trang sức bằng kim loại quý này có thể tăng 1%. Trong khi đó, Norilsk Nickel - công ty khai thác palađi lớn nhất thế giới - vừa thông báo bắt đầu mua palađi, trong một động thái nhằm làm giảm sự lên xuống thất thường của kim loại quý này trên thị trường. 

Metals Focus ước tính vào năm 2020, sản lượng xe ô tô điện trên toàn cầu cứ tăng 1% thì nhu cầu bạch kim và palađi lại giảm khoảng 100.000 ounce (1 ounce bạch kim = 31,10 gram; 1 ounce palađi = 28,35 gram). 

Trong phiên giao dịch ngày 17/5, giá vàng thế giới đã thoát khỏi xu hướng giảm ở đầu phiên và đảo chiều tăng ở cuối phiên, giữa bối cảnh đồng USD suy yếu và chứng khoán đỏ sàn đã thúc đẩy nhu cầu mua vào các tài sản an toàn như vàng. Vào lúc 1 giờ 58 phút sáng ngày 18/5 (giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay tại thị trường Mỹ tăng 0,3%, lên 1.277 USD/ounce. Trong khi giá vàng giao tháng 6/2016 cũng tăng 0,2%, lên 1.276,9 USD/ounce.

Kể từ đầu năm tới nay, giá vàng thế giới đã tăng 20%, nhờ những đồn đoán về khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ kéo giãn thêm lộ trình nâng lãi suất do quan ngại về tình hình tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sự bất ổn của thị trường chứng khoán.

Một tín hiệu đáng mừng nữa đối với kim loại quý này đó là xu hướng trở lại thị trường của một số nhà đầu tư có sức ảnh hưởng lớn, như tỷ phú George Soros sau ba năm vắng bóng. Lượng vàng do Quỹ giao dịch vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust sở hữu liên tục tăng ổn định trong năm nay và hiện đang ở mức cao nhất kể từ tháng 11/2013.


Mỹ tăng 522% thuế lên thép Trung Quốc

Mỹ vừa tăng hơn 5 lần thuế nhập khẩu đối với các nhà sản xuất thép Trung Quốc vì cáo buộc họ bán sản phẩm dưới giá thị trường. 

Mức thuế 522% được áp dụng cho thép tấm cán nguội, dùng trong sản xuất ô tô, thùng chứa hàng và xây dựng.  

Các nhà sản xuất thép Mỹ và châu Âu cho rằng, Trung Quốc bóp méo thị trường toàn cầu, bán tháo lượng thép tồn kho ra nước ngoài. Các nhà sản xuất thép lớn của Mỹ sẽ nộp đơn lên Ủy ban Thương mại quốc tế đề nghị cấm hoàn toàn việc nhập khẩu thép Trung Quốc.  

Năm 2015, ngành thép của Mỹ sa thải khoảng 12.000 công nhân vì sự cạnh tranh từ Trung Quốc. Bộ Thương mại Mỹ cũng vừa áp mức thuế 71% lên thép cán nguội sản xuất tại Nhật Bản. 


Nhật phản ứng thờ ơ trước quyết định tăng thuế của Mỹ cho HRC, nhưng Bắc Kinh lại tức giận

Phản ứng của Trung Quốc và Nhật Bản trước thông báo của Bộ Thương mại Hoa Kỳ hôm thứ Ba về biên độ chống phá giá cuối cùng cho CRC xuất khẩu qua Thái Bình Dương đã hạ nhiệt. “Việc tăng thêm thuế CVD không thực sự gây ra bất kỳ sự khác biệt nào bởi vì hầu hết các nhà xuất khẩu  Trung Quốc đã ngừng xuất sang Mỹ kể từ tháng 8 năm ngoái khi cuộc điều tra CVD bắt đầu”, một nhà xuất khẩu ở miền đông Trung Quốc cho biết.

Các nhà xuất khẩu của Trung Quốc tỏ ra thoải mái, nhưng chính phủ nước này lại tức giận, với phát biểu từ Bộ thương mại (MoC) chỉ trích động thái của Washington là không công bằng. Công kích lại việc áp thuế được xem là cao bất thường cho thép Trung Quốc,  MoC tuyên bố Mỹ đã vi phạm nguyên tắc thương mại của WTO và khuyến cáo rằng MoC có ý định sẽ đấu tranh để giành lại công bằng theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.

DoC đã đưa ra biên AD chốt ở  mức 265.79% cho tất cả các nhà sản xuất Trung Quốc và 71.35% cho tất cả các doanh nghiệp Nhật Bản. Cơ quan này cũng công bố thuế đối kháng cuối cùng là 256.44% cho tất cả các doanh nghiệp Trung Quốc, cao hơn so với mức thuế sơ bộ 227.29% hồi tháng 12.

Tại Nhật, Platts không thể liên lạc với các quan chức thuộc Liên đoàn sắt thép và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp. Đại diện Nippon Steel & Sumitomo Metal Corp (NSSMC)- một trong những nhà máy mà nguyên đơn bên Mỹ nhắm tới- nhấn mạnh rằng việc áp thuế phải được Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ (ITC) phê chuẩn và vì vậy NSSMC sẽ không đưa ra bình luận gì cho tới khi có quyết định của ITC.

Tuy nhiên, giống như những đối tác Trung Quốc, các nhà máy Nhật Bản cũng đang mong chờ kết quả, những người trong ngành chỉ ra rằng việc xuất khẩu các mặt hàng bị áp thuế của Nhật rất là nhỏ. Do đó sự ảnh hưởng sẽ không đáng kể.

Một lý do được đưa ra là các nhà máy Nhật Bản chẳng hạn như  NSSMC và Kobe Steel có các chi nhánh ở Mỹ sản xuất CRC nên họ có thể cung cấp giá rẻ cho khách hàng ở Mỹ.

“CRC được vận chuyển từ Nhật chủ yếu là những loại mà không thể sản xuất được ở Mỹ vì vậy khối lượng rất nhỏ”.


Malaysia có thể phải nhập khẩu rau từ Việt Nam do El Nino

Nhiều nhà cung cấp cũng như kinh doanh rau quả và thực phẩm ở Malaysia đã kêu gọi chính phủ nước này cho phép nhập khẩu thêm rau từ các nước trong khu vực như Việt Nam, Indonesia hoặc Thái Lan để bù nguồn cung thiếu hụt hiện nay.

Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, lượng rau quả tại Malaysia trong thời gian qua đã bị sụt giảm nghiêm trọng, dẫn đến sự tăng giá chóng mặt của mặt hàng này. Tính trung bình, giá rau tăng từ 30-50%.

Cá biệt, tại Malacca, giá rau tăng tới 50-100%. Ví dụ, ớt đỏ tăng giá từ 12 ringgit (khoảng 67.000 đồng Việt Nam) lên 23 ringgit/kg, cải bó xôi tăng từ 1,5 ringgit lên 3,8 ringgit/kg. Trong khi đó, tại bang Johor, nơi cung cấp đến 60% lượng rau toàn quốc, sản lượng bị sụt giảm nặng nề nhất từ trước tới nay.

Còn tại Cameron Highlands, cũng là một trung tâm sản xuất rau của Malaysia, sản lượng giảm đến 50%.

Ông R. Ramalingam Pillai, Chủ tịch Hiệp hội chủ nhà hàng Ấn Độ tại Malaysia, cho rằng Chính phủ Malaysia cần sớm cho phép nhập khẩu rau từ các nước để giúp các nhà hàng trong nước giảm bớt những ảnh hưởng tiêu cực từ việc rau lên giá.

Ông cho hay nhiều thực khách đã phàn nàn về tình trạng này. Tuy nhiên, chủ các nhà hàng không có cách nào khác ngoài việc phải tăng giá đồ ăn. Theo ông, nếu chính phủ không có hành động gì, nhiều cửa hàng sẽ phải đóng cửa do chi phí hoạt động tăng quá cao.

Chủ tịch Hiệp hội những người sở hữu nhà hàng Hồi giáo Malaysia cũng nhất trí rằng giới chủ doanh nghiệp đã cảm nhận được sự tăng giá của mặt hàng rau và không hề muốn tăng giá, buộc khách hàng phải chịu thêm chi phí.

Còn Chủ tịch Liên đoàn những người trồng rau Malaysia, ông Tan So Tiok cho rằng trong khi chờ đợi thời tiết thuận lợi hơn cho việc trồng rau, chính phủ cần sớm nhập khẩu thêm rau từ các nước như Indonesia, Việt Nam, Thái Lan hoặc Trung Quốc.

Mặc dù các nước này cũng phải đối mặt với thời tiết nắng nóng khắc nghiệt trong thời gian qua dẫn đến sự sụt giảm sản lượng rau, song đây vẫn là những nơi có thể cung cấp rau cho Malaysia trong thời điểm hiện tại./.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục