tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 19-05-2016

  • Cập nhật : 19/05/2016

Giá dầu quay đầu giảm do USD mạnh lên

gia dau phien 18/5 giam khi usd manh len lam lu mo nhung dau hieu cho thay nhu cau san pham loc dau nhu xang tang cao.

Giá dầu phiên 18/5 giảm khi USD mạnh lên làm lu mờ những dấu hiệu cho thấy nhu cầu sản phẩm lọc dầu như xăng tăng cao.


Đồng bạc xanh mạnh lên sau khi biên bản họp Fed phát tín hiệu lãi suất có thể tăng vào tháng 6 tới, kéo giảm giá dầu.

Giá dầu phiên 18/5 giảm khi USD mạnh lên làm lu mờ những dấu hiệu cho thấy nhu cầu sản phẩm lọc dầu như xăng tăng cao.

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 6/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 12 cent, tương ứng 0,2%, xuống 48,19 USD/thùng.

Giá dầu Brent giao tháng 7/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 35 cent, tương đương 0,7%, xuống 48,93 USD/thùng.

Đầu phiên, giá dầu tăng lên mức đỉnh mới của năm 2016.

Tuy nhiên, đà tăng chững lại sau khi biên bản họp tháng 4/2016 của Fed cho thấy, Ngân hàng trung ương Mỹ có thể nâng lãi suất ngay trong tháng 6, khiến USD tăng mạnh. Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, tăng 0,7%.

Giá dầu đã tăng mạnh trong những phiên gần đây do sự gián đoạn nguồn cung tại châu Phi và Canada và sản lượng dầu thô của Mỹ giảm, làm tăng đồn đoán nguồn cung toàn cầu sẽ thắt chặt hơn. Một số nhà phân tích cảnh báo rằng giá dầu có thể giảm trở lại vì thị trường vẫn đang đối mặt với tình trạng thừa cung.

Nhưng nhiều người không đồng ý với ý kiến này. Lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 13/5 bất ngờ tăng 1,3 triệu thùng lên 541,3 triệu thùng, theo số liệu của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), nhưng nguồn cung xăng lại giảm 2,5 triệu thùng và dự trữ sản phẩm chưng cất giảm 3,2 triệu thùng. Trong khi đó, nhu cầu sản phẩm lọc dầu tuần qua tăng lên trên 20 triệu thùng/ngày, theo ước tính của EIA, cao nhất kể từ tháng 1/2016.

Bên cạnh đó, sản lượng dầu thô của Mỹ trong tuần qua cũng giảm 11.000 thùng/ngày xuống 8,791 triệu thùng/ngày, theo số liệu của EIA.

Sự gián đoạn nguồn cung toàn cầu sẽ tiếp tục là yếu tố có lợi cho giá dầu. Báo cáo hôm thứ Ba 17/5 cho thấy, cháy rừng tại Canada lan rộng, buộc giới chức nước này phải sơ tán hơn 8.000 công nhân tại các khu vực sản xuất dầu cát, cũng là dấu hiệu tích cực đối với giới đầu tư.(NCĐT)


Giá vàng giảm mạnh sau biên bản họp Fed

gia vang phien 18/5 giam hon 1% khi usd len cao nhat 3 tuan sau khi bien ban hop fed lam tang don doan lai suat se tang vao thang 6 toi.

Giá vàng phiên 18/5 giảm hơn 1% khi USD lên cao nhất 3 tuần sau khi biên bản họp Fed làm tăng đồn đoán lãi suất sẽ tăng vào tháng 6 tới.


Giá vàng phiên 18/5 giảm hơn 1% khi USD lên cao nhất 3 tuần sau khi biên bản họp Fed làm tăng đồn đoán lãi suất sẽ tăng vào tháng 6 tới.

Ngân hàng trung ương Mỹ có thể nâng lãi suất trong phiên họp chính sách tháng 6 nếu số liệu kinh tế cho thấy tăng trưởng quý II/2016 ổn định cũng như lạm phát và thị trường lao động tiếp tục được cải thiện, theo biên bản họp chính sách tháng 4 của Fed.

Những tín hiệu này được đưa ra tiếp theo bình luận của một quan chức Fed hôm thứ Ba 17/5 rằng ông ủng hộ việc nâng lãi suất vào tháng 6 hoặc tháng 7, và 2 quan chức khác của Fed dự đoán lãi suất sẽ tăng 3 lần trong năm nay.

Lúc 14h29 giờ New York (1h29 sáng ngày 19/5 giờ Việt Nam), giá vàng gioa ngay giảm 1,28% xuống 1.263,2 USD/ounce, trong phiên, có lúc giá rơi xuống 1.262,45 USD/ounce sau khi biên bản họp Fed được công bố.

Giá vàng giao tháng 6/2016 trên sàn Comex giảm 0,2% xuống 1.274,4 USD/ounce.

Số liệu công bố hôm thứ Ba 17/5 cho thấy, giá tiêu dùng tháng 4 của Mỹ tăng mạnh nhất trong 3 năm qua. Số nhà mới khởi công xây dựng và sản lượng công nghiệp trong tháng 4 cũng hồi phục mạnh mẽ, cho thấy kinh tế Mỹ đang lấy lại đà tăng trưởng, tạo điều kiện cho Fed sớm nâng lãi suất.

Giá vàng đã tăng 20% kể từ đầu năm đến nay trước đồn đoán Fed giảm tốc độ nâng lãi suất do lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và biến động của thị trường chứng khoán.

Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR hôm thứ Ba 17/5 tăng 0,56% lên 855,89 tấn, cao nhất kể từ tháng 11/2013.

Trong số các kim loại quý khá, giá bạc giao ngay giảm 1,52% xuống 16,96 USD/ounce, giá bạch kim giảm 1,56% xuống 1.032,6 USD/ounce và giá palladium giảm 1,03% xuống 574 USD/ounce.(NCĐT)


Đợt điều chỉnh giảm của giá thép tại Trung Quốc có thể sắp kết thúc

Giá thép tại Trung Quốc vừa có tuần giảm mạnh nhất trong lịch sử ngay cả khi số liệu kinh tế có vẻ đang tạo sự hỗ trợ cho kim loại này.

Giá thép thanh kỳ hạn trên sàn giao dịch hàng hóa Thượng Hải đã giảm 12% trong tuần trước, ghi nhận tuần giảm mạnh nhất kể từ khi sàn giao dịch này được thành lập năm 2009.

So với mức đỉnh của năm nay thiết lập vào ngày 21/4, giá thép đã giảm khoảng 25%, thu hẹp một phần mức tăng 80% sau khi bật lên từ mức thấp kỷ lục vào tháng 12/2015.

Đợt điều chỉnh giảm trong tuần trước diễn ra ngay trước khi số liệu công bố ngày 14/5 cho thấy hoạt động đầu tư bất động sản là một trong số ít những điểm sáng hiếm hoi trong nền kinh tế Trung Quốc.

Một tính toán của Reuters dựa trên số liệu của Cục Thống kê Quốc gia cho thấy giá trị đầu tư bất động sản trong tháng 4 đã tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước, bằng với mức tăng của tháng 3. Số diện tích mặt sàn mới khởi công trong 4 tháng đầu năm tăng 21,4% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng 19,2% ghi nhận trong 3 tháng đầu năm, trong khi số diện tích bất động sản bán được tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 4/2013.

Vì xây dựng là một nguồn tiêu thụ sắt thép chủ yếu, nên số liệu trên là một phần minh chứng cho sự phục hồi của giá thép thanh trong năm nay, nhất là khi hoạt động đầu tư vào cơ sở hạ tầng cũng đang tăng lên.

Bức tranh khả quan của ngành xây dựng này nổi bật hẳn lên khi số liệu kinh tế cuối tuần qua cho thấy kinh tế Trung Quốc vẫn đang chật vật để lấy lại đà tăng trưởng.

Sản lượng sản xuất của các nhà máy tăng trưởng chậm lại với tốc độ 6% so với cùng kỳ trong tháng 4, thấp hơn mức 6,8% của tháng trước đó và mức 6,5% trong dự báo của các nhà phân tích. Tăng trưởng đầu tư tài sản cố định cũng giảm còn 10,5% trong 4 tháng đầu năm, thấp hơn mức 10,7% trong quý I; còn doanh số bán lẻ tăng 10,1% trong tháng 4, thấp hơn mức 10,5% dự báo.

Tuy đây chưa phải là những con số thảm hại, nhưng nó đã nêu bật tình trạng Trung Quốc đang phải vật lộn để vực dậy nền kinh tế của mình.

Dù ngành xây dựng có những số liệu khả quan, nhưng câu hỏi đặt ra là giá thép và quặng sắt sẽ điều chỉnh tới mức nào sau khi đã tăng mạnh.

Chắc chắn giá thép và quặng sắt trong 4 tháng đầu năm nay đã bước vào vùng bong bóng khi đà tăng không được hỗ trợ bởi các yếu tố cơ bản.

Giá quặng sắt giao ngay đã tăng vọt 86% từ mức thấp kỷ lục vào tháng 12/2015 lên mức đỉnh 68,70 USD/tấn vào ngày 21/4.

Những nỗ lực xoa dịu thị trường của các nhà chức trách khiến các sàn giao dịch hàng hóa tại Trung Quốc tăng mức ký quỹ và chi phí giao dịch, và các biện pháp này đã phát huy tác dụng, khiến giá quặng sắt đã điều chỉnh giảm trở lại với mức 22%, chốt phiên ngày 13/5 tại mức 53,50 USD/tấn.

Câu hỏi lớn hiện nay là đâu là mức giá hợp lý đối với thép và quặng sắt trong bối cảnh thị trường bất động sản đang tương đối tốt.

Đợt điều chỉnh sắp kết thúc

Các nhà máy thép Trung Quốc đã phản ứng với việc giá tăng bằng việc thúc đẩy mạnh sản xuất, khiến sản lượng đạt mức cao kỷ lục 70,65 triệu tấn trong tháng 4, trước khi giảm nhẹ xuống còn 69,42 triệu tấn trong tháng 4.

Nếu Trung Quốc tiếp tục sản xuất ở gần mức kỷ lục như hiện nay, chắc chắn sản lượng thép sẽ dư thừa, ngay cả khi có những quan điểm lạc quan nhất về sức cầu.

Điều đó khiến nhiều khả năng giá thép sẽ vẫn tiếp tục giảm cho đến khi đạt đến một điểm mà các nhà máy có chi phí vận hành cao nhất một lần nữa buộc phải “đóng băng” sản xuất.

Điều này có khả năng sẽ kéo giá quặng sắt xuống theo, nhưng có thể sẽ không quá mạnh do các công ty lớn đã giảm mục tiêu sản lượng.

Luôn có một nguy cơ là sau một đợt tăng mạnh, thì đợt điều chỉnh sau đó thường cũng sẽ diễn biến thái quá, nhưng các dấu hiệu cho thấy giá thép và quặng sắt có thể không giảm quá sâu nữa trước khi trở về mức phù hợp hơn với các yếu tố cơ bản.


Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng 60%

Xuất khẩu dầu thô tháng 5/2016 của Iran tăng 60% so với cùng kỳ khi xuất khẩu sang châu Âu bằng 1/2 mức trước khi lệnh trừng phạt được áp đặt.

Điều này cho thấy Tehran đang giành lại thị phần với tốc độ nhanh hơn dự đoán của giới phân tích khi nước này phải cạnh tranh với Arab Saudi bằng cách hạ giá bán. Xuất khẩu dầu thô tháng 4 của Iran đạt 2,3 triệu thùng/ngày, cao hơn 15% so với ước tính hồi đầu tháng của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA).

Xuất khẩu dầu thô tháng 5 của Iran tăng lên 2,1 triệu thùng/ngày so với 1,3 triệu thùng/ngày trong tháng 5/2015 khi Iran vẫn phải chịu các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến chương trình hạt nhân.

Xuất khẩu dầu thô của Iran sang Trung Quốc - khách hàng lớn nhất của nước này - trong tháng 4/2016 đạt gần 840.000 thùng/ngày và ước đạt hơn 620.000 thùng/ngày trong tháng 5.

Xuất khẩu dầu của Iran sang châu Âu, kể cả Thổ Nhĩ Kỳ, cũng tăng nhanh. Tháng 4, xuất khẩu dầu thô sang thị trường này đạt 487.000 thùng/ngày và dự đoán đạt 400.000 thùng/ngày trong tháng 5. Trước năm 2012, châu Âu nhập khẩu 800.000 thùng/ngày từ Iran.

Arab Saudi sẽ cảm nhận được áp lực từ xuất khẩu dầu thô của Iran khi thị trường dầu thô trở thành trận chiến chủ chốt.

Arab Saudi đang lên kế hoạch tăng sản lượng trong những tháng tới, có thể tăng thêm 1 triệu thùng/ngày, để tạo áp lực lên Iran, Ian Bremmer, chủ tịch hãng tư vấn Eurasia Group, nhận định.


Mỹ tăng thuế thép Trung Quốc gấp hơn 5 lần

Mỹ đã tăng thuế nhập khẩu thép Trung Quốc gấp hơn 5 lần sau khi cáo buộc các nhà sản xuất thép Trung Quốc bán sản phẩm dưới giá thị trường.

Theo hãng tin BBC, cụ thể, mức thuế mới sẽ áp dụng đối với thép cuộn nguội (cold-rolled flat steel) do Trung Quốc sản xuất. Đây là loại thép được sử dụng trong sản xuất ôtô, container vận tải, và xây dựng.

Phán quyết của Bộ Thương mại Mỹ được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng giữa Washington và Bắc Kinh liên quan đến nhiều mặt hàng bao gồm thịt gà. 

Thép được xem là một vấn đề đặc biệt nhạy cảm trong quan hệ thương mại song phương giữa Trung Quốc và Mỹ cũng như giữa Trung Quốc và châu Âu.

Các nhà sản xuất thép Mỹ và châu Âu cáo buộc Trung Quốc bóp méo thị trường thép toàn cầu và gây thiệt hại cho họ bằng cách bán phá giá lượng thép dư thừa ra thị trường nước ngoài.

Các nhà sản xuất thép lớn của Mỹ đã gửi thư lên Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (ITC) đề nghị cấm hoàn toàn nhập khẩu thép Trung Quốc.

Ngành thép Mỹ nói rằng khoảng 12.000 công nhân của ngành này đã mất việc làm trong vòng 1 năm qua do sự cạnh tranh không bình đẳng của thép Trung Quốc.

Phía Trung Quốc cho rằng sự giảm tốc tăng trưởng kinh tế là nguyên nhân khiến ngành thép nước này gặp khó và nói đã có các biện pháp nhằm giảm sản lượng thép.

Năm 2015, giá trị xuất khẩu các sản phẩm thép cuộn nguội của Trung Quốc sang Mỹ đạt khoảng hơn 272 triệu USD.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục