Giá ca cao thế giới hàng ngày
Giá cả thị trường hàng hóa thế giới 14-06-2016
- Cập nhật : 14/06/2016
Giá dầu xuống thấp nhất 1 tuần do lo ngại về nhu cầu, sản lượng
Giá dầu phiên 13/6 giảm xuống thấp nhất 1 tuần trước những dấu hiệu cho thấy nguồn cung dầu của Mỹ tăng lên.
Số giàn khoan dầu của Mỹ ghi nhận tuần tăng thứ 2 liên tiếp và lượng dầu lưu kho tại Cushing cũng tăng.
Giá dầu phiên 13/6 giảm xuống thấp nhất 1 tuần trước những dấu hiệu cho thấy nguồn cung dầu của Mỹ tăng lên.
Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu WTI ngọt nhẹ của Mỹ giao tháng 7/2015 trên sàn New York Mercantile Exchange giảm 19 cent, tương đương 0,4%, xuống 48,88 USD/thùng, thấp nhất kể từ 3/6.
Giá dầu Brent giao tháng 8/2016 trên sàn ICE Futures Europe giảm 19 cent, tương ứng 0,4%, xuống 50,35 USD/thùng. Trước đó, trong phiên có lúc giá dầu Brent xuống dưới 50 USD/thùng, lần đầu tiên trong một tuần qua.
Giá dầu Mỹ đã mất 4,6% kể từ hôm thứ Tư 8/6, trong khi giá dầu Brent giảm xuống dưới mốc 50 USD/thùng lần đầu tiên trong một tuần qua.
Giá dầu đã giảm mạnh trong phiên cuối tuần trước 10/6 khi Baker Hughes cho biết, số giàn khoan dầu của Mỹ trong tuần kết thúc vào 10/6 tăng 3 giàn, đánh dấu tuần tăng thứ 2 liên tiếp. Hôm thứ Hai 13/6, số liệu của hãng tư vấn Genscape cho thấy lượng dầu lưu kho tại Cushing, Oklahoma từ 3-10/6 tăng thêm 525.000 thùng.
Số liệu này củng cố quan điểm cho rằng đà tăng của giá dầu đang khuyến khích các nhà sản xuất tăng cường hoạt động thăm dò và khoan. Tình trạng thừa cung có thể trở lại vào tháng 7 và gây áp lực lên giá dầu trong nửa cuối năm nay, Morgan Stanley cho biết hôm Chủ nhật 12/6.
Giá dầu đã tăng hơn 80% kể từ mức đáy 13 năm qua ghi nhận hồi đầu năm nay, chủ yếu nhờ sự gián đoạn nguồn cung bất ngờ từ Nigeria đến Canada và sản lượng dầu thô của Mỹ giảm. Nhưng đà tăng của giá dầu cũng khuyến khích các nhà sản xuất tăng sản lượng, đẩy thị trường lại rơi vào tình trạng thừa cung.
Số giàn khoan đang hoạt động của Mỹ hiện vẫn thấp hơn 48% so với hồi đầu năm nay bất chấp đà tăng gần đây. Tuy nhiên, sản lượng dầu thô của Mỹ cùng kỳ chỉ giảm 9%.
Một số nhà phân tích cho rằng sau đợt tăng vừa qua, giá dầu có thể đối mặt với những yếu tố bất lợi trong nửa cuối năm nay khi nhu cầu giảm.
Theo các nhà phân tích tại Barclays, đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy đà suy giảm tại Ấn Độ, nhất là về doanh số bán ôtô trong khi tác động của gói kích thích tại Trung Quốc - nước tiêu thụ dầu thô lớn thứ 2 thế giới - cũng đang suy giảm.
Tuần này, giới đầu tư sẽ theo dõi sát sao phiên họp chính sách Fed vào thứ Ba và thứ Tư (14-15/6) để tìm thêm manh mối về diễn biến của lãi suất. Những thay đổi về lãi suất sẽ tác động đến USD và hàng hóa giao dịch bằng đồng bạc xanh như dầu thô(NCĐT)
Giá vàng lập đỉnh 4 tuần do lo ngại Brexit
Giá vàng phiên 14/6 lập đỉnh 4 tuần do lo ngại về cuộc bỏ phiếu của người Anh về việc đi hay ở lại EU (Brexit) vào tuần tới.
Giá vàng phiên 14/6 lập đỉnh 4 tuần do lo ngại về cuộc bỏ phiếu của người Anh về việc đi hay ở lại EU (Brexit) vào tuần tới.
Bên cạnh đó, USD cũng suy yếu và chứng khoán bị ảnh hưởng bởi tâm lý né tránh rủi ro trước phiên thềm phiên họp chính sách của Fed trong tuần này và cuộc bỏ phiếu của người Anh về Brexit vào ngày 23/6 tới đây.
Bảng Anh xuống thấp nhất 2 tháng so với USD, đẩy giá vàng bằng đồng tiền này lên cao nhất trong gần 3 năm qua ở 909,83 bảng/ounce, tăng 1,9%.
Lúc 11h45 giờ GMT, giá vàng giao ngay tăng 0,9% lên 1.284,76 USD/ounce, rơi khỏi đỉnh đạt được trong đầu phiên ở 1.286,3 USD/ounce.
Giá vàng giao tháng 8/2016 trên sàn Comex tăng 11 USD, tương ứng 0,9%, lên 1.286,9 USD/ounce, cao nhất kể từ 6/5.
Đồn đoán Fed sẽ sớm nâng lãi suất giảm xuống đã giúp giá vàng tăng mạnh tính từ đầu tháng 6 đến nay. Giá vàng đã tăng 6% kể từ thời điểm công bố số liệu việc làm tháng 5 đáng thất vọng hôm 3/6, kéo giảm đồn đoán Fed sẽ nâng lãi suất vào mùa hè này.
Lo ngại người dân Anh sẽ bỏ phiếu ủng hộ việc ra khỏi EU (Brexit) vào tuần tới đã lan rộng khắp thị trường tài chính trong phiên 13/6, đẩy giá cổ phiếu châu Á và châu Âu giảm mạnh. Đồng bạc xanh cũng giảm 0,2% so với euro.
Fed, Ngân hàng trung ương Anh, Ngân hàng trung ương Thụy Sỹ và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đều họp chính sách trong tuần này và được dự đoán sẽ giữ ổn định chính sách tiền tệ và giữ thái độ cẩn trọng về viễn cảnh kinh tế toàn cầu cũng như tác động của Brexit.
Lượng vàng nắm giữ của Quỹ tín thác lớn nhất thế giới SPDR hôm thứ Sáu 10/6 tăng 0,74% lên 893,92 tấn, cao nhất kể từ tháng 10/2013.
Trong số các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,3% lên 17,37 USD/ounce, giá bạch kim tăng 0,6% lên 996,23 USD/ounce và giá palladium tăng 1,1% lên 548,25 USD/ounce.
Thị trường phế Thổ Nhĩ Kỳ thức giấc sau một khoảng thời gian im ắng
Sự im lặng bao phủ thị trường nhập khẩu phế Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn một tháng cuối cùng cũng đã bùng phát trở lại vào hôm thứ Năm.
Bốn giao dịch nghe nói đã được thực hiện giữa trưa - hai đơn hàng nguồn gốc từ Anh ở mức 222usd/tấn CFR và 224usd/tấn CFR cho HMS 1&2 (80:20), một đơn hàng từ Mỹ ở mức 235usd/tấn CFR và một lô hàng Baltic ở mức 240usd/tấn CFR cho 80:20.
Một nhà máy EAF ở Marmara đã mua hai lô hàng, mặc dù các nguồn nghi ngờ về khả năng lặp lại của những giao dịch có giá thấp hơn. Lô hàng ở Mỹ là hàng giao ngay, và người bán cần vận chuyển đi nhanh, nguồn tin cho biết.
Trước khi biến động mạnh hôm thứ Năm, giao dịch nhập khẩu cuối cùng của Thổ Nhĩ Kỳ được thực hiệnngày 04/05 ở mức 330usd/tấn CFR, cao hơn hẳn so với mức giá hiện nay. Nhà máy này đã mua hai lô hàng cũng ở giao dịch là 330usd/tấn, với cùng một nhà cung cấp.
Thị trường sau đó đã chựng lại ở Thổ Nhĩ Kỳ do cả hai nhu cầu trong nước và xuất khẩu giảm sút, và biến động trong giá thép nội địa Trung Quốc đã khiến nhà sản xuất hoảng sợ.
Nhiều giao dịch hơn dự kiến sẽ được chốt, với nhu cầu trong tuần này ước tính khoảng 10-15 lô hàng của một nhà sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Sự gia tăng đột ngột trong hoạt động cũng đã len lỏi vào thị trường phôi thanh, với một thương nhân nói rằng đã nhận được giá thầu mua không mong đợi cho 120.000 tấn phôi thanh Trung Quốc từ Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ.(ST)