Sau khi giảm nhẹ trong phiên hôm qua, giá dầu thế giới quay đầu tăng trở lại trong sáng nay (8/6/2016 - giờ Việt Nam). Hiện giá dầu WTI kỳ hạn tháng 7 đã tăng lên 50,46 USD/bbl; dầu Brent giao tháng 8 cũng tăng lên 51,48 USD/bbl...
Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 15-06-2016
- Cập nhật : 15/06/2016
Giá dầu Mỹ bắt đáy 3 tuần do USD mạnh lên, lo ngại Brexit
Giá dầu Mỹ phiên 14/6 xuống thấp nhất 3 tuần khi USD mạnh lên và lo ngại về nguồn cung toàn cầu tiếp tục tăng.
Giá dầu Mỹ phiên 14/6 xuống thấp nhất 3 tuần khi USD mạnh lên và lo ngại về nguồn cung toàn cầu tiếp tục tăng.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 7/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 39 cent, tương đương 0,8%, xuống 48,49 USD/thùng, thấp nhất kể từ 23/5.
Giá dầu Brent giao tháng 8/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 52 cent, tương ứng 1%, xuống 49,83 USD/thùng, thấp nhất kể từ 3/6.
Giá dầu đã tăng mạnh trong những tuần gần đây do thiên tai và bạo lực khiến nguồn cung tại một số khu vực bị gián đoạn và sản lượng dầu thô của Mỹ giảm.
Khả năng Anh rời khỏi EU (Brexit) đã khiến thị trường toàn cầu tuần này biến động mạnh, gây áp lực lên tài sản rủi ro hơn như hàng hóa và đẩy tăng đầu tư vào tài sản trú ẩn an toàn như USD. Chỉ số Đôla Wall Street Journal, theo dõi USD với 16 đồng tiền trong giỏ tiền tệ, tăng 0,5%, khiến dầu thô, giao dịch bằng đồng bạc xanh, trở nên đắt đỏ hơn so với người mua sử dụng ngoại tệ.
Giới đầu tư cũng lo ngại tình trạng thừa cung toàn cầu chưa giảm nhiều như dự đoán bất chấp những gián đoạn nguồn cung bất ngờ tại một số khu vực.
Tại Mỹ đà tăng của giá dầu từ dưới 30 USD/thùng hồi tháng 2 lên trên 50 USD/thùng trong tuần trước có thể khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào hoạt động khoan giếng dầu mới. Số giàn khoan của Mỹ đã tăng tuần thứ 2 liên tiếp, theo số liệu của Baker Hughes.
Các nhà phân tích trong khảo sát Wall Street Journal dự đoán lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần qua giảm 2,1 triệu thùng, nguồn cung xăng giảm 200.000 thùng.
Viện Dầu mỏ Mỹ (API) chiều muộn hôm thứ Ba 14/6 cho biết, theo số liệu của Viện, lượng dầu lưu kho của Mỹ trong tuần kết thúc vào 10/3 tăng 1,2 triệu thùng, nguồn cung xăng tăng 2,3 triệu thùng và dự trữ sản phẩm chưng cất tăng 3,7 triệu thùng.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) hôm thứ Ba 14/6 cho biết, cung-cầu dầu thô trên thị trường toàn cầu có thể cân bằng hơn trong nửa cuối năm nay. Trong khi đó, hôm thứ Hai 13/6, OPEC vẫn giữ nguyên dự báo về cung-cầu dầu thô toàn cầu.(NCĐT)
Giá vàng lên cao nhất gần 6 tuần chờ tuyên bố phiên họp Fed
Giá vàng phiên 14/6 lên cao nhất gần 6 tuần do lo ngại khả năng Brexit và đồn đoán Fed sẽ không nâng lãi suất trong phiên họp tháng 6.
Giá vàng phiên 14/6 lên cao nhất gần 6 tuần do lo ngại khả năng Brexit và đồn đoán Fed sẽ không nâng lãi suất trong phiên họp tháng 6.
Lúc 14h51 giờ New York (1h51 sáng ngày 15/6 giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay tăng 0,1% lên 1.285 USD/ounce. Đầu phiên giá chạm 1.289,8 USD/ounce.
Giá vàng giao tháng 8/2016 trên sàn Comex tăng 0,1% lên 1.288,1 USD/ounce, ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp.
Giá vàng tính theo bảng Anh lên cao nhất 3 năm ở 913,09 bảng/ounce khi đồng nội tệ của Anh giảm xuống thấp nhất 8 tuần qua.
Giới phân tích cho rằng, giá vàng có thể sẽ tiếp tục tăng mạnh hơn nữa nếu người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ việc ra khỏi EU (Brexit), đẩy châu Âu rơi vào khủng hoảng.
Vàng, thường được coi là tài sản trú ẩn an toàn vào những thời điểm bất ổn kinh tế và tài chính, đang được các nhà đầu tư né tránh rủi ro ồ ạt mua vào trước phiên họp của các ngân hàng trung ương trong tuần này.
Fed được dự đoán sẽ tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong ít nhất một tháng nữa trong phiên họp 2 ngày bắt đầu vào thứ Ba 14/6.
Ngân hàng trung ương Anh, Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) cũng nhóm họp trong tuần này và đều được dự đoán sẽ giữ nguyên chính sách tiền tệ do lo ngại về viễn cảnh kinh tế toàn cầu.
Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giứoi SPDR hôm thứ Hai 13/6 lên cao nhất kể từ tháng 10/2013.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay giảm 0,2% xuống 17,39 USD/ounce, giá bạch kim giảm 1,4% xuống 971,06 USD/ounce và giá palladium giảm 0,17% xuống 530,89 USD/ounce.(NCĐT)
Giá đồng tăng 2 ngày liên tiếp do đồng đo la yếu
Giá đồng kỳ hạn ba tháng trên Sở giao dịch London tăng 0,1% lên 4.562 USD/tấn, tăng hơn so với phiên trước. Giá đồng trên Sở giao dịch Thượng Hải tăng 0,3% lên 35.370 NDT/tấn.
Tin tức rằng một lượng việc làm được tạo ra ít nhất tại Mỹ trong tháng 5 kể từ tháng 9/2010, dẫn đến thị trường suy đoán FED sẽ không nâng lãi suất trong tuần này và tạo áp lực lên đồng đô la.
Khi đồng đôla Mỹ giảm khiến cho hàng hóa định giá bằng đôla như kim loại đồng rẻ hơn cho các công ty không thuộc Mỹ.
Tăng trưởng trong đầu tư tài sản cố định của Trung Quốc lần đầu tiên giảm xuống dưới 10% kể từ năm 2000 trong năm tháng đầu năm nay, do sự thúc đẩy từ sự tăng trưởng tín dụng kỷ lục giảm dần và làm dấy lên kỳ vọng kích thích kinh tế tiếp tục nhiều hơn nữa.
Sản lượng công nghiệp tăng 6% trong tháng 5 so với năm ngoái, tương tự như trong tháng 4, nhưng đầu tư vào bất động sản lần đầu tiên suy giảm so với năm ngoái kể từ tháng 12.
Chuyên viên phân tích Dane Davis tại Barclays cho biết một dòng chảy của hàng tồn kho kim loại đồng vào kho LME trong tuần trước có thể là một dấu hiệu cảnh báo thặng dư đồng và gây áp lực cho giá.(vinanet)
Thị trường phôi thanh Đông Á trầm lắng khi nghỉ lễ, chào giá tăng
Thị trường Đông Á với mặt hàng phôi thanh Trung Quốc trầm lắng trong bối cảnh nước này nghỉ lễ hội Đua thuyền Rồng vào cuối tuần trước. Người mua trong khu vực tiếp tục né chào giá từ Trung Quốc nhất là sau khi các nhà cung cấp nâng giá trước khi nghỉ lễ.
Hôm 10/6, Platts duy trì định giá phôi thanh nhập 120/130mm khẩu tới Đông Á là 295-305 USD/tấn CFR, mức trung bình 300 USD/tấn CFR.
Nghe nói một nhà cán lại Philippine đã mua được 40.000 tấn phôi thanh Q275 150mm từ Trung Quốc với giá 290 USD/tấn CFR vào đầu tuần trước. Một thương nhân người Thái cho biết một khách hàng nói với ông rằng đã đặt mua phôi thanh Q235/Q275 150mm của Trung Quốc để giao tháng 7 với giá bình quân 285 USD/tấn CFR Ko Sichang. Theo ông có nhiều khả năng đây là bán khống.
Gián đoạn nguồn cung có khả năng xảy ra do phải tạm ngưng hoạt động trong thời gian diễn ra hội nghị giữa các nhà lãnh đạo khu vực CEEC-Trung Quốc và Triển lãm Thương mại Kinh tế quốc tế Trung Quốc từ ngày 14-21/6, đã đẩy chào giá lên cao hơn vào ngày thứ Tư, trước khi nghỉ lễ.
Các thương nhân cho biết nhà máy Trung Quốc đã nâng chào giá cho phôi Q235 150mm thêm 10 USD/tấn lên 290-295 USD/tấn FOB. “Giá đã tăng lên 305-310 CFR Đông Á”, một thương nhân người Hàn Quốc cho biết. “Tất nhiên, không có giao dịch nào”. Khách hàng đang tìm cách đặt mua với giá dưới 290 USD/tấn CFR giao tháng 8.
Tại Manila, một nhà cung cấp đáng tin cậy đang chào bán phôi Q275 120mm của Trung Quốc để giao tháng 7 và 8 với giá 310 USD/tấn CFR. “Mọi người muốn đợi”, một thương nhân ở Manila cho biết. Nhưng đối với những người mà cần nguyên liệu thì 310 USD/tấn CFR là hợp lý”.
Một người khác cho biết chào giá cho phôi Q275 120/130mm là 305-310 USD/tấn CFR Manila hôm thứ Tư. Nhưng ông tin là rất có khả năng không có giao dịch nào sẽ diễn ra ở mức giá cao như vậy. Giá đã được nâng lên trước khi việc cắt giảm sản lượng được thông báo, nhưng chúng không bao giờ kéo dài. Ông cho biết có người đặt hàng với giá 295 310 USD/tấn CFR Manila vào tuần trước đó.
Một thương nhân trong khu vực cho biết giá sẽ suy yếu sau cuộc họp ở Trung Quốc. “Người mua tin rằng họ có thể đợi. Ngoài ra, mùa mưa đang diễn ra gây ảnh hưởng tới khu vực này sẽ làm tiêu thụ thép ít hơn”.(ST)
Giá xuất khẩu HRC Biển Đen mất 100 USD so với mức đỉnh điểm
Sự gia tăng trong giá xuất khẩu Trung Quốc tuần trước đã không thể xâm nhập vào thị trường HRC Biển Đen, với giá ở khu vực CIS giảm trong tuần thứ 5.
Sau khi giảm lần cuối 5 USD/tấn, Platts định giá HRC chốt tại 395 USD/tấn FOB Biển Đen hôm thứ Sáu, thấp hơn 100 USD/tấn so với mức đỉnh đã từng chạm đến vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5. CRC cũng giảm 5 USD/tấn xuống 450 USD/tấn FOB.
Các báo giá cho HRC xuất xứ Nga, sản xuất tháng 7, đã dần đi xuống từ hơn 400 USD/tấn FOB Novorossiysk còn 385 USD/tấn vào giữa tuần trước, cho những thị trường ngoài Châu Âu. Một thương nhân ở khu vực Trung Đông-Bắc Phi ước tính mức giá 370-375 USD/tấn FOB có thể khả thi nhưng người mua tỏ ra ít quan tâm, và đợi để xem liệu sự ổn định giá của Trung Quốc có bền vững hay không. Một thương nhân ở Dubai lưu ý là việc nhập khẩu HRC gần đây với giá 365 USD/tấn CFR Gulf cho thép của Trung Quốc vẫn còn thấp hơn đáng kể so với CIS.
Tại Thổ Nhĩ Kỳ, một thương nhân cho rằng 385 USD/tấn FOB, tức 400 USD/tấn CFR Thổ Nhĩ Kỳ cho thép của Nga sẽ có thể được chấp nhận. Báo giá của Nga cho HRC tới thị trường EU là 390-395 EUR/tấn (441-446 USD/tấn) FOB Novorossiysk.
Đồng thời, HRC Ukraina có thể có mức giá 390-400 USD/tấn FOB Biển Azov, cho tới các nước EU. Một nhà máy cho biết họ đang chào bán HRC với giá 405 EUR/tấn CIF Italy/Tây Ban Nha và 415 EUR/tấn DAF Ba Lan. Đối với Thổ Nhĩ Kỳ, nhà máy này báo giá 425 EUR/tấn CFR, tương đương 405-410 USD/tấn FOB Mariupol. Mức giá này cao hơn đáng kể so với giá chào của Nga và đó là lý do vì sao không thể chấp nhận.(ST)
Dự báo nhu cầu thép xây dựng của Nhật sẽ giảm trong tháng 7
Theo một dự báo của Bộ Dất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải (MLIT), nhu cầu thép xây dựng ở Nhật sẽ giảm gần 4% so với năm ngoái xuống 1,65 triệu tấn trong tháng 7.
Trong đó, nhu cầu cho thép hình sẽ giảm 5,9% so với 2015 và 7,5% so với tháng 6 xuống 370.000 tấn. Thật may là các nhà máy mini trong nước với thép thanh nhỏ sẽ gần như không đổi so với năm trước đạt 690.000 tấn mặc dù giảm 1,4% so với tháng 6.
Đại diện MLIT không bình luận gì nhưng một nhà phân phối ở thủ đô cho biết sự sụt giảm của nhu cầu thép thanh nhỏ sẽ không có gì gây ngạc nhiên. Sức ép từ các nhà sản xuất thép cây đang cố gắng nâng giá đã dẫn đến một số khách hàng trong những tháng trước nhanh tay đặt mua. “Nhưng giá phế đã giảm và việc kinh doanh thép cây trở nên chậm hơn vì vậy việc đặt mua thực tế trong tháng 7 có lẽ là ít hơn”.
Một nhà phân phối khác ở Tokyo cho biết nhu cầu xây dựng trong quý 2 thường thấp và hầu hết các chuyên gia trong ngành đã dự báo quý này sẽ là đáy của chu kỳ. “Nhưng dự báo của chính phủ cho tháng 7 thấp hơn so với năm ngoái và cả tháng 6 vì vậy bây giờ chúng tôi đang tự hỏi khi nào thì nhu cầu thép xây dựng trong nước sẽ thực sự chạm đáy”.
Ông lưu ý rằng các dự án liên quan đến Thế Vận hội Tokyo 2020 phải bắt đầu chậm chất từ mùa thu năm nay vì vậy nhu cầu thép xây dựng sẽ sớm xuất hiện. Nhưng ông thừa nhận ông không nhìn thấy dấu hiệu của việc đầu tư tư nhân đang gia tăng.
“Các nhà sản xuất đã nâng giá trong những tháng trước nhưng điều kiện thị trường không cải thiện nhiều để hấp thụ mức giá cao hơn. Trước khi ép giá tăng hơn nữa các nhà sản xuất sẽphải đợi cho nhu cầu thực tế cải thiện”.
Tokyo Steel Manufacturing, đã công bố tăng 3.000 Yên/tấn (28 USD/tấn) cho giá niêm yết thép cây cho tháng 6 sau khi thêm 5.000 Yên/tấn cho thép hình và 7.000 Yên/tấn cho thép cây trong tháng 5.