Từ gần hai tháng nay, giới kinh doanh hàng hóa nguyên liệu thở phào vì giá trên nhiều sàn kỳ hạn có dấu hiệu phục hồi. Phải chăng giai đoạn khốn khó của thị trường hàng hóa đã qua, hay chỉ là một đợt điều chỉnh thoáng qua của các nguồn vốn trên thị trường tài chính.
Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 14-05-2016
- Cập nhật : 14/05/2016
Giá dầu giảm do chốt lời
Giá dầu phiên 13/5 giảm khi giới đầu tư chốt lời sau khi giá lên cao nhất 6 tháng hôm 12/5 sau báo cáo của IEA.
Giá dầu phiên 13/5 giảm khi giới đầu tư chốt lời sau khi giá lên cao nhất 6 tháng hôm 12/5 sau báo cáo của IEA.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 6/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 49 cent, tương ứng 1%, xuống 46,21 USD/thùng.
Giá dầu Brent giao tháng 7/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 25 cent, tương đương 0,5%, xuống 47,83 USD/thùng.
Tuy vậy, cả giá dầu Brent và WTI đều ghi nhận tuần tăng giá với dầu WTI tăng 3,5%, ghi nhận tuần tăng thứ 10 trong 13 tuần qua và dầu Brent tăng 5,4%, đánh dấu tuần tăng thứ 5 trong 6 tuần qua.
Giá dầu phiên 12/5 đã lập đỉnh mới 6 tháng một phần nhờ báo cáo lạc quan về cung-cầu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cũng như sự gián đoạn nguồn cung và nhu cầu toàn cầu tăng.
Tuy vậy, nhiều nhà phân tích cho rằng sự gián đoạn nguồn cung chỉ mang tính nhất thời khi sản lượng dầu tại một số nước tăng lên, bù đắp sự sụt giảm sản lượng tại Canada - do hậu của cháy rừng, khiến tình trạng thừa cung chưa thể sớm chấm dứt.
Theo IEA, sản lượng và xuất khẩu dầu thô của Iran sau khi các lệnh trừng phạt được dỡ bỏ đang tăng nhanh hơn dự kiến. Sản lượng dầu thô tháng 4 của Iran tăng 300.000 thùng/ngày lên 3,56 triệu thùng/ngày.
Phiên 14/5 giá dầu cũng giảm khi USD mạnh lên. Giá dầu thường chịu ảnh hưởng khi giao dịch bằng USD.(NCĐT)
Giá vàng tăng trở lại khi chứng khoán giảm dù USD mạnh lên
Giá vàng phiên 13/5 tăng khi chứng khoán Mỹ mất điểm, phớt lờ việc USD tăng giá và số liệu kinh tế tích cực.
Giá vàng phiên 13/5 tăng khi chứng khoán Mỹ mất điểm, phớt lờ việc USD tăng giá và số liệu kinh tế tích cực.
Tuy nhiên, đà tăng của giá vàng chững lại sau khi số liệu cho thấy doanh số bán lẻ của Mỹ trong tháng 4/2016 tăng 1,3%, mạnh nhất kể từ tháng 3/2015 và cao hơn đáng kể so với dự đoán tăng 0,8% của các nhà kinh tế học.
Lúc 14h46 giờ New York (1h46 sáng ngày 14/5 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay tăng 0,8% lên 1.273,53 USD/ounce. Tuy vậy, cả tuần giá vẫn giảm 1,1%, ghi nhận tuần giảm giá lớn nhất kể từ tuần kết thúc vào 25/3.
Giá vàng giao tháng 6/2016 trên sàn Comex tăng 0,1% lên 1.272,7 USD/ounce.
USD lên cao nhất 2 tuần so với các đồng tiền chủ chốt trong giỏ tiền tệ khi số liệu kinh tế Mỹ tốt hơn dự kiến làm tăng đồn đoán Fed sẽ nâng lãi suất hơn một lần trong năm nay.
Đồng bạc xanh cũng được hỗ trợ khi 2 qua chức Fed cho rằng Ngân hàng trung ương nên nâng lãi suất nếu số liệu cho thấy nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng.
Từ đầu năm đến nay, giá vàng đã tăng 20% do số liệu kinh tế yếu kém của Mỹ và nhiều nước khác làm giảm đồn đoán việc Fed sẽ nâng lãi suất.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,6% lên 17,07 USD/ounce, giá bạch kim tăng 0,4% lên 1.047,66 USD/ounce trong khi đó, giá palladium giảm 0,7% xuống 588,72 USD/ounce.(NCĐT)
Giá thép cuộn trơn Châu Á tiếp tục suy yếu
Giá giao ngay cho cuộn trơn ở Châu Á đã sụp đổ trong thời gian từ ngày 5-11/5, đánh dầu tuần giảm thứ 5 liên tiếp. Đà giảm xảy ra bởi các nhà máy Trung Quốc đã hạ chào giá của họ mạnh tay cùng với xu hướng của thị trường trong nước.
Hôm 11/5, Platts định giá thép dây dạng lưới 6.5mm ở mức 353-357 USD/tấn FOB, giảm 37 USD/tấn so với 1 tuần trước đó. Như vậy giá đã giảm tổng cộng 77,5 USD/tấn trong 3 tuần qua sau khi tăng được 112,5 USD/tấn vào 5 tuần trước đó.
Hôm 11/5, một nhà máy xuất khẩu lớn ở miền bắc Trung Quốc chào giá khoảng 360 USD/tấn FOB để giao cuối tháng 6. Mức giá này thấp hơn khoảng 30 USD/tấn so với tuần trước đó. Một nhà máy khác cũng đã chào giá ở mức tương tự 358 USD/tấn FOB. Một nhà máy thứ ba, cũng là một nhà cung cấp cuộn trơn lớn ở miền bắc, đã yết giá 400 USD/tấn FOB, mặc dù mức giá này được cho là quá cao để người mua có thể chấp nhận.
Thị trường đã trở nên trầm lắng trong tuần qua vì người mua chọn cách đợi bên ngoài để chờ sự rõ ràng hơn bởi vì giá trong nước đang lún sâu.
Một thương nhân ở miền đông cho biết các khách hàng người Việt của ông đã có một mức giá lý tưởng khoảng 355-360 USD/tấn CFR TP.HCM (tương đương 347-352 USD/tấn FOB, phí vận chuyển 8 USD/tấn). Nhưng ông đặt dấu chấm hỏi cho mức giá lý tưởng này và nói rằng không thể có bất cứ giao dịch nào được ký kết ở mức giá như vậy và lập luận rằng, do đó giá thị trường sẽ giảm thêm nữa bởi giao dịch trì trệ.
Jiujiang Iron & Steel, một nhà xuất khẩu ở tỉnh Hà Bắc hôm thứ Tư đã giảm giá thép dây trong nước xuống 229 NDT/tấn (35 USD/tấn) còn 2.295 NDT/tấn (352 USD/tấn). Như vậy, nhà máy này đã giảm tổng cộng 520 NDT/tấn qua 3 tuần liên tiếp.
Trong khi đó, tại thị trường giao ngay của Thượng Hải hôm 11/5, cuộn trơn Q195 6.5mm được định giá 2.450-2.460 NDT/tấn (376-378 USD/tấn), giảm 375 NDT/tấn (58 USD/tấn) so với tuần trước.
Giá thép, quặng sắt tại Trung Quốc giảm mạnh
Giá thanh cốt thép, quặng sắt kỳ hạn giảm hơn 1/4 từ mức đỉnh điểm trong tháng 4.
Giá thép và quặng sắt kỳ hạn tại Trung Quốc giảm mạnh hôm thứ năm (12/5), do các sở giao dịch nước này đưa ra nhiều biện pháp nhằm mục đích làm giảm các loại hình đầu cơ thương mại, sau khi tăng mạnh vào tháng trước.
Các biện pháp tích cực nhằm hạn chế đầu cơ mua vào đã đẩy giá nguyên vật liệu thoái lui từ thép đến than đá, sau khi tăng mạnh giữa tháng 4.
Giá thép giảm hơn 25% từ mức đỉnh điểm trong tháng 4/2016, có 1 nguy cơ mà các nhà sản xuất Trung Quốc tiếp tục sản xuất sẽ phải nghĩ lại.
Thanh cốt thép được sử dụng trong xây dựng, đóng cửa giảm 3,6%, xuống còn 2.074 NDT (tương đương 319 USD)/tấn tại Sở giao dịch kỳ hạn Thượng Hải, giảm xa từ mức cao nhất 19 tháng, ở mức 2.787 NDT/tấn hôm 21/4.
Tại Sở giao dịch hàng hóa Đại Liên, giá quặng sắt giảm 3,4%, xuống còn 373 NDT/tấn, giảm 25,7% từ mức đỉnh điểm trong tháng 4, giá thép cuộn cán nóng tại Thượng Hải giảm 3,1% và giá than cốc tại Đại Liên giảm 1,8%.
Giá nông sản kỳ hạn tăng mạnh, giá giá khô đậu tương kỳ hạn tại 1 điểm tăng tối đa 6%, được cho phép bởi sở giao dịch và khô hạt cải tăng 5,7%.
Một báo cáo từ Bộ nông nghiệp Mỹ cho biết “triển vọng nguồn cung thắt chặt hơn, đã khuyến khích các nhà đầu tư đặt cược đối với các sản phẩm nông sản”, Wu tại Yong'an Futures cho biết.
USDA trong báo cáo cung cầu hàng tháng hôm thứ ba (10/5) cho biết, dự trữ đậu tương toàn cầu cuối niên vụ 2015/16 và 2016/17 thấp hơn so với dự báo của các nhà phân tích.
Giá khô đậu tương tại Đại Liên đóng cửa tăng 5,2% sau khi tăng 5% hôm thứ tư. Giá bông tại Trịnh Châu tăng gần 2%.
Giá khô hạt cải tại Trịnh Châu tăng 4% sau khi Sở giao dịch Trịnh Châu cho biết, sẽ nâng phí đối với một số tổ chức đầu tư từ phiên ngày mai và sẽ ngừng cắt giảm 50% phí giao dịch.