tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 18-05-2016

  • Cập nhật : 18/05/2016

Giá dầu Mỹ lên cao nhất 7 tháng do cháy rừng tại Canada

gia dau my ngay 17/5 tang phien thu 8 trong 10 phien vua qua khi chay rung tai canada de doa su tro lai thi truong cua 1 trieu thung dau cat.

Giá dầu Mỹ ngày 17/5 tăng phiên thứ 8 trong 10 phiên vừa qua khi cháy rừng tại Canada đe dọa sự trở lại thị trường của 1 triệu thùng dầu cát.


Giá dầu Mỹ ngày 17/5 tăng phiên thứ 8 trong 10 phiên vừa qua khi cháy rừng tại Canada đe dọa sự trở lại thị trường của 1 triệu thùng dầu cát.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 6/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange tăng 59 cent, tương ứng 1,2%, lên 48,31 USD/thùng, cao nhất kể từ 9/10/2015.

Giá dầu Brent giao tháng 7/2016 trên sàn ICE Futures Europe tăng 31 cent, tương đương 0,6%, lên 49,28 USD/thùng, cao nhất kể từ 3/11/2015.

Sự cố cháy rừng tại Canada đã giúp giá dầu lên cao nhất 7 tháng. Thị trường dầu thô đã liên tục thiết lập mức đỉnh mới trong những tuần gần đây khi giá dầu tiếp tục đà tăng mạnh nhất trong nhiều năm qua. Giá dầu đã tăng 84% trong 3 tháng kể từ khi chạm đáy 13 năm hồi tháng 2 vừa qua.

Cháy rừng tại Canada chỉ là dấu hiệu mới nhất cho thấy sự sụt giảm nguồn cung trên thế giới, kể cả sự cố đường ống dẫn dầu tại Nigeria và sụt giảm sản lượng tại Mỹ. Goldman Sachs hôm thứ Bảy 14/5 cho rằng tình trạng thừa cung dầu đã chuyển sang thâm hụt.

Giá dầu tăng mạnh khi có tin khoảng 8.000 công dân tại khu vực sản xuất dầu cát của Canada phải sơ tán tối muộn hôm thứ Hai 16/5, gần 2 tuần sau khi hơn 80.000 người phải sơ tán do cháy rừng tại nước này.

Năm 2015, sản lượng dầu cát bình quân của Canada đạt 2,5 triệu thùng/ngày, phần lớn số này được xuất khẩu sang Mỹ để chế biến thành sản phẩm dầu khí. Lệnh sơ tán của chính quyền địa phương đã ảnh hưởng đến các giếng dầu của Marathon Oil Corp, PetroChina và Suncor Energy Inc.

Trong khi đó, giới phân tích tin rằng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dầu khí của Nigeria đồng nghĩa rằng nước này chỉ có thể bơm được 1 triệu thùng/ngày, giảm 1,2 triệu thùng/ngày so với mức bình quân 2015.

Hãng tư vấn Energy Aspects dự báo sự gián đoạn nguồn cung sẽ khiến sản lượng dầu thô toàn cầu giảm 3,2 triệu thùng/ngày trong tháng này.

Lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua cũng được dự đoán giảm 2,4 triệu thùng, theo kết quả khảo sát các nhà phân tích của Wall Street Journal, ghi nhận tuần thứ 2 giảm liên tiếp.

Chiều muộn hôm thứ Ba 17/5, Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cho biết, theo số liệu của Viện, lượng dầu lưu kho của Mỹ tuần qua giảm 1,1 triệu thùng, dự trữ xăng giảm 1,9 triệu thùng và nguồn cung sản phẩm chưng cất giảm 2 triệu thùng.(NCĐT)


Giá vàng hồi phục khi USD, chứng khoán Mỹ giảm

gia vang phien 17/5 tang tro lai sau khi usd va chung khoan suy yeu lam tang nhu cau mua tai san tru an an toan.

Giá vàng phiên 17/5 tăng trở lại sau khi USD và chứng khoán suy yếu làm tăng nhu cầu mua tài sản trú ẩn an toàn.


Giá vàng phiên 17/5 tăng trở lại sau khi USD và chứng khoán suy yếu làm tăng nhu cầu mua tài sản trú ẩn an toàn.

Lúc 14h58 giờ New York (1h58 sáng ngày 18/5 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.277 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng 6/2016 trên sàn Comex tăng 0,2% lên 1.276,9 USD/ounce.

Đầu phiên, giá vàng giảm do giới đầu tư chốt lời khi thị trường chứng khoán nhất thời tăng điểm.

Cổ phiếu châu Âu lên cao nhất 2 tuần nhờ đà tăng của cổ phiếu khai mỏ, nhưng sau đó lại giảm vào cuối phiên. USD giảm 0,03% so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ, tạo động lực cho giá vàng.

Giá vàng đã tăng 20% kể từ đầu năm đến nay do đồn đoán Fed sẽ giảm tốc độ nâng lãi suất do lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sự biến động của thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, hôm thứ Ba 17/5, hai quan chức Fed cho rằng Ngân hàng trungn ương Mỹ có thể nâng lãi suất trong phiên họp tháng 6 tới đây.

Chủ tịch Fed Dallas Robert Kaplan cho biết, kinh tế Mỹ đủ khỏe để nâng lãi suất trong một “tương lai không xa”, nhưng tốc độ tăng sẽ rất từ từ.  

Đà tăng của giá vàng phần nào chững lại sau tuyên bố của các quan chức Fed.

Theo số liệu của chính phủ Mỹ công bố hôm thứ Ba 17/5, giá tiêu dùng trong tháng 4/2016 tăng mạnh nhất trong hơn 3 năm qua khi giá xăng và chi phí thuê nhà tăng, cho thấy lạm phát đang từng bước đến đến mục tiêu của Fed.

Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,5% lên 17,21 USD/ounce, giá bạch kim tăng 0,6% lên 1.051,23 USD/ounce và giá palladium tăng 1,5% lên 580,91 USD/ounce.(NCĐT)


Nhu cầu lúa mì khu vực tiểu vùng Saharan châu Phi vượt Bắc Phi vào năm 2025

 Nhu cầu lúa mì từ khu vực tiểu vùng Saharan châu Phi sẽ vượt các nhà nhập khẩu lúa mì lớn truyền thống tại thị trường Bắc Phi vào năm 2025, Rabobank cho biết.
“Cơ cấu khác nhau giữa các khu vực, và trong khi tiêu thụ bình quân đầu người tại Bắc Phi ở mức cao nhất và 1 thị trường bão hòa, Sub Saharan châu Phi có tiêu thụ bình quân đầu người nhỏ hơn với tiềm năng cao hơn, cùng với tăng trưởng dân số mạnh mẽ”, nhà phân tích ngũ cốc và hạt có dầu Vito Martielli tại Rabobank cho biết.
Lục địa châu Phi hiện chiếm 27% trong tổng lúa mì giao dịch thị trường toàn cầu, Rabobank cho biết, với nhu cầu tăng trưởng hàng năm 3,8% kể từ thiên niên kỷ.
Và nhu cầu tăng nhanh nhất tại các nước tiểu vùng Saharan, nhập khẩu lúa mì dự kiến sẽ tăng 40-50% trong 10 năm tới, so với mức tăng 16% tại Bắc Phi.
Rabobank dự báo khu vực tiểu vùng Saharan châu phi tăng 33 triệu tấn lúa mì vào năm marketing 2025-26, tăng hơn 4 triệu tấn so với các nước Bắc Phi.
Nhu cầu và dân số gia tăng
Trong khi Ai Cập và Algeria hiện tại là những khách hàng lớn nhất thế giới, nhập khẩu 18 triệu tấn, một số lượng các nước Đông và Tây Phi đang trở nên ngày càng quan trọng, phần lớn được thúc đẩy bởi tăng trưởng dân số và tiêu thụ bình quân đầu người gia tăng.
Hai khu vực này dự kiến chiếm 71% trong tổng tăng trưởng dân số châu Phi vào năm 2030, hoặc 315 triệu người, với Bắc Phi tăng 13% hoặc 55 triệu người trong cùng giai đoạn.
Đông Phi có nhiều tiềm năng để phát triển lúa mì, nhưng khả năng này có thể khó vượt tăng trưởng dân số, điều đó có nghĩa là nhập khẩu sẽ vẫn cần thiết, Rabobank cho biết.(VITIC/Reuters)

Sản lượng dầu cọ Indonesia trong tháng 4/2016 giảm xuống mức thấp nhất 14 tháng

Sản lượng dầu cọ thô Indonesia (CPO) trong tháng 4/2016 có thể giảm xuống mức thấp nhất trong 14 tháng, do cháy rừng và hạn hán gây ra bởi mô hình thời tiết El Nino, mặc dù xuất khẩu có thể tăng.
Sản lượng CPO trong tháng 4/2016 có thể giảm xuống còn 2,132 triệu tấn, giảm so với 2,15 triệu tấn trong tháng 3/2016.
Đây là tháng giảm thứ 8 liên tiếp và sản lượng hàng tháng thấp nhất kể từ tháng 2/2015.
“Sản lượng duy trì ở mức thấp, do hạn hán gây ra bởi El Nino và khói bụi. Sự hồi phục có thể vào tháng 7, kể từ trận hạn hán này và khói bụi có thể ảnh hưởng đến snar lượng 6 tháng sau đó”, Hasril Hasan Siregar, giám đốc tại Viện nghiên cứu dầu cọ Indonesia cho biết.
Indonesia – nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới – có khả năng sản lượng giảm khoảng 2 triệu tấn trong năm 2016, trong khi sản lượng tại Malaysia – nhà cung cấp lớn thứ hai – sẽ giảm 1,2 triệu tấn, thương nhân tại Olam International, Singapore cho biết.
Xuất khẩu CPO trong tháng 4/2016 có thể tăng lên 1,928 triệu tấn, từ mức 1,895 triệu tấn 1 tháng trước đó, do nhu cầu tăng trước khi bắt đầu tháng lễ Hồi giáo Ramadan vào tháng 6, trong khi tiêu thụ nội địa sẽ ở mức khoảng 500.000-870.000 tấn.
Dự trữ CPO của nước này sẽ giảm 13%, xuống còn 2,250 triệu tấn.
Indonesia xuất khẩu 1,74 triệu tấn dầu cọ và dầu nhân cọ trong tháng 3/2016, giảm 24% so với tháng trước đó, Hiệp hội dầu cọ Indonesia hoặc GAPKI cho biết.
Cuộc điều tra của Reuters bao gồm số liệu từ GAPKI, Hiệp hội công nghiệp dầu thực vật Indonsia, Ủy ban dầu cọ Indonesia, Viện nghiên cứu dầu cọ Indonesia, PT Sinar Mas Agro Resources & Technology Tbk SMAR.JK, một trong những công ty dầu cọ lớn nhất tại nước này.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục